Chữa đầy hơi bằng rau răm

Hỏi: Chào bác sĩ! Hôm trước tôi tình cờ nghe mấy người ở khu nhà tôi nói rằng chữa đầy hơi bằng rau răm rất hiệu quả. Trước đây tôi chưa từng nghe nói đến bài thuốc chữa đầy hơi bằng rau răm mà chỉ nghe nói chữa đầy hơi chướng bụng khó tiêu với nước gừng, nước chanh gừng, nước giấm táo, … Vậy các bác sĩ cho tôi hỏi chữa đầy hơi bằng rau răm có hiệu quả không và cách làm như thế nào? Cám ơn bác sĩ ! (Phạm Đình Long – 65 tuổi- Hải Dương)

Bạn đang đọc: Chữa đầy hơi bằng rau răm

Chữa đầy hơi bằng rau răm

Có rất nhiều bài thuốc dân gian trị chứng đầy hơi khó tiêu

Trả lời: Cám ơn bác Long đã tin tưởng và đặt câu hỏi cho chuyên mục Tư vấn sức khỏe. Câu hỏi của bác đã được chuyển đến bác sĩ Chuyên khoa II – Nguyễn Thị Hằng –  Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc và được bác sĩ trả lời như sau:

1. Chữa đầy hơi bằng rau răm có hiệu quả không và cách làm như thế nào ?

Để trị chứng đầy hơi khó tiêu trong dân gian có rất nhiều bài thuốc được truyền miệng và còn lưu lại đến ngày nay. Ngoài một số bài thuốc dân gian trị đầy bụng khó tiêu  mà chúng ta thường hay nghe nói đến như: sử dụng nước gừng, nước chanh gừng ấm, nước giấm táo, nước ép cà rốt… không thể không kể đến bài thuốc chữa đầy hơi bằng lá rau răm. Rau răm là vị thuốc  có nhiều tác dụng với sức khỏe, trong đó có tác dụng kích thích tiêu hóa, trị các chứng đau bụng , đầy hơi, khó tiêu.

Bài thuốc được tiến hành đơn giản như sau: Lấy 15 g cả thân và lá rau răm đem rửa sạch, ngâm qua với nước muối loãng khoảng 15 phút để đảm bảo an toàn. Chúng ta có thể ăn sống hoặc giã nát, chắt lấy nước cốt uống đều được. Uống nước rau răm vài lần/ngày sẽ giảm triệu chứng đầy hơi chướng bụng.

Tìm hiểu thêm: Khuẩn HP dạ dày được phát hiện và phòng tránh thế nào?

Chữa đầy hơi bằng rau răm

Rau răm là một trong những bài thuốc dân gian chữa chứng đầy hơi hiệu quả

Tuy nhiên các bạn cần lưu ý là rau răm khi ăn sống thì ấm bụng nhưng ăn nhiều sẽ làm giảm ham muốn tình dục và không ăn thịt gà cùng rau răm vì dễ sinh độc cho hệ tiêu hóa, càng khiến tình trạng đầy hơi thêm trầm trọng.

Bên cạnh đó, bạn cần hết sức lưu ý đến triệu chứng đầy hơi trướng bụng, ăn không tiêu vì rất có thể đó cũng là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh về đường tiêu hóa như: viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày, viêm đại tràng co thắt, hội chứng ruột kích thích, bệnh tắc ruột, bán tắc ruột, … Nếu có biểu hiện đầy hơi kéo dài kèm theo cảm giác đau bụng, buồn nôn, sốt, không xì hơi hay đại tiện được bạn cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa ngay.

2. Phòng ngừa chướng bụng đầy hơi như thế nào?

Để tránh đầy hơi, chướng bụng, bác cũng cần chú ý đến một số yếu tố như:

  • Hạn chế ăn những loại thực phẩm nhiều dầu mỡ, tinh bột, các loại thực phẩm khó tiêu, thực phẩm nhiều chất bã xơ,…
  • Ăn nhiều rau xanh và trái cây
  • Ăn chậm, nhai kỹ
  • Tránh các thức uống kích thích như cà phê, rượu bia, nước ngọt,…
  • Không nên thức khuya vì có thể gây tăng tiết và rối loạn dịch axit dạ dày.
  • Tăng cường tập luyện, vận động cơ thể, chơi thể thao hàng ngày

Chữa đầy hơi bằng rau răm

>>>>>Xem thêm: Chữa trào ngược thực quản bằng đông y

Tăng cường tập luyện, vận động cơ thể, chơi thể thao hàng ngày giúp hệ tiêu hóa làm việc hiệu quả hơn

  • Tránh để bị stress, căng thẳng kéo dài vì sẽ ảnh hưởng đến tiêu hóa, rối loạn khả năng tiết dịch vị,…
  • Thận trọng khi dùng các loại thuốc an thần, thuốc tránh thai, thuốc giảm đau, các loại kháng sinh,… vì cũng có thể gây ra chướng bụng đầy hơi, rối loạn tiêu hóa.

Nếu có bất kì câu hỏi nào cần được giải đáp về bệnh đầy hơi chướng bụng không tiêu, bệnh tiêu hóa, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 1900 558892 hoặc hotline 0936 388 288 để được tư vấn cụ thể, hoặc đến trực tiếp bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc tại địa chỉ 286 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *