Thoái hóa khớp xảy ra khi lớp sụn bảo vệ đệm quanh các đầu xương của con người bị hư hại. Nếu không được phát hiện sớm và chữa thoái hóa khớp kịp thời, người bệnh có thể bị tàn phế suốt đời.
Bạn đang đọc: Chữa thoái hóa khớp thế nào cho hiệu quả?
1.Thoái hóa khớp là gì?
Thoái hóa khớp hay còn gọi là viêm xương khớp do thoái hóa, xảy ra khi lớp sụn bảo vệ đệm quanh các đầu xương của con người bị tổn thương. Không chỉ làm giảm ma sát trong các khớp, sụn còn đóng vai trò như “bộ giảm xóc”, vô cùng quan trọng.
Trong hơn 100 loại tổn thương viêm khớp khác nhau, thoái hóa khớp là tổn thương thường gặp phải nhất. Tỷ lệ nam giới bị thoái hóa khớp cao hơn phụ nữ. Tuy nhiên, con số này gần như được san bằng sau tuổi 70.
Hiện nay, căn bệnh thoái hóa khớp ngày càng phổ biến và đang có dấu hiệu trẻ hóa. Theo thống kê tại Việt Nam, có 30% người bị thoái hóa khớp trên tuổi 35, người trên 65 tuổi chiếm 60%.
Tỷ lệ thoái hóa ở các khớp như sau:
– Cột sống thắt lưng: Chiếm tới 31,12%
– Cột sống cổ: Chiếm 13,96%
– Khớp gối: 12,57%
– Các khớp ở ngón tay: 3,13%
– Khớp háng: 12,57%
– Khớp ngón tay cái: 2,52&
– Các khớp khác trong cơ thể: 1,87%
Thoái hóa khớp xảy ra khi lớp sụn bảo vệ đệm quanh đầu xương bị tổn thương.
2. Những nguyên nhân khiến khớp bị thoái hóa
2.1. Nguyên nhân nguyên phát khiến khớp bị thoái hóa
Sự lão hóa
Khớp thường bị thoái hóa từ sau tuổi 40. Tuổi tác càng tăng, khả năng mắc căn bệnh càng cao. Việc lão hóa có quan hệ mật thiết với độ tuổi, cụ thể như sau:
– Tỷ lệ thoái hóa khớp 5%: Từ 15 – 44 tuổi
– Tỷ lệ khớp bị thoái hóa là 25 – 30%: 45 – 64 tuổi
– Tỷ lệ khớp bị thoái hóa là 60 – 90%: Từ 65 tuổi trở lên
Khi còn trẻ, tế bào sụn liên tục được sản sinh và tái tạo. Ngược lại, khi con người dần trưởng thành, tế bào sụn ít được sinh ra, việc tái tạo cũng kém đi. Tuổi càng cao, khả năng tổng hợp các chất để tạo nên mucopolysacarit và collagen cũng suy giảm. Từ đây, chất lượng sụn kém dần, tính đàn hồi cũng như khả năng chịu lực của khớp cũng đi xuống.
Sụn khớp được nuôi dưỡng nhờ dịch thấm từ mạch máu. Tình trạng loãng xương, tổn thương mạch máu ở người lớn tuổi cũng khiến nguồn dinh dưỡng cung cấp cho sụn bị giảm trầm trọng.
Những yếu tố trên khiến các khớp sụn bị thoái hóa, dễ dập vỡ. Song tùy vào cơ địa của mỗi người mà quá trình thoái hóa đến sớm hoặc muộn, nhanh hoặc chậm.
Yếu tố di truyền
Theo các nghiên cứu, một số bệnh lý về khớp cũng có mối liên quan tới gen. Bệnh thường xuất hiện ở người có vấn đề về gen, rối loạn khả năng tổng hợp collagen hay proteoglycan. Ngoài ra, người có tốc độ lão hóa nhanh cũng dễ bị thoái hóa khớp.
2.2. Nguyên nhân thứ phát khiến khớp bị thoái hóa
– Thừa cân, béo phì
Ở người béo phì, trọng lượng cơ thể lớn làm gia tăng áp lực lên hệ xương khớp. Theo các nhà nghiên cứu, người bị béo phì có khả năng mắc các bệnh khớp háng, khớp gối cao gấp 2 – 3 lần người bình thường.
– Đặc thù công việc
Những người làm công việc nặng nhọc, khuân vác nhiều như thợ xây, bốc vác… có nguy cơ cao bị thoái hóa khớp do tải trọng lớn dồn lên khớp trong thời gian dài. Những người này thường dễ bị thoái hóa cột sống, khớp háng hoặc khớp gối.
– Xương khớp bị dị dạng bẩm sinh
Người sinh ra đã bị gai đôi cột sống hay những bất thường về xương khớp dễ bị thoái hóa khớp hơn người bình thường.
