Chửa ngoài tử cung có phải mổ không luôn là thắc mắc chung của rất nhiều chị em. Nếu chị em đang có cùng câu hỏi, tham khảo ngay bài viết dưới đây!
Bạn đang đọc: Chửa ngoài tử cung có phải mổ không?
1.Thế nào là mang thai ngoài tử cung?
Thông thường ở mỗi chu kỳ sẽ có một trứng chín và được giải phóng đi đến vòi trứng. Ở đây, trứng gặp tinh trùng và bắt đầu quá trình thụ tinh. Trường hợp trứng đã được thụ tinh nhưng lại làm tổ ở một vị trí khác bên ngoài buồng tử cung được gọi là chửa ngoài tử cung, hay còn gọi là mang thai ngoài tử cung.
Chửa ngoài tử cung là hiện tượng trứng đã được thụ tinh nhưng lại làm tổ ở bên ngoài tử cung
Cụ thể, một số vị trí mà trứng thường làm tổ là: Vòi trứng, buồng trứng, ổ bụng, cổ tử cung… Tuy nhiên theo ước tính, có tới hơn 95% thai ngoài tử cung làm tổ ở vòi trứng. Nguy hiểm nhất phải kể đến vị trí liên kết giữa vòi trứng và tử cung hay còn được gọi là thai đoạn kẽ. Hiện tượng này không chỉ khiến sản phụ mất nhiều máu mà còn ảnh hưởng nhiều đến khả năng sinh sản sau này.
2. Các dấu hiệu chửa ngoài tử cung
Nhìn chung ở giai đoạn đầu mang thai ngoài tử cung, các dấu hiệu so với thai kỳ bình thường là khá tương đồng. Chị em cũng sẽ có những biểu hiện bình thường như: Trễ kinh, căng ngực và đau bụng.
Giai đoạn sau đó có thể xuất hiện một số dấu hiệu khác như:
– Âm đạo chảy máu bất thường: Nhiều chị em khi mới chớm mang thai có thể xuất hiện một ít máu màu hồng nhạt, đây được gọi là máu báo thai. Tuy nhiên, nếu lượng máu xuất hiện kéo dài và có màu đỏ sẫm thì chị em nên đi khám ngay bởi khả năng cao đây là dấu hiệu mang thai ngoài tử cung.
– Đau bụng âm ỉ với tần suất kéo dài: Đau bụng âm ỉ hoàn toàn là một triệu chứng bình thường khi mới mang thai, bởi lúc này thai nhi đang tìm cách bám vào tử cung. Tuy nhiên, nếu xuất hiện triệu chứng đau bụng dưới âm ỉ kéo dài hoặc đau dữ dội kèm theo hiện tượng chảy máu âm đạo thì đây rất có thể là dấu hiệu mang thai ngoài tử cung.
Chảy máu âm đạo bất thường là triệu chứng điển hình của mang thai ngoài tử cung
Ngoài ra, khi khối thai ngoài tử cung phát triển có thể kéo theo một số triệu chứng nghiêm trọng hơn. Nguy hiểm nhất có thể kể đến trường hợp khối thai bị vỡ, bệnh nhân sẽ xuất hiện biểu hiện đau bụng dữ dội, chóng mặt hoặc thậm chí là ngất xỉu. Lúc này, chị em cần đến ngay các cơ sở y tế ngay lập tức để được thăm khám và điều trị kịp thời.
3. Chửa ngoài dạ con, mang thai ngoài tử cung có phải mổ không? Chi phí bao nhiêu?
3.1. Chửa ngoài dạ con có cần mổ không?
Đối với thắc mắc chửa ngoài tử cung có phải mổ không của chị em, câu trả lời là phần lớn trường hợp chửa ngoài tử cung đều phải mổ. Tuy nhiên tùy vào các yếu tố như tình trạng sức khỏe, kích thước khối thai mà bác sĩ sẽ chỉ định những phương pháp mổ khác nhau.
Chửa ngoài tử cung có phải mổ không còn tùy thuộc vào các yếu tố như tình trạng sức khỏe hay kích thước khối thai
– Đối với trường hợp khối thai ngoài tử cung to nhưng chưa bị vỡ được chỉ định mổ nội soi. Không chỉ mang lại hiệu quả cao trong điều trị, khi thực hiện mổ nội soi bệnh nhân cũng không cần phải sử dụng kháng sinh nhiều. Bên cạnh đó, phương pháp này còn có ưu điểm là tính thẩm mỹ cao không để lại sẹo xấu.
– Đối với những trường hợp thai ngoài tử cung đã bị vỡ, đồng thời có quá nhiều máu trong ổ bụng thì các bác sĩ sẽ tiến hành mổ mở. Thai ngoài tử cung bị vỡ có thể nói là một trường hợp cấp cứu bởi vì nếu không được tiến hành kịp thời, bệnh nhân có thể bị tử vong do mất máu.
Tuy nhiên không phải trường hợp nào mang thai ngoài tử cung cũng cần điều trị bằng phương pháp mổ. Với những khối thai ngoài tử cung chưa bị vỡ và có đường kính dưới 3cm, bác sĩ có thể dùng thuốc điều trị nội khoa để làm cho khối thai không phát triển được nữa và sẽ tự tiêu đi. Tuy nhiên khi thực hiện phương pháp này, chị em cần được theo dõi liên tục về lượng beta HCG trong máu và siêu âm để đánh giá sự phát triển của khối thai. Nếu phương pháp này không hiệu quả, bác sĩ vẫn sẽ phải chỉ định thực hiện phẫu thuật để loại bỏ khối thai ngoài tử cung.
3.2. Chi phí xử lý thai ngoài tử cung có đắt không?
Tùy vào tình trạng sức khỏe của mẹ bầu, tình trạng tồn tại của thai cũng như vị trí bám của thai, kích thước thai mà các bước xử lý sẽ khác nhau, từ đó kéo theo chi phí cũng sẽ khác nhau. Bên cạnh đó, tùy vào việc mẹ lựa chọn địa chỉ thăm khám nào, phương pháp xử lý ra sao mà mức giá cũng sẽ thay đổi linh hoạt sao cho xứng đáng với chất lượng và dịch vụ.
Cụ thể về chi phí xử lý các trường hợp thai ngoài tử cung, mức giá sẽ dao động như sau:
– Với điều trị nội khoa, tức là sử dụng thuốc để đình chỉ thai kỳ sẽ có mức giá từ 3-6 triệu đồng.
– Điều trị phẫu thuật nội soi: Trung bình chi phí điều trị thai ngoài tử cung nội soi trọn gói dao động trong khoảng từ 20 đến 27 triệu đồng do đòi hỏi phải ứng dụng công nghệ hiện đại và bác sĩ có tay nghề cao.
– Điều trị phẫu thuật mổ mở: Chi phí dao động từ 20-27 triệu đồng.
4. Các phương pháp điều trị tình trạng thai ngoài tử cung đang được áp dụng
Hiện nay, thai ngoài tử cung đã trở thành một trong những biến chứng thai kỳ có thể gặp ở khá nhiều mẹ bầu. Bởi vậy, cùng với sự tiến bộ của y học hiện đại, các phương pháp điều trị cũng dần dần được cải thiện tốt hơn, đáp ứng tốt hơn những kỳ vọng của người bệnh. Trong đó, những phương pháp sau đây là những phương pháp thường được áp dụng để xử lý tình trạng chửa ngoài dạ con.
– Điều trị nội soi: Nội soi là phương pháp phẫu thuật an toàn, được sử dụng trong nhiều trường hợp bệnh lý, vấn đề Sản phụ khoa, trong đó có xử lý thai ngoài tử cung. Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi các mẹ có thể trạng tốt, tình trạng sức khỏe ổn định, tình trạng thai nhi không kèm theo những vấn đề quá phức tạp. Lúc này, phẫu thuật nội soi mới có thể đảm bảo hiệu quả và an toàn.
Phẫu thuật nội soi được ứng dụng với ưu điểm thời gian diễn ra nhanh, vết mổ không để lại sẹo lớn và thời gian hồi phục nhanh. Tuy nhiên, về nhược điểm, phương pháp này còn hạn chế với một số trường hợp. Bên cạnh đó, hậu phẫu, sản phụ còn có thể bị tổn thương các cơ quan lân cận như ruột, bàng quang, trực tràng và thậm chí là viêm vòi trứng.
– Điều trị nội khoa: Đây là phương pháp sử dụng thuốc nhằm ức chế ảnh hưởng của tế bào thai đã ngừng phát triển. Sau đó, cơ thể mẹ sẽ trực tiếp hấp thụ bào thai. Để đáp ứng phương pháp điều trị này, cơ thể mẹ cần đảm bảo một số yếu tố sau: Không xuất huyết trong ổ bụng, chưa có tim thai, sức khỏe tốt, đường kính túi thai không quá 3,5cm.
Điều trị thai ngoài tử cung bằng thuốc có tỷ lệ thành công khá lớn và không cần lo ngại về việc sẽ gặp phải những biến chứng sau phẫu thuật. Điều trị với phương pháp này, các mẹ cần theo dõi tình trạng sức khỏe thường xuyên, thực hiện các xét nghiệm, siêu âm, khám lâm sàng. Bên cạnh đó, thuốc cũng có thể dẫn đến một số tác dụng phụ đối với người dùng.
– Phương pháp mổ mở, bóc tách thai: Ngoài hai phương pháp trên, thai ngoài tử cung còn có thể điều trị bằng cách mổ hở. Thông thường, kỹ thuật này chỉ được sử dụng khi bào thai đã vỡ, dẫn đến xuất huyết trong ổ bụng và cần được xử lý, vệ sinh để tránh nhiễm trùng.
Tìm hiểu thêm: Sinh mổ có được ăn khoai lang không?
Các phương pháp điều trị thai ngoài tử cung cần phải được cân nhắc thực hiện dựa trên nhiều yếu tố như sức khỏe thai phụ, tình trạng bào thai,…
Việc có thai ngoài tử cung là một trường hợp không mong muốn xảy ra ở phụ nữ. Nếu chẳng may gặp phải trường hợp này, chị em cần giữ bình tĩnh, tiến hành đến bệnh viện càng sớm càng tốt. Chi phí điều trị thai ngoài tử cung dựa theo từng bệnh viện và phương pháp điều trị. Việc lựa chọn phương pháp nào để chữa trị cần được sự tư vấn và đồng ý của bác sĩ nữa mẹ nhé.
Như vậy là bài viết trên đã giải đáp cụ thể thắc mắc chửa ngoài tử cung có phải mổ không và các vấn đề liên quan tới một số phương pháp điều trị. Nếu xuất hiện triệu chứng đau bụng hay ra máu bất thường ở giai đoạn sớm thai kỳ,chị em nên đi khám ngay lập tức để được lên phương hướng điều trị kịp thời. Việc điều trị sớm giúp giảm thiểu tình trạng mất máu do vỡ thai, ngăn ngừa nguy cơ bị choáng và tử vong. Cùng với đó gia tăng khả năng giữ lại được vòi trứng nhằm duy trì chức năng sinh sản.
5. Lựa chọn xử lý, điều trị các vấn đề Sản phụ khoa tại Thu Cúc TCI, hưởng loạt ưu đãi lớn
Đối với chị em phụ nữ, các mẹ bầu, dịch vụ khám và điều trị các vấn đề Sản phụ khoa tại Thu Cúc TCI đang là lựa chọn lý tưởng bởi không những được đảm bảo về chất lượng mà chi phí của các dịch vụ còn đang được áp dụng những mức ưu đãi lớn:
5.1. Ưu đãi với các dịch vụ mổ, khám Phụ khoa
– Ưu đãi tới 20% công phẫu thuật mổ phụ khoa.
– Ưu đãi 40% gói khám Phụ khoa tại TCI 286 Thụy Khuê, TCI 32 Đại Từ.
Khám phụ khoa định kỳ, chăm sóc sức khỏe sinh sản với ưu đãi gói khám Sản phụ khoa
5.2. Ưu đãi với dịch vụ siêu âm thai sản
– Ưu đãi 30% các dịch vụ siêu âm thai sản (không áp dụng cho dịch vụ siêu âm đầu dò nhằm phát hiện có thai) tại TCI 32 Đại Từ.
***Áp dụng cho khách hàng đặt lịch qua tổng đài.
5.3. Ưu đãi với dịch vụ Thai sản trọn gói
– Giảm 45% các gói thai sản tiêu chuẩn đẻ thường và đẻ mổ tuần thứ 8, 12, 16. Khách hàng mua gói và khám thai trước 32 tuần tại 32 Đại Từ (từ tuần 32 khách hàng sử dụng dịch vụ tại cơ sở 286 Thụy Khuê).
– Ưu đãi 35% các gói thai sản tiêu chuẩn.
– Ưu đãi 20% các gói thai sản VIP.
Ngoài ra, khách hàng mua/đặt cọc các gói Thai sản tại TCI còn có cơ hội nhận ngay những phần quà hấp dẫn, giá trị và đầy ý nghĩa:
– Khách hàng mua gói Thai sản được tặng bộ ảnh chụp bầu trị giá 5 triệu đồng.
– Khách hàng mua gói/đặt cọc được nhận một trong số nhiều gói quà hấp dẫn. Mỗi gói quà có giá trị là 1 triệu đồng.
>>>>>Xem thêm: Độ tuổi nên đi tầm soát ung thư từng loại bệnh
Ưu đãi Thai sản trọn gói với nhiều phần quà hấp dẫn
Cùng bảo vệ sức khỏe phụ khoa, chăm sóc sức khỏe thai kỳ với những dịch vụ cung cấp bởi Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI. Toàn bộ các cơ sở đều được trang bị máy móc, thiết bị, cơ sở y tế hiện đại, phục vụ tốt nhu cầu thăm khám và điều trị. Bên cạnh đó, đội ngũ y bác sĩ với nhiều năm kinh nghiệm, từng công tác tại các bệnh viện lớn như Sản Hà Nội, Sản Trung ương sẽ luôn đồng hành, tư vấn và hỗ trợ nhiệt tình để xử lý từng vấn đề, khúc mắc của chị em. Với loạt ưu đãi hấp dẫn, áp dụng đồng thời với bảo hiểm y tế, bảo hiểm bảo lãnh, chi phí sẽ không còn là nỗi lo của người bệnh khi tới sử dụng các dịch vụ Sản phụ khoa của Thu Cúc TCI.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.