Chữa lẹo mắt tại nhà như thế nào cho hiệu quả?

Lẹo mắt là bệnh lý diễn ra khá phổ biến và đơn giản nên người bệnh không cần quá lo lắng. Mặc dù không gây nguy hiểm tới mắt hay thị lực, nhưng nó lại gây cảm giác cực kì khó chịu cho người bệnh như: đau, rát, ngứa, sưng to làm hạn chế tầm nhìn,… Rất may việc chữa lẹo mắt tại nhà là khả thi, bên cạnh đó người bệnh cũng cần chú ý trong quá trình sinh hoạt và vệ sinh mắt hàng ngày để đạt hiệu quả điều trị tốt.

Bạn đang đọc: Chữa lẹo mắt tại nhà như thế nào cho hiệu quả?

1. Khi nào bạn được coi là bị lẹo mắt?

Chữa lẹo mắt tại nhà như thế nào cho hiệu quả?

Tình trạng lẹo mắt điển hình

Lẹo mắt là khi khu vực quanh mi mắt nổi nốt đỏ, sưng tấy như nốt mụn. Nốt này thường mọc ở bờ mi, sau khoảng 3 – 4 ngày không có tác động điều trị, nốt lẹo sẽ mưng mủ và vỡ.

Lẹo mắt thường chỉ xuất hiện ở 1 mắt tại 1 thời điểm, có rất ít trường hợp lẹo xuất hiện cùng lúc ở cả 2 mắt. Trong giai đoạn lẹo mới hình thành, vùng mắt của người bệnh có thể cảm thấy khó chịu, cộm và xuất hiện mẩn đỏ dọc bờ mi. Sau một thời gian vi khuẩn tại đó phát triển, vết lẹo to lên, người bệnh có thể thấy một số biểu hiện:

– Lẹo sưng đỏ nhiều hơn, giống như 1 nốt mụn viêm nổi dọc theo mí mắt, gần với phần lông mi

– Giữa nốt lẹo xuất hiện một đốm nhỏ màu vàng

– Có cảm giác bị cộm như có dị vật trong mắt, ngứa tại phần mi nổi lẹo, khi gãi bị đau

– Lẹo sưng to khiến tầm nhìn bị che đi một phần.

– Mắt dễ bị chói sáng, nhạy cảm hơn

– Chảy nước mắt thường xuyên dù không có tác động, xuất hiện ghèn bám dính dọc theo đường mi mắt.

Nguyên nhân lẹo mắt có thể từ những hoạt động rất đơn giản mà đôi khi bạn không để ý đến như: vô tình dùng chung khăn mặt với người đang bị lẹo, bị viêm mi mắt, sử dụng mỹ phẩm cho mắt chất lượng kém hoặc không làm sạch hết sau mỗi lần sử dụng… Nếu bạn có thói quen đó và xuất hiện một vài trong số các biểu hiện đã nêu bên trên, rất có thể bạn đã bị lẹo mắt.

2. Phương pháp chữa lẹo mắt đúng cách

Hầu hết các trường hợp mắt bị lẹo không gây hại ảnh hưởng đến thị lực, tuy nhiên nếu bạn có một trong các triệu chứng sau thì nên đến bệnh viện để kiểm tra, thăm khám ngay để xác định chính xác vấn đề gặp phải và điều trị sớm:

– Xuất hiện tình trạng sốt.

– Thị lực có dấu hiệu bất thường.

– Nốt lẹo không cải thiện sau 2 ngày.

– Bên dưới mí mắt bị đỏ và sưng, có thể sưng tại má và vài bộ phận khác trên khuôn mặt.

– Nốt lẹo chảy máu, sưng u thành cục lớn và đau đớn, tấy đỏ.

Tùy theo từng mức độ lẹo cụ thể mà bác sĩ sẽ có sự tư vấn và chỉ định điều trị cho người bệnh.

2.1 Chữa lẹo mắt nhẹ tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ

Tìm hiểu thêm: Tật khúc xạ học đường và 5 điều cần biết

Chữa lẹo mắt tại nhà như thế nào cho hiệu quả?

Chườm ấm là giải pháp giảm đau, tiêu viêm an toàn

Vì lẹo mắt có đặc điểm dễ dàng tiêu biến, cải thiện khi giữ vệ sinh và giảm viêm sưng đúng cách mà chưa cần điều trị chuyên môn. Đối với những trường hợp đi khám sớm khi tình trạng lẹo còn nhẹ, bác sĩ thường sẽ khuyến khích bệnh nhân nên hỗ trợ cơ thể tự làm lành thương tổn tại nhà trước khi phải điều trị nội khoa hay ngoại khoa.