– Tổn thương cơ học
Những chấn thương trong lúc hoạt động thể chất, mang vác đồ nặng… có thể làm tổn thương khớp, gây thoái hóa.
– Nội tiết và chuyển hóa
Người mắc các bệnh lý như gout, đái tháo đường, loãng xương do nội tiết…có nguy cơ bị thoái hóa khớp cao.
Tìm hiểu thêm: Khám và điều trị Sarcoma tạo xương
Nếu việc điều trị thoái hóa khớp không được tiến hành nhanh, kịp thời, dễ dẫn tới nguy cơ tàn tật cho bệnh nhân.
3. Triệu chứng điển hình ở người bệnh thoái hóa khớp
Những dấu hiệu thường gặp của người bệnh thoái hóa khớp bao gồm:
– Đau nhức
Tình trạng đau nhức có thể xuất hiện trong và sau vận động. Cơn đau thường âm ỉ hoặc biến mất khi không hoạt động. Trường hợp không điều trị kịp thời, mức độ đau dần tăng và kéo dài, ảnh hưởng tới người bệnh.
– Xuất hiện tiếng khớp kêu khi đi lại
Bệnh nhân có thể cảm nhận cảm giác nóng ran, lộp cộp khi di chuyển hoặc trong lúc vận động.
– Cứng khớp
Không chỉ đau nhức, người bệnh còn gặp phải tình trạng cứng khớp. Triệu chứng này thường xuất hiện sau khi thức dậy, hoặc sau thời gian dài không di chuyển, vận động.
– Cơ bị teo, sưng tấy
Tình trạng bệnh kéo dài dễ dẫn tới sưng tấy cũng như biến dạng khớp, vùng cơ quanh khớp. Trong thời gian dài không vận động, phần đầu gối sẽ bị lệch khỏi trục, cơ bị teo.
4. Cách chữa thoái hóa khớp phổ biến và hiệu quả
Người bệnh có thể thực hiện các phương pháp chữa thoái hóa khớp dưới đây nhằm giảm triệu chứng bệnh.
4.1 Đẩy mạnh các hoạt động thể chất
Tập luyện thể dục thể thao là cách điều trị quan trọng với những người bị viêm xương khớp do thoái hóa. Việc tập luyện đều đặn giúp xây dựng cơ bắp, tăng cường sức mạnh cho khớp… để cải thiện tình trạng bệnh.
Rèn luyện cơ thể cũng hỗ trợ cho việc giảm cân, giảm stress, cải thiện các triệu chứng một cách hiệu quả.
4.2 Giảm cân
Tình trạng khớp bị thoái hóa cũng tồi tệ hơn ở người béo phì, thừa cân. Vì vậy, cần thực hiện việc giảm cân bằng cách ăn uống khoa học, tập thể dục để cải thiện sức khỏe.
4.3 Chữa thoái hóa khớp bằng việc sử dụng thuốc giảm đau
Nếu bệnh nhân đau do thoái hóa khớp, bác sĩ có thể chỉ định dùng một số thuốc giảm đau. Tùy vào mức độ và tình trạng hay các vấn đề sức khỏe đi kèm mà người bệnh sẽ được kê các loại thuốc khác nhau.
Một số loại thuốc có thể sử dụng để cải thiện triệu chứng là: Paracetamol, NSAID (thuốc chống viêm không steroid), tiêm steroid…
>>>>>Xem thêm: Vấn đề liên quan đến đau vai gáy thoái hóa đốt sống cổ
Người bị bệnh thường có triệu chứng đau nhức, cứng khớp.
4.4 Chữa thoái hóa khớp bằng vật lý trị liệu
Sử dụng vật lý trị liệu trong việc điều trị giúp giảm biến chứng thoái hóa khớp được các bác sĩ khuyến khích thực hiện. Ưu điểm của vật lý trị liệu là hạn chế dùng thuốc trong điều trị.
4.5 Chữa thoái hóa khớp bằng phẫu thuật
Chữa thoái hóa khớp bằng phẫu thuật có thể cải thiện triệu chứng bệnh, tăng khả năng vận động. Tuy nhiên phương pháp này chỉ cần thiết khi bệnh nhân trị liệu bằng nhiều cách khác không thành công hoặc khớp bị đau nghiêm trọng.
Thay khớp là phẫu thuật tái tạo khớp cho người bệnh. Phương pháp này có thể được sử dụng với hầu hết các khớp trong cơ thể.
Trong quá trình thay khớp, bác sĩ sẽ loại bỏ phần khớp hư và đặt vào phần khớp nhân tạo. Dù làm bằng vật liệu y sinh đặc biệt nhưng khớp nhân tạo có tuổi thọ lên tới 15 – 20 năm hoặc hơn thế.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.