Rối loạn tiền đình tuy không phải nguyên nhân trực tiếp gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng các triệu chứng của nó khiến người bệnh khó chịu, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống, chất lượng công việc. Nếu không có biện pháp điều trị đúng cách bệnh rất dễ tái phát, chủ động phòng tránh bệnh lý rối loạn tiền đình là việc làm rất cần thiết bạn nên thực hiện.
Bạn đang đọc: Chủ động phòng tránh bệnh lý rối loạn tiền đình tái phát
1. Bệnh lý rối loạn tiền đình gây triệu chứng gì?
Rối loạn tiền đình xảy ra khi hệ thống tiền đình trung ương hoặc ngoại biên bị tổn thương, làm rối loạn đường truyền tín hiệu gây mất kiểm soát chức năng giữ thăng bằng (vai trò chính của hệ thống tiền đình).
Biểu hiện là hiện tượng chóng mặt, hoa mắt, ù tai, buồn nôn, mất thăng bằng khi đứng hoặc đi lại, rung giật nhãn cầu,…
Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây rối loạn tiền đình, trong đó có một số nguyên nhân đến từ sự tổn thương hệ thần kinh trung ương, cần được điều trị và theo dõi sát sao tại cơ sở y tế. Phần lớn rối loạn tiền đình thuộc rối loạn tiền đình ngoại biên và hoàn toàn có thể điều trị khỏi. Để làm được điều này, người bệnh cần được xác định chính xác tình trạng, mức độ tiền đình và có phương pháp điều trị hiệu quả, nếu không bệnh sẽ rất dễ tái phát.
Bệnh có thể nhẹ hoặc cũng có thể diễn biến khá nặng và nghiêm trọng, tùy từng bệnh nhân.
Rối loạn chức năng tiền đình ngoại biên tuy không trực tiếp gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng gây ra rất nhiều phiền toái cho người bệnh, làm ảnh hưởng tới công việc, cuộc sống, khiến người bệnh bị té ngã dẫn đến chấn thương. Rối loạn tiền đình trung ương, cần được theo dõi và điều trị sát sao tại các cơ sở y tế.
2. Một số nguyên nhân và yếu tố gây rối loạn tiền đình
2.1 Nguyên nhân gây bệnh lý rối loạn tiền đình
Tùy thuộc vào loại rối loạn tiền đình là rối loạn tiền đình trung ương hay rối loạn tiền đình ngoại biên mà nguyên nhân cũng khác nhau. Tuy nhiên, một số nguyên nhân thường gặp là: virus gây viêm dây thần kinh sọ não số 8, thoái hóa các cơ quan hệ thống tiền đình, chấn thương mê lộ, viêm tai giữa, tắc nghẽn động mạch tiền đình, co thắt động mạch cột sống,…
2.2 Yếu tố nguy cơ gây bệnh lý rối loạn tiền đình
– Sống trong môi trường ồn ào
– Thời tiết khó chịu khi chuyển mùa
– Ăn phải thức ăn bị nhiễm độc
– Dân văn phòng
– Phụ nữ tiền mãn kinh
– Tuổi tác
– Người hay phải chịu áp lực, căng thẳng, stress kéo dài,…
3. Phòng tránh rối loạn tiền đình tái phát
Người bị rối loạn tiền đình cần đi thăm khám với bác sĩ chuyên khoa nội thần kinh, để bác sĩ kiểm tra, chẩn đoán đúng và có phác đồ điều trị hiệu quả. Bên cạnh việc điều trị rối loạn tiền đình bằng phương pháp nội khoa (sử dụng thuốc) thì việc chủ động phòng tránh rối loạn tiền đình bằng chế độ ăn uông khoa học, hợp lý với lối sống lành mạnh, tập thể dục là một trong những biện pháp hiệu quả giúp làm giảm các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, ù tai, buồn nôn, mất thăng bằng,.. do rối loạn tiền đình gây ra.
3.1 Sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ
Thuốc điều trị phụ thuộc vào tình trạng của mỗi bệnh nhân, đang ở giai đoạn cấp tính hay mạn tính. Nếu đang ở giai đoạn cấp tính, ưu tiên sử dụng các loại thuốc làm giảm triệu chứng chóng mặt, buồn nôn.
Ở giai đoạn mạn tính, các liệu pháp phục hồi tiền đình được ưu tiên sử dụng hơn dùng thuốc.
Một số loại thuốc điều trị triệu chứng tiền đình bao gồm: thuốc điều trị triệu chứng (thuốc ức chế tiền đình, thuốc chống nôn,..) và thuốc điều trị theo nguyên nhân (thuốc trị viêm dây thần kinh tiền đình, thuốc trị migraine tiền đình, thuốc điều trị bệnh Meniere,…)
Điều trị rối loạn tiền đình phải được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và có phác đồ điều trị cụ thể, người bệnh tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc khi chưa thăm khám và được bác sĩ kê đơn.
Tìm hiểu thêm: Những điều bạn cần phải biết về mất ngủ
3.2 Một số bài tập phục hồi chức năng tiền đình
Hoạt động thể chất sẽ góp phần giúp hệ thống tiền đình phục hồi. Bạn nên tăng cường các bài tập thể dục vừa sức, tốt cho hệ thống tiền đình như: tập yoga, thái cực quyền, khiêu vũ, đi bộ, chạy bộ, thiền,… Cần lưu ý tập vừa sức, tránh hoạt động căng thẳng, quá sức.
Bên cạnh đó bạn có áp dụng một số bài tập hỗ trợ cho từng bộ phận như: bài tập mắt, bài tập lắc lư trước sau, bài tập lắc lư hai bên, bài tập dậm chân tại chỗ, bài tập nằm nghiêng 45 độ,…
>>>>>Xem thêm: Bệnh đau nửa đầu điều trị không dùng thuốc như thế nào?
3.3 Dinh dưỡng phù hợp
Bên cạnh việc sử dụng thuốc, tập luyện thì dinh dưỡng là một yếu tố rất quan trọng. Bạn nên:
– Uống đủ nước, ăn nhiều rau và hoa quả, tránh các thực phẩm và đồ uống có chứa hàm lượng muối hoặc đường cao như socola, kẹo, đồ ăn chế biến sẵn. Bạn nhớ bổ sung thêm các loại vitamin có thể sử dụng qua chế độ ăn uống hoặc dùng thực phẩm chức năng theo tư vấn của bác sĩ.
– Không hút thuốc lá, hạn chế tối đa bia, rượu, caffein.
– Tránh căng thẳng, stress kéo dài.
– Hãy đi khám sức khỏe định kỳ thường xuyên.