Để hỗ trợ cơ chế tự làm lành của cơ thể, các chuyên gia khuyến nghị người bệnh nên chườm ấm lên vùng mắt đang bị lẹo một cách nhẹ nhàng. Phương thức chườm ấm này có thể thực hiện rát đơn giản bằng cách đặt túi chườm ấm, quả trứng luộc ấm nóng, chai nước ấm,… lên mắt khoảng 10–15 phút vài lần trong ngày. Việc này sẽ giúp mở lỗ chân lông ở mí mắt bị chặn cũng như các tuyến dầu – vấn đề gây nên lẹo mắt. Ngoài ra chườm ấm còn giúp xoa dịu, giảm đau và giảm thiểu tình trạng sưng đỏ và làm xẹp nốt lẹo an toàn.

2.2 Chữa lẹo mắt nặng bằng thuốc hoặc chích mủ

Khi lẹo mắt đã ở mức độ nặng hơn, ban đầu bác sĩ thường sẽ kê kháng sinh toàn thân và một số loại thuốc giảm sưng, tiêu viêm để tập trung tiêu mủ, đồng thời người bệnh cần kết hợp rửa mắt, nhỏ mắt để vệ sinh mắt bằng nước muối sinh lý. Bên cạnh đó người bệnh vẫn có thể thực hiện chườm nóng để giảm triệu chứng đau trong quá trình điều trị.

Nếu tình trạng nốt lẹo đã to hoặc điều trị nội khoa bằng các loại thuốc kháng sinh thông thường không cải thiện hoặc cải thiện rất chậm, bác sĩ có thể sẽ kê thêm corticoid hoặc chỉ định chích mủ và đôi khi là kết hợp cả 2 phương pháp. Người bệnh tuyệt đối không tự ý nặn mủ và tra thuốc không được kê đơn vì dễ làm tổn thương lan rộng, nghiêm trọng hơn hoặc tái phát do không loại bỏ sạch dịch nhầy viêm, thậm chí còn để lại sẹo xấu gây tình trạng quặp mi.

Lưu ý: Luôn luôn rửa tay sạch trước khi tra thuốc nhỏ mắt. Các thuốc được sử dụng tra mắt phải được giữ gìn sạch sẽ, không nên chạm trực tiếp đầu nhỏ vào mắt và không dùng lại thuốc cũ, thuốc đã mở lâu.

3. Một số lưu ý khi chăm sóc mắt bị lẹo

– Hạn chế dụi mắt
Với thói quen dụi mắt không chỉ khiến bụi, bẩn ở tay tiếp xúc với mắt, làm nhiễm khuẩn mà còn có thể làm tổn thương, gây kích ứng cho nốt lẹo.

Chữa lẹo mắt tại nhà như thế nào cho hiệu quả?

>>>>>Xem thêm: Tròng kính cận chống tia uv: Những điều bạn cần biết

Tránh dụi mắt khi bị lẹo

– Rửa mặt bằng nước ấm
Để đem lại kết quả điều trị lẹo hiệu quả và nhanh chóng, thay vì rửa mặt bằng nước mát hoặc nước lạnh, người bệnh nên chuyển sang rửa bằng nước ấm một thời gian. Nước ấm sẽ giúp vết lẹo nhanh khô, đồng thời làm tan mủ một cách tự nhiên.

– Tránh nặn lẹo mắt
Khi lên lẹo, mọi người thường muốn nặn nó đi ngay vì nghĩ như vậy cho nhanh khỏi, nhưng việc làm này sẽ làm cho vết lẹo càng tổn thương nghiêm trọng hơn. Tốt nhất, để mụn lẹo khô tự nhiên hoặc sử dụng thuốc theo hướng dẫn bác sĩ để mủ nhanh khô hơn.

– Không sử dụng mỹ phẩm lên vùng mắt lẹo
Khi bị lẹo mắt, tuyệt đối không nên make-up để che đi vì thành phần trong mỹ phẩm cũng như vi khuẩn trú ngụ ở cọ có thể gây kích ứng nốt lẹo, thậm chí khiến nốt lẹo nhiễm trùng.

– Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng
Các chuyên gia da liễu khuyến khích người bệnh bổ sung thực phẩm giàu vitamin có lợi cho mắt như vitamin A, vitamin C, vitamin E và kẽm. Bên cạnh đó cũng nên tránh các loại thực phẩm cay, nóng.

Mặc dù lẹo mắt là bệnh rất đơn giản và có thể tự lành, nhưng nếu trong quá trình điều trị tại nhà bạn nhận thấy tình trạng không cải thiện thì hãy đi khám ngay để được điều trị bằng thuốc bởi bác sĩ nhé!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *