Chữa bệnh viêm loét dạ dày tá tràng

Viêm loét dạ dày tá tràng không phải là một thuật ngữ xa lạ với mỗi chúng ta nữa. Xã hội hiện đại cùng với những áp lực công việc, ăn uống không điều độ, thức khuya, rượu bia, thuốc lá… là những nguyên nhân gây nên viêm loét dạ dày tá tràng. Để chữa bệnh viêm loét dạ dày tá tràng an toàn, hiệu quả bạn cần phải đi khám chuyên khoa để tìm hiểu nguyên nhân, từ đó mới có cơ sở để đưa ra phác đồ điều trị.

Bạn đang đọc: Chữa bệnh viêm loét dạ dày tá tràng

1. Nguyên nhân viêm loét dạ dày tá tràng

– Chế độ ăn uống chưa khoa học: Việc dung nạp quá nhiều chất béo, ăn những thức ăn cay nóng, uống nhiều rượu bia, ăn vội vàng không nhai kĩ, ăn không đúng bữa… là những nguyên nhân dẫn đến viêm loét dạ dày, tá tràng

– Dùng một số loại thuốc giảm đau, chống viêm cũng là một trong những nguyên nhân hình thành nên bệnh dạ dày

– Do vi khuẩn Hp. Có đến hơn 80% người mắc bệnh dạ dày khi xét nghiệm có sự hiện diện của vi khuẩn Hp

– Một số bệnh nhân đái tháo đường, hội chứng cushing, xơ gan… cũng dễ bị viêm loét dạ dày tá tràng.

Chữa bệnh viêm loét dạ dày tá tràng

Chế độ ăn uống chưa khoa học là một trong những nguyên nhân gây viêm loét dạ dày

2. Chữa viêm loét dạ dày tá tràng như thế nào?

2.1. Điều trị bằng thuốc

Viêm loét dạ dày tá tràng có nhiều yếu tố gây nên cho nên trong việc điều trị nội khoa bên cạnh việc sử dụng thuốc có kháng sinh diệt trừ vi khuẩn Hp (với những bệnh nhân viêm loét dạ dày tá tràng có vi khuẩn Hp) còn phải dùng các loại thuốc khác.

Phác đồ chuẩn tiệt trừ HP hiện nay là phối hợp 3 thuốc: omeprazol hoặc một ức chế bơm proton khác kết hợp 2 kháng sinh là amoxicillin và clarithromycin, cụ thể đơn thuốc bác sĩ thường chỉ định: (omeprazol 20mg + amoxicillin 1g + clarithromycin 250mg) x 2 lần/ngày, dùng trong 14 ngày.

Ngoài dùng thuốc phối hợp với kháng sinh để trị HP, bác sĩ có thể cho dùng thêm thuốc khác, như: dùng thuốc chống co thắt cơ trơn (như No-spa) để giảm đau, thuốc trung hòa axít dịch vị (gọi là thuốc kháng axít như: Maalox, Stomafar, Simelox, Phosphalugel…), thuốc chống tiết axít là thuốc ức chế bơm proton (omeprazol, esomeprazol, lansoprazol…) hoặc thuốc kháng thụ thể H2 (ranitidine), thuốc hóa giải stress, an định thần kinh (sulpirid, diazepam…).

Chữa bệnh viêm loét dạ dày tá tràng

Chữa bệnh viêm loét dạ dày tá tràng bằng cách điều trị thuốc

2.2. Đừng quên tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ

Sau khi đã uống hết thuốc theo đơn của bác sĩ, để có thể kiểm soát được tình trạng bệnh đã đỡ chưa thì bệnh nhân cần phải tuân theo lịch tái khám bác sĩ yêu cầu.

Thông thường các bác sĩ sẽ kê thuốc theo đơn khoảng 2 – 4 tuần, và sẽ hẹn bệnh nhân tái khám để xem kết quả sau khi sử dụng đơn thuốc đó. Bệnh nhân tuyệt đối không tự ý bỏ thuốc giữa chừng, hoặc hủy lịch tái khám khi thấy bệnh đã thuyên giảm hoặc không còn triệu chứng nào của bệnh.

Trong trường hợp nếu đi khám thấy bệnh viêm loét dạ dày đã được điều trị ổn định, các bạn vẫn nên tham khảo ý kiến để bác sĩ cách ngăn ngừa tình trạng bệnh tái phát.

2.3. Thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học

Thay đổi lối sống là cách góp phần rất quan trọng giúp điều trị viêm loét dạ dày trở nên hiệu quả. Các thói quen ăn uống và sinh hoạt dưới đây sẽ giúp cho bệnh viêm loét dạ dày cải thiện rõ rệt:

– Bổ sung trái cây, rau xanh và ngũ cốc nguyên hạt.

– Không hút thuốc lá và không sử dụng các chất kích thích.

– Không dùng đồ uống chứa cồn như rượu, bia.

– Tránh thức khuya.

– Giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng và lo âu.

– Luyện tập thể dục thể thao phù hợp như là: Đi bộ, yoga,…

– Luôn dùng các bữa ăn đúng giờ, không được bỏ bữa

– Không sử dụng các thức ăn cay nóng.

– Ăn các thức ăn mềm, dễ tiêu hóa.

Tìm hiểu thêm: Khó nuốt là bệnh gì: Nguyên nhân và chẩn đoán

Chữa bệnh viêm loét dạ dày tá tràng

Thay đổi lối sống là cách góp phần rất quan trọng giúp điều trị viêm loét dạ dày trở nên hiệu quả.

4. Kết hợp với các loại thực phẩm hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày

Các thực phẩm có tác dụng tốt trong việc điều trị viêm loét dạ dày bao gồm:

– Nghệ vàng: Tinh bột nghệ kết hợp với mật ong là loại thực phẩm nổi tiếng với các công dụng như là chống viêm, chống loét dạ dày tá tràng, đồng thời giảm tiết dịch vị.

– Nha đam: Sử dụng nước ép nha đam có tác dụng giúp giảm đầy hơi, nhuận tràng,…

– Nghệ đen: Khi sử dụng bột nghệ đen hòa với nước ấm có tác dụng giúp kích thích tiêu hóa, ngăn tiết dịch vị,…

Lưu ý: Tuy nhiên các bài thuốc này người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ về sự an toàn trước khi sử dụng.

Chữa bệnh viêm loét dạ dày tá tràng

>>>>>Xem thêm: Bệnh đường tiêu hóa là gì? Triệu chứng nguyên nhân gây bệnh

Tinh bột nghệ kết hợp với mật ong là loại thực phẩm nổi tiếng với các công dụng như là chống viêm, chống loét dạ dày tá tràng, đồng thời giảm tiết dịch vị.

Để hỗ trợ chữa bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, bệnh nhân cần có một chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và sinh hoạt khoa học, hợp lý. Nên ăn những thức ăn mềm, dễ tiêu hóa để tránh áp lực cho dạ dày, tránh làm việc quá sức, căng thẳng, stress; giữ tinh thần luôn thoải mái và lạc quan.

Để biết thêm thông tin, được tư vấn trực tiếp về chữa loét dạ dày tá tràng và đặt lịch khám với bác sĩ, bạn đọc vui lòng liên hệ Bệnh viện Đa khoa Quốc tế theo số điện thoại 0936 388 288 hoặc 1900 558892 để được giải đáp.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *