Chữa hen phế quản dịp Tết và những lưu ý quan trọng cần biết

Bệnh hen phế quản hay bệnh hen suyễn là tình trạng người bệnh bị viêm mạn tính ở đường thở. Bệnh luôn tồn tại trong cơ thể với mức độ ít hoặc nhiều ngay cả khi người bệnh cảm thấy khỏe mạnh nhưng khi tiếp xúc với những yếu tố độc hại(môi trường ô nhiễm, lông thú, phấn hoa, hóa chất…) có thể dẫn tới viêm nhiễm làm đường thở thu hẹp khiến người bệnh ho, khó thở, thở khò khè… Vậy làm thế nào để chữa hen phế quản và bệnh có thể điều trị dứt điểm hay không? 

Bạn đang đọc: Chữa hen phế quản dịp Tết và những lưu ý quan trọng cần biết

1. Khái quát chung điều cần biết về bệnh hen phế quản

1.1 Những điều tổng quan cần biết về bệnh hen phế quản

Bệnh hen phế quản có thể là một bệnh lý không nghiêm trọng nhưng có ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Bệnh nhân hen phế quản có thể gặp phải một số dấu hiệu như: khó thở, ho, đặc biệt trong thời điểm đêm và về sáng.

Điều này xảy ra bởi phế quản tăng tiết dịch nhầy và co thắt cơ phế quản dẫn tới người bệnh bị khó thở, nhất là khi muốn thở ra. Khi người bệnh cố thở có thể dẫn tới tiếng khò khè, có thể nghe rất rõ tiếng thở này nếu ngồi cạnh. Cơn thở này có thể kéo dài từ vài phút đến hàng giờ sau đó hết cùng cơn ho hoặc khạc đờm.

Chữa hen phế quản dịp Tết và những lưu ý quan trọng cần biết

Khó thở hoặc thở khò khè là dấu hiệu của bệnh hen phế quản

Hen phế quản nếu không điều trị sớm có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm như: suy hô hấp, nhiễm khuẩn ở phế quản, xẹp phổi, tràn khí màng phổi, tâm phế kéo dài hay thậm chí là ngừng hô hấp dẫn tới tử vong.

Những triệu chứng của căn bệnh này thường dễ nhầm lẫn với cảm cúm hay bệnh hô hấp thông thường nên nhiều bệnh nhân chủ quan không khám và chữa hen phế quản ngay. Đó cũng là nguyên nhân khiến bệnh có thể tiến triển và mang đến nhiều ảnh hưởng cho sức khỏe.

Với sự phát triển của y học hiện đại, ngày nay bệnh hen phế quản có thể điều trị với nhiều loại thuốc an toàn, triệu chứng bệnh có thể được kiểm soát giúp người bệnh học tập, làm việc như người bình thường.

1.2 Những yếu tố kích thích bệnh hen phế quản diễn biến nặng hơn

Bệnh hen thường có diễn biến thay đổi theo thời gian và thời tiết, có thể lúc nặng nhưng cũng có thể rất nhẹ kết hợp với những đợt hen kịch phát.

Nếu người bệnh hen tiếp xúc với những chất gây kích thích hoặc gây dị ứng khác nhau có thể dẫn tới những đợt hen và những yếu tố kích thích cơn hen tùy theo thể trạng người bệnh gồm:

– Những chất gây dị ứng tự nhiên trong không khí: phấn hoa, lông động vật, gián, ve bụi, nấm mốc, không khí ô nhiễm, khói bụi…

– Phản ứng dị ứng với đồ ăn

– Thời tiết thay đổi thất thường, viêm nhiễm đường hô hấp hoặc cảm lạnh

– Hoạt động mạnh hoặc vận động không phù hợp

– Môi trường sống ẩm mốc, độc hại, nhiều khói bụi

– Một số loại thuốc có thể ảnh hưởng tới tình trạng bệnh

– Cảm xúc mạnh hoặc căng thẳng kéo dài

– Những sản phẩm chứa chất bảo quản thực phẩm, sản phẩm chứa nhiều lưu huỳnh

– Chu kì kinh nguyệt đối với một số phụ nữ.

