Mang thai là thiên chức và cũng là niềm hạnh phúc vô bờ bến của người phụ nữ. Nhưng trong thời gian mang thai chị em thường phải đối mặt với nhiều vấn đề về sức khỏe, trong đó có các vấn đề về răng miệng, đặc biệt là sâu răng, viêm lợi. Vậy lí do nào gây ra tình trạng sâu răng, viêm lợi khi mang thai và cách chữa sâu răng khi mang thai như thế nào cho hiệu quả, an toàn? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để bổ xung thêm kiến thức góp phần cho một thai kì khỏe mạnh.
Bạn đang đọc: Chữa sâu răng khi mang thai sao cho nhanh khỏi?
Sâu răng, viêm lợi cũng là vấn đề răng miệng thường gặp ở phụ nữ mang thai (ảnh minh họa).
Tại sao có hiện tượng đau răng khi mang bầu?
Trên thực tế, những phụ nữ mang bầu có nguy cơ cao mắc các bệnh về răng miệng do lượng can xi trong cơ thể thay đổi liên tục. Hơn nữa, Hơn nữa, khi mang bầu, tuyến nước bọt trong cơ thể người mẹ có sự thay đổi. nước bọt tiết ra ít hơn làm men răng yếu đi, răng dễ bị vi khuẩn tấn công gây sâu răng. Bên cạnh đó, có nhiều nguyên nhân khác cũng là tác nhân gây ra bệnh răng miệng ở phụ nữ mang thai. Một số yếu tố chủ yếu có thể kể đến như:
Răng miệng không được chăm sóc tốt
Đây là một trong những lí do hàng đầu gây ra các vấn đề về răng miệng ở phụ nữ mang thai. Theo một số nghiên cứu cho thấy, rất nhiều phụ nữ gặp phải tình trạng viêm lợi khi mang thai bởi trong 3 tháng đầu tiên của thai kì, bạn luôn có xu hướng buồn nôn và nôn khi đánh răng. Do đó, một số phụ nữ mang thai có xu hướng ít đánh răng hoặc không đánh răng. Việc này đã góp phần làm tăng mảng bám răng dẫn đến viêm lợi.
Sự thay đổi nội tiết của cơ thể
Thay đổi nội tiết là nguyên nhân của nhiều bệnh lí ở phụ nữ mang thai, trong đó có các bệnh lí liên quan đến sức khỏe răng miệng. Khi mang thai, một số hoocmôn trong cơ thể người phụ nữ có sự tăng giảm bất thường, làm tăng khả năng giữ nước dẫn đến sưng lợi và viêm lợi thai kì gây đau, khó chịu.
Đau nhức răng khiến mẹ bầu vô cùng khó chịu và mệt mỏi.
Cách chữa sâu răng khi mang thai
Các nhà khoa học khẳng định, nếu người mẹ bị sâu răng khi mang thai thì rất có thể khi được sinh ra, những đứa trẻ sẽ có hệ miễn dịch kém và bộ máy tiêu hóa làm việc không tốt, chưa kể còn xuất hiện một loạt các bệnh khác. Người mẹ bị sâu răng sẽ khiến trẻ cũng bị sâu răng và viêm vòm họng. Vì thế, đối với những phụ nữ mang bầu, điều quan trọng là phải thường xuyên đi khám răng miệng và có những biện pháp chữa trị kịp thời. Việc điều trị các vấn đề răng miệng khi mang thai tốt nhất là trong khoảng thời gian 3 tháng giữa của thai kì.
Tìm hiểu thêm: Top 5 ưu điểm vượt trội chỉ có ở niềng răng Invisalign
nên tới gặp nha sỹ ngay khi phát hiện các vấn đề về răng miệng để được thăm khám, tư vấn và xử trí kịp thời.
Nếu chưa thể sắp xếp được thời gian tới nha sỹ để chữa sâu răng khi mang thai, bà bầu có thể áp dụng một số phương pháp giảm đau răng tại nhà như: chấm tinh dầu bạc hà vào chân răng; thoa nước gừng hoặc tỏi vào răng đau; xúc miệng bằng nước muối ấm hoặc dùng đá lạnh chườm ngoài má (chỗ răng bị đau)…những cách này sẽ giúp giảm cảm giác đau, giúp bạn thoải mái hơn. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn khuyên bạn nên sớm tới gặp bác sỹ nha khoa để được thăm khám chẩn đoán và điều trị triệt để, kịp thời.
>>>>>Xem thêm: Tìm hiểu chung và hình ảnh niềng răng trước và sau thủ thuật
Khoa răng hàm mặt – bệnh viện Thu Cúc là địa chỉ thăm khám và điều trị các bệnh lí răng miệng được nhiều người bệnh tin chọn.
Khoa Răng hàm mặt – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc đã và đang là địa chỉ tin cậy cho nhu cầu chăm sóc sức khỏe răng miệng; điều trị sâu răng của rất nhiều người bệnh. Tại đây, người bệnh sẽ được khám, điều trị bằng những phương pháp điều trị mới nhất, công nghệ điều trị tiên tiến và được điều trị trực tiếp bởi các bác sỹ là những chuyên gia về răng hàm mặt như: Giáo sư, tiến sĩ Đỗ Quang Trung: Nguyên Trưởng bộ môn Răng Hàm Mặt, Đại học Y Hà Nội; chuyên gia đầu ngành về Nha chu…đảm bảo kết quả điều trị tối ưu và an toàn.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.