Tràn dịch màng phổi nếu không được điều trị triệt để có thể gây biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh. Chữa tràn dịch màng phổi càng được thực hiện sớm càng tốt.
Bạn đang đọc: Chữa tràn dịch màng phổi càng được thực hiện sớm càng tốt
1. Tràn dịch màng phổi là gì?
Tràn dịch màng phổi là hội chứng xảy ra đột ngột, gây nên cơn đau ngực dữ dội. Người bệnh có cảm giác đau như xé ngực. Tràn dịch màng phổi nếu không được điều trị triệt để có thể gây biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng tới tính mạng của người bệnh.
2. Chữa tràn dịch màng phổi như thế nào?
Chữa tràn dịch màng phổi cần căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh. Mỗi nguyên nhân gây bệnh sẽ có phương pháp điều trị tương ứng.
Nguyên tắc của chữa tràn dịch màng phổi là phải tiến hành chọc hút dịch để làm xét nghiệm, làm sinh thiết và để tháo bớt dịch cho bệnh nhân dễ thở hoặc rửa màng phổi. Mỗi lần hút nên lấy không quá 1 lít dịch.
Điều trị nội khoa
- Điều trị nguyên nhân: Phải căn cứ vào vi khuẩn của dịch màng phổi và kháng sinh đồ. Nếu chưa có kháng sinh đồ thì dựa vào bệnh cảnh lâm sàng, tính chất dịch màng phổi, kinh nghiệm lâm sàng yếu tố dịch tể và diễn tiến của bệnh. Chủ yếu là kháng sinh bằng đường toàn thân và tại chỗ vào màng phổi.
Tìm hiểu thêm: Bệnh thường gặp ở phổi khi chuyển mùa
-
Kháng sinh đường toàn thân: Nên phối hợp ít nhất 2 kháng sinh diệt khuẩn bằng đường tiêm bắp hay tĩnh mạch trong các trường hợp nặng, có nguy cơ kháng thuốc cao…
-
Kháng sinh vