Rau diếp cá (hay có những tên gọi khác như dấp cá, ngư tinh thảo) là một loại rau ăn quen thuộc với người Việt. Đây là loại rau được nhiều người truyền tai nhau là có khả năng chữa khỏi bệnh trĩ. Điều này liệu có thật, diếp cá có thể được áp dụng với mọi tình trạng trĩ và chữa khỏi bệnh? Hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết sau.
Bạn đang đọc: Chữa khỏi bệnh trĩ bằng rau diếp có có thật không?
1. Tác dụng của diếp cá đối với người bệnh trĩ
Diếp cá có vị chua, hơi cay, có mùi tanh đặc trưng. Loại rau này có khả năng giải độc, thanh nhiệt nên từ lâu đã được tận dụng để giảm các triệu chứng khó chịu của trĩ.
Cụ thể, nghiên cứu y học hiện đại chỉ ra rằng diếp cá có chứa một số thành phần như:
– Quercetin: Đây là chất chống oxy hóa thuộc nhóm flavonoid, có khả năng tiêu trừ các gốc tự do và tăng độ bền của thành mạch. Nhờ đó có thể kiểm soát tình trạng mạch máu sa giãn, ứ máu và dẫn đến nguy cơ tăng kích thước búi trĩ.
– Decanonyl acetaldehyde: Chất này có tác dụng kháng sinh mạnh. Từ nghiên cứu cho thấy, thành phần này cho hiệu quả đối với cả vi khuẩn, nấm. Chính vì vậy, sử dụng diếp cá có thể phòng ngừa hiện tượng viêm nhiễm khuẩn ở búi trĩ và hỗ trợ quá trình phục hồi, tái tạo nhanh hơn của các mô tổn thương.
– Chất xơ: Diếp cá là một trong những loại rau xanh rất giàu hàm lượng chất xơ. Chất xơ giúp làm mềm phân, tốt cho quá trình bài tiết, điều hòa nhu động ruột và ngăn ngừa bệnh táo bón – đây là yếu tố đẩy nhanh sự tiến triển của trĩ.
Rau diếp cá từ lâu đã nhiều người bệnh truyền tai nhau để chữa trĩ nhưng hiệu quả thực sự vẫn chưa được kiểm chứng.
2. Có thể sử dụng diếp cá chữa khỏi bệnh trĩ?
Qua các thông tin nêu trên có thể thấy diếp cá có chứa các thành phần giúp làm giảm triệu chứng của bệnh trĩ. Tuy nhiên việc sử dụng diếp cá như thế nào cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa (ăn trực tiếp, xay sinh tố…). Tuyệt đối không tự ý bôi, đắp diếp cá lên búi trĩ có thể gây viêm nhiễm. Bên cạnh đó việc sử dụng diếp cá bổ sung trong chế độ ăn uống hàng ngày chỉ áp dụng với các trường hợp trĩ ở giai đoạn đầu và hiệu quả đem lại cũng tùy thuộc vào cơ địa mỗi người.
Tốt nhất khi nghi ngờ bị trĩ cần đến các cơ sở y tế uy tín để thăm khám chi tiết, chẩn đoán bệnh chính xác. Trên cơ sở đó có phương án điều trị phù hợp giúp thoát trĩ toàn diện hiệu quả.
Tìm hiểu thêm: Bệnh trĩ ngoại và cách chữa: Những điều cần biết
Rau diếp cá có thể bổ sung trong chế độ ăn uống hàng ngày để giảm bớt triệu chứng khó chịu nhưng không thể chữa khỏi trĩ.
3. Các cách chữa trĩ phổ biến hiện nay
Hiện nay, có rất phương pháp chữa trĩ khác nhau. Tùy thuộc tình trạng trĩ, bác sĩ có thể chỉ định điều trị nội khoa (dùng thuốc) hoặc phẫu thuật. Tuy nhiên, việc đầu tiên người bệnh cần thực hiện là tiến hành thăm khám để xem xét tình trạng cụ thể mới có thể kết luận phương án điều trị thích hợp và hiệu quả nhất.
Tham khảo những phương pháp chữa trĩ được áp dụng phổ biến sau đây:
3.1. Điều trị bằng thuốc
Đây là cách người bệnh trĩ áp dụng rất phổ biến vì tính đơn giản và thuận tiện. Người bệnh có thể dùng kết hợp các loại thuốc uống, thuốc bôi, thuốc đặt hậu môn để chữa trĩ ở giai đoạn đầu của bệnh. Lưu ý rằng, việc dùng thuốc thường chỉ có tác dụng thuyên giảm các triệu chứng và ức chế quá trình phát triển của búi trĩ chứ không thể thoát trĩ trĩ hoàn toàn. Người bệnh không nên tự ý mua thuốc mà cần có chỉ định từ bác sĩ sau khi đã tiến hành thăm khám cụ thể.
>>>>>Xem thêm: Bệnh trĩ ở nữ giới và cách điều trị hiệu quả
Người bệnh hãy tham khảo ý kiến từ bác sĩ chuyên khoa để lựa chọn và sử dụng loại thuốc đặc trị chữa trĩ phù hợp.
3.2. Thay đổi thói quen sinh hoạt
Chế độ ăn và các thói quen sinh hoạt có ảnh hưởng trực tiếp tới diễn biến bệnh trĩ. Người bệnh trĩ cần tuân thủ chế độ ăn giàu chất xơ, uống nhiều nước mỗi ngày. Chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp mềm phân, tốt cho hệ tiêu hóa, nhờ đó giảm thiểu táo bón, cải thiện tích cực tình trạng bệnh.
Bên cạnh đó, thay đổi tư thế ngồi cầu tiêu đúng cách mỗi lần đi vệ sinh cũng là biện pháp chữa trĩ nên được áp dụng. Người bệnh trĩ, nhất là các bà bầu bị trĩ, có thể kê thêm một chiếc ghế dưới chân khi ngồi cầu tiêu. Bên cạnh đó hạn chế ngồi quá lâu và gắng sức rặn mạnh, việc làm này sẽ giúp giảm áp lực lên vùng hậu môn, tránh làm tình trạng bệnh trở nặng.
3.3. Can thiệp ngoại khoa
Đây là phương pháp được đánh giá cao nhất về hiệu quả trị dứt điểm bệnh và được áp dụng với mọi loại trĩ. Các phương pháp can thiệp ngoại khoa bao gồm các thủ thuật (tiêm búi trĩ, thắt dây chun,..) và phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ.
Đối với các trường hợp bệnh đã trở nặng, việc điều trị ngoại khoa là bắt buộc để có thể loại bỏ hoàn toàn búi trĩ. Trước kia, người bệnh thường lo ngại khi nhắc tới mổ trĩ, phần vì ngại phần vì đau. Hiện nay, các phương pháp phẫu thuật ít xâm lấn ra đời có thể giải quyết hoàn toàn vấn đề trên. Nổi bật trong đó có thể kể tới phương pháp Longo – mổ trĩ không đau, ít xâm lấn, thoải mái và an toàn. Người bệnh có thể yên tâm lựa chọn và thoát trĩ nhanh chóng mà không sợ đau.
Như vậy, việc sử dụng rau diếp cá không thể chữa khỏi bệnh trĩ. Người bệnh cần tìm hiểu các thông tin đáng tin cậy, đúng chuyên khoa y tế để có được kiến thức về trĩ chính xác nhất. Tốt nhất, nên chủ động thăm khám tại cơ sở y tế khi nghi ngờ trĩ để được các bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp, thoát trĩ hiệu quả để nâng cao chất lượng cuộc sống.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.