– Bệnh trào ngược dạ dày thực quản(acid từ dạ dày trào ngược lên thực quản người bệnh)

Tìm hiểu thêm: Thuốc điều trị bệnh hen suyễn và những lưu ý khi sử dụng

Chữa hen phế quản dịp Tết và những lưu ý quan trọng cần biết

Trào ngược dạ dày cũng là nguyên nhân dẫn tới bệnh hen phế quản

2. Tìm hiểu về việc điều trị bệnh hen phế quản

2.1 Bệnh hen phế quản có chữa khỏi hẳn được không?

Bệnh hen dù được điều trị cũng không thể chữa khỏi hoàn toàn, tuy nhiên có thể kiểm soát triệu chứng và kiểm soát bệnh không diễn biến nặng hơn thông qua chữa hen phế quản.

Ngoài ra, một số trường hợp có thể khỏi được nhờ những diễn biến bệnh tự nhiên bao gồm:

– Trẻ em bị bệnh hen khởi phát lúc nhỏ tuổi, những triệu chứng có thể biến mất khi đến tuổi trưởng thành

– Trường hợp bệnh hen diễn biến nhẹ và chỉ cần hạn chế những yếu tố nguy cơ kích thích cơn hen là có thể kiểm soát bệnh

Trẻ em từ khoảng 10 tuổi trở lên có thể xuất hiện những triệu chứng hen phế quản nhẹ và thưa thớt dần nhưng nếu trưởng thành và có tiền sủ bệnh từ bé sẽ có nguy cơ cao hơn người khỏe mạnh bình thường.

2.2 Phác đồ chữa bệnh hen phế quản và những lưu ý trong điều trị

Để chữa hen phế quản và kiểm soát tốt triệu chứng, người bệnh lưu ý cần:

– Điều trị hen phế quản hướng tới mục tiêu cắt cơn hen suyễn, dự phòng cơn hen xuất hiện để cơn hen xuất hiện ít dần. Bệnh nhân hen suyễn cần luôn mang theo thuốc bên người để chủ động trong mọi tình huống. Nếu bệnh hen đã kiểm soát tốt, người bệnh vẫn nên thăm khám chuyên khoa hô hấp định kỳ để được bác sĩ đánh giá tình hình bệnh và kê đơn thuốc phù hợp kiểm soát bệnh.

Chữa hen phế quản dịp Tết và những lưu ý quan trọng cần biết

>>>>>Xem thêm: “Bật mí” cách chữa thông tắc vòi trứng hiệu quả, an toàn

Kể cả khi bệnh hen đã kiểm soát tốt, người bệnh vẫn nên thăm khám chuyên khoa hô hấp định kỳ để được bác sĩ đánh giá tình hình bệnh và kê đơn thuốc phù hợp

– Thuốc kiểm soát hen suyễn trong thời gian dài: dùng hàng ngày để giảm tình trạng viêm hô hấp, giảm triệu chứng bệnh, đồng thời cũng giảm khả năng lên cơn hen hô hấp. Bác sĩ có thể chỉ định một số nhóm thuốc như: thuốc đường hít kết hợp, thuốc kích thích beta tác dụng dài…

– Thuốc cắt cơn giãn phế quản đường hít để cải thiện triệu chứng hen nhanh chóng và trong thời gian ngắn hoặc dùng trước vận động, có thể bao gồm: thuốc kích thích beta tác dụng ngắn, thuốc uống hoặc tiêm mạch…

Việc điều trị bệnh hen suyễn sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố và tình trạng bệnh, tuy nhiên cũng có một số lưu ý quan trọng cho người bệnh như sau:

– Uống thuốc theo kê đơn, hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ

– Khám hen suyễn 2 đến 3 lần/ năm kể cả khi bạn có một hệ hô hấp khỏe và không có vấn đề với bệnh hen suyễn

– Phòng ngừa và tránh xa những nguy cơ khiến cơn hen suyễn khởi phát.

Y học ngày nay tiến bộ và phát triển nên chữa hen phế quản có nhiều loại thuốc an toàn và kiểm soát bệnh tốt hơn, bệnh nhân có thể có cuộc sống bình thường. Tuy nhiên, người bệnh không vì thế chủ quan mà vẫn cần theo dõi tình trạng bệnh với bác sĩ chuyên khoa và tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ về điều trị bệnh.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *