Rối loạn tiền đình không phải là bệnh chỉ của người già. Hiện nay, rất nhiều người trẻ đặc biệt là dân văn phòng bị rối loạn tiền đình. Nhiều người không biết nên chữa bệnh rối loạn tiền đình ở bệnh viện nào tốt? Bài viết dưới đây sẽ bật mí một địa chỉ uy tín được đông đảo người bệnh tin tưởng và lựa chọn để điều trị rối loạn tiền đình và lý do vì sao bạn nên lựa chọn địa chỉ này.
Bạn đang đọc: Chữa bệnh rối loạn tiền đình ở bệnh viện nào tốt?
1. Tiền đình là gì? Rối loạn tiền đình là như thế nào?
Tiền đình là bộ phận nằm sau hai bên ốc tai, có vai trò điều chỉnh thăng bằng tư thế và phối hợp các cử động mắt, đầu, thân mình.
Hệ thống tiền đình gồm nhân tiền đình và đường dẫn truyền. Rối loạn tiền đình xảy ra khi bộ phận tiền đình bị ảnh hưởng khiến thông tin dẫn truyền bị sai lệch, cơ thể mất thăng bằng, hoa mắt, chóng mặt, ù tai.
Dây thần kinh số 8 là dây thần kinh cảm giác gồm hai phần là thần kinh ốc tai, thần kinh tiền đình. Đảm nhiện chức năng riêng thần kinh ốc tai (chức năng cảm giác thính giác), thần kinh tiền đình (chức năng cảm giác thăng bằng).
Rối loạn tiền đình gồm hai dạng là: rối loạn tiền đình trung ương và rối loạn tiền đình ngoại biên.
2. Rối loạn tiền đình không phải bệnh của người già
Nhiều người nhầm lẫn cho rằng rối loạn tiền đình chỉ gặp ở người lớn tuổi, điều này là sai. Rối loạn tiền đình có thể gặp ở bất cứ đối tượng nào dù là già hay trẻ, nam hay nữ. Hiện nay, ngày càng nhiều người trẻ tuổi bị rối loạn tiền đình tập trung nhiều nhất ở dân văn phòng.
Nguyên nhân là do dân văn phòng phải ngồi nhiều trước máy tính ở một tư thế cố định, ít đi lại vận động, làm việc thường xuyên trong phòng điều hòa điều này gây co thắt động mạch cột sống thân nền, gây chèn ép dòng máu lưu thông lên não dẫn tới thiếu máu não và rối loạn tiền đình.
Ngoài ra những nguyên nhân gây rối loạn tiền đình thường gặp ở nhiều đối tượng là:
– Rối loạn chức năng tiền đình tại nhân tiền đình
– Viêm dây thần kinh sọ não số 8
– Thoái hóa một trong các cơ quan của hệ tiền đình
– Viêm tai giữa
– Chấn thương mê lộ
– Tắc nghẽn động mạch tiền đình
– Co thắt động mạch cột sống nền,…
Các yếu tố nguy cơ như:
– Sống trong môi trường quá ồn ào, ô nhiễm, ăn phải thức ăn nhiễm độc,…
– Dân văn phòng, người lao động trí óc nhiều, người làm các công việc cố định ít vận động như làm may, lái xe,…
– Phụ nữ độ tuổi tiền mãn kinh,…
3. Chữa bệnh rối loạn tiền đình ở bệnh viện nào?
Nhiều người bị rối loạn tiền đình nhưng không biết nên chữa bệnh rối loạn tiền đình ở bệnh viện nào? Đi khám bệnh thì nên vào khám khoa nào?
Câu trả lời đo là chuyên khoa Nội thần kinh thuộc Hệ thống Y tế Thu Cúc.
Trước tiên bạn nên đến khám với bác sĩ chuyên khoa nội thần kinh, bởi triệu chứng chóng mặt không chỉ có rối loạn tiền đình mà có thể do rất nhiều bệnh lý khác gây ra như thiếu máu não, viêm màng não, u não,… Việc thăm khám với bác sĩ nội thần kinh sẽ giúp chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh lý có phải do rối loạn tiền đình trung ương không hay do các bệnh lý khác ngoài tiền đình như vừa nêu phía trên.
Hay nguyên nhân gây rối loạn tiền đình do các bệnh lý về thần kinh, não bộ. Khi thăm khám bác sĩ sẽ có chỉ định xét nghiệm, chụp chiếu cần thiết và đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả.
Một số trường hợp, rối loạn tiền đình không phải do bệnh lý thần kinh gây ra, mà nguyên nhân xuất phát do các vấn đề bệnh lý về tai. Lúc đó, bác sĩ sẽ chỉ định bạn nên thăm khám với bác sĩ chuyên khoa tai – mũi – họng để được chẩn đoán chính xác và có biện pháp can thiệp, điều trị sao cho hiệu quả nhất.
Chuyên khoa Nội thần kinh Hệ thống Y tế Thu Cúc trang bị nhiều máy móc hiện đại giúp chẩn đoán và phát hiện bệnh nhanh chóng, chính xác là câu trả lời cho câu hỏi: Chữa bệnh rối loạn tiền đình ở bệnh viện nào?
Tìm hiểu thêm: Những tác hại mất ngủ bạn cần biết
4. Phòng ngừa rối loạn tiền đình bằng cách nào?
Để phòng ngừa chứng rối loạn tiền đình, bạn cần lưu ý thực hiện một số điều như sau:
4.1 Thường xuyên tập thể dục thể thao, đặc biệt là các bài tập vận động vùng đầu, cổ gáy
Luyện tập cho hệ thống tiền đình thích nghi nhanh qua những bài tập như tư thế xoay đầu nhẹ nhàng, giúp tăng tuần hoàn máu và cơ thể quen dần với sự thay đổi tư thế.
Các bài tập vận động bắt đầu với tốc độ chậm, sau đó xoay chuyển ít, sau đó mới nhanh dần và độ xoay chuyển ngày càng rộng hơn.
Tập thể dục thể thao đặc biệt là các bài tập vận động vùng đầu, cổ gáy sẽ giúp lưu thông máu lên não, hệ thống tiền đình được làm quen và cải thiện tình trạng chóng mặt khi đột ngột thay thế do chứng rối loạn tiền đình gây ra.
>>>>>Xem thêm: Điều trị sa sút trí tuệ thế nào cho hiệu quả
4.2 Không ngồi liên tục quá lâu, nhất là ngồi máy tính
Bạn không nên ngồi liên tục quá lâu, ở một vị trí cố đinh. Nhất là dân văn phòng ngồi lâu trước máy vi tính, trong phòng máy lạnh, điều này dễ gây tổn thương động mạch cột sống thân nền, gây tình trạng thiếu máu não và rối loạn tiền đình.
Ngồi lâu cũng dễ gây ra các bệnh như trĩ, thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống, bệnh tiêu hóa, … Khoảng 30 phút hãy đứng lên đi lại, thư giãn tầm 5 phut/lần. Không nên ngồi liên tục qúa 2 tiếng đồng hồg, cứ mỗi 2 tiếng bạn nên đứng dậy đi lại, nghỉ ngơi hay tập thể dục nhẹ khoảng 30 phút/lần.
4.3 Tránh thay đổi tư thế đột ngột
Người bị rối loạn tiền đình, thiếu máu não sợ nhất là thay đổi tư thế đột ngột như đứng lên, ngồi xuống đột ngột, xoay người đột ngột,… điều này khiến máu chưa kịp lưu thông tới gây hiện tượng thiếu máu lên não và hệ thống tiền đình bị tác động một cách đột ngột dễ dẫn tới truyền tín hiệu sai lệch làm xuất hiện tình trạng hoa mắt, chóng mặt, mất khả năng giữ thăng bằng, đi đứng loạng choạng.
Ngoài ra, bạn nên giữ tinh thần vui tươi, lạc quan, tránh những căng thẳng lo âu sợ hãi,… điều này sẽ giúp cơn rối loạn tiền đình ít xuất hiện hơn.