Chữa bệnh đau dạ dày đúng căn nguyên ngăn ngừa bệnh tái phát

Đau dạ dày là tình trạng bệnh lý cực kỳ phổ biến, có thể gặp phải ở mọi đối tượng. Điều đáng nói là việc chữa bệnh đau dạ dày không hề đơn giản vì bệnh rất dễ tái đi tái lại, trở thành nỗi ám ảnh của nhiều người.

Bạn đang đọc: Chữa bệnh đau dạ dày đúng căn nguyên ngăn ngừa bệnh tái phát

1. Đau dạ dày đau ở đâu?

Cơn đau dạ dày xuất hiện thường bắt đầu từ vùng thượng vị ở chính giữa bụng, cũng có thể lệch sang trái hoặc bên phải, cơn đau sau đó có thể lan ra sau lưng. Người bệnh thường đau khi đói hoặc về ban đêm lúc đang ngủ, cũng có thể đau sau ăn no làm người bệnh cảm giác bị tức nặng, ấm ách trong bụng nên không ăn được nhiều.

Cơn đau dạ dày có tính chất đau âm ỉ, gây nóng rát hoặc tức tại vùng bụng thượng vị. Cảm giác khó chịu này nếu ở mức độ nhẹ thường chỉ tồn tại trong thời gian ngắn. Nhưng nếu đau kèm theo các triệu chứng như ợ chua, ợ hơi, đầy bụng, trào ngược, hơi thở có mùi, buồn nôn, nôn,… thì người bệnh không thể chủ quan coi nhẹ.

Chữa bệnh đau dạ dày đúng căn nguyên ngăn ngừa bệnh tái phát

Cơn đau dạ dày bắt đầu từ vùng bụng thượng vị.

2. Vì sao đau dạ dày dễ tái phát?

Đau dạ dày tưởng chừng là bệnh lý thường gặp, điều trị đơn giản nhưng thực tế hoàn toàn trái ngược. Tỷ lệ người bệnh tái lại đau dạ dày rất cao, khoảng 70-80%. Vậy vì sao bệnh lại khó điều trị dứt điểm như vậy?

Một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến bạn bị đau dạ dày tái đi tái lại là chưa thực hiện điều trị đúng căn nguyên bệnh. Trên thực tế, đau dạ dày có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau và ở mỗi nguyên nhân sẽ có phác đồ điều trị tương thích cụ thể. Theo đó, một chẩn đoán đúng là cực kỳ quan trọng, nó sẽ quyết định đến kết quả điều trị có thành công hay không.

Ngoài ra, đau dạ dày tái phát còn đến từ việc người bệnh không tuân thủ đúng phác đồ điều trị, điều trị chưa tới đích đã tự ý dừng lại. Người bệnh coi nhẹ việc phòng bệnh, ăn uống thiếu khoa học thì bệnh vẫn có thể tái lại dễ dàng dù đã được điều trị khỏi trước đó.

Tìm hiểu thêm: Trào ngược thực quản dạ dày khi nào cần thăm khám?

Chữa bệnh đau dạ dày đúng căn nguyên ngăn ngừa bệnh tái phát

Đau dạ dày có tỷ lệ tái phát cao gây ra nhiều khó chịu cho người bệnh.

3. Chữa bệnh đau dạ dày: Tìm đúng căn nguyên – Điều trị trúng đích

3.1. Chữa bệnh đau dạ dày do chế độ ăn và lối sống thiếu khoa học

Đây có lẽ là nguyên nhân gây đau dạ dày phổ biến hơn cả. Chúng ta ăn nhiều đồ ăn chiên rán, đồ ăn nhanh, đồ ăn chế biến sẵn nhiều chất bảo quản,… hay thói quen ăn uống không khoa học như ăn uống thất thường, ăn không nhai kỹ, nhịn ăn, ăn quá no, ăn khuya,… sẽ làm gián đoạn hoạt động ở dạ dày, làm tăng gánh nặng lên dạ dày từ đó dẫn tới những cơn đau dạ dày.

Giải pháp điều trị tương ứng: Bạn cần thực hiện ăn uống khoa học hơn, ăn nhiều chất xơ và lựa chọn đồ ăn dễ tiêu hóa. Đồng thời, điều chỉnh lại thói quen ăn uống đúng, ăn chậm nhai kỹ, nên chia nhỏ khẩu phần ăn trong một ngày,… Hãy thực hiện nghiêm chỉnh chế độ ăn khoa học và theo dõi sát sao mức độ cải thiện đau dạ dày của bạn để có phương án đối phó phù hợp.

3.2. Chữa đau dạ dày do có HP dương tính

Vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori) là nguyên nhân chính gây ra những vấn đề tiêu hóa ở dạ dày trong đó có đau dạ dày. Vi khuẩn HP có tỷ lệ tái nhiễm cao, điều này cũng lý giải vì sao bạn bị đau dạ dày tái đi tái lại mãi không khỏi.

Giải pháp điều trị tương ứng: Đau dạ dày được xác định do nhiễm khuẩn HP sẽ cần ưu tiên điều trị tiêu diệt HP trước sau đó kết hợp điều trị duy trì làm lành ổ viêm loét, tổn thương nếu có. Về điều trị HP sẽ thực hiện bằng thuốc kháng sinh. Đáng chú ý, người bệnh phải thực hiện đúng phác đồ diệt HP tương thích được bác sĩ chuyên khoa chỉ định để mang lại hiệu quả điều trị tốt, nhanh chóng, tránh tình trạng kháng thuốc, nhờn thuốc.

Chữa bệnh đau dạ dày đúng căn nguyên ngăn ngừa bệnh tái phát

>>>>>Xem thêm: Nguyên nhân và cách phòng ngừa đau dạ dày xót ruột

Vi khuẩn HP là nguyên nhân chính gây đau dạ dày và các vấn đề gặp phải ở dạ dày.

3.3. Đau dạ dày do lạm dụng thuốc

Một số loại thuốc khi dùng quá nhiều có thể gây ra những tác dụng phụ ở đường tiêu hóa bao gồm thuốc giảm đau không kê đơn, thuốc kháng viêm không chứa steroid (NSAID), thuốc kháng sinh, thuốc cholesterol, thuốc điều trị bệnh, một số thực phẩm chức năng,…  Bên cạnh đau dạ dày, việc lạm dụng những nhóm thuốc kể trên có thể gây ra những vấn đề tiêu hóa như buồn nôn, co thắt bụng, đầy hơi, khó tiêu, táo bón, tiêu chảy,….

Giải pháp điều trị tương ứng: Bạn cần dừng uống ngay các loại thuốc này nếu tình trạng đau dạ dày ngày một nghiêm trọng. Các trường hợp bắt buộc phải uống thuốc, bác sĩ sẽ gợi ý loại thuốc điều trị thay thế với tác dụng tương đương nhưng hạn chế tác dụng phụ ở mức thấp nhất.

3.4. Chữa bệnh đau dạ dày do stress quá độ

Khi tâm lý bị căng thẳng, lo lắng quá độ, các hormone và chất dẫn truyền thần kinh trong cơ thể sẽ được giải phóng ra. Điều này gây ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động nhu động ruột và hoạt động co bóp ở dạ dày. Từ đó dẫn đến tình trạng đau bụng, ợ chua, đầy hơi,… Ngoài ra, stress còn làm mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, cũng là nguyên nhân gây ra đau bao tử.

Giải pháp điều trị tương ứng: Đầu tiên, người bệnh cần hiểu đúng về tình trạng tinh thần bản thân gặp phải ở đâu: Từ áp lực công việc, gia đình, chuyện tình cảm, do mất ngủ hay yếu tố tác động từ bên ngoài,… Từ đó tìm giải pháp khắc phục căng thẳng, giữ tinh thần ổn định, suy nghĩ tích cực và đặc biệt cần đảm bảo chất lượng giấc ngủ tốt, ngủ đủ giấc, tăng cường nghỉ ngơi,… Bên cạnh đó, việc tập thể dục cũng rất hữu ích trong trường hợp này, vận động giúp cơ thể trao đổi chất tốt hơn, tinh thần sảng khoái, tập trung minh mẫn hơn.

3.5. Đau dạ dày nguy hiểm từ nguyên nhân bệnh lý

Rất nhiều những bệnh lý nguy hiểm như viêm dạ dày, loét dạ dày tá tràng, viêm tụy cấp, sỏi túi mật, tắc ruột, ngộ độc thực phẩm,… có chung triệu chứng như đau dạ dày. Cũng vì thế, nhiều người có tâm lý chủ quan coi nhẹ bệnh và bỏ qua bệnh. Bệnh không được phát hiện sẽ phát triển trở nặng kèm theo những nguy cơ biến chứng khôn lường.

Giải pháp điều trị tương ứng: Trước hết, người bệnh cần nhanh chóng tiến hành thăm khám chuyên khoa tiêu hóa, thực hiện các chẩn đoán được chỉ định nhằm xác định rõ bệnh lý gặp phải. Hiện nay, nội soi dạ dày đại tràng là phương pháp cho chẩn đoán chính xác về các bệnh lý đường tiêu hóa. Chỉ khi có kết quả chẩn đoán tốt, việc điều trị mới được thực hiện thành công.

Như vậy, điều quan trọng trong thực hiện chữa bệnh đau dạ dày là cần tìm đúng căn nguyên và giải quyết tận cùng căn nguyên gây bệnh. Khi có dấu hiệu đau dạ dày bất thường, người bệnh nên chủ động thăm khám, thực hiện các chẩn đoán theo chỉ định để tìm đúng nguyên nhân và tiến hành điều trị đúng phác đồ.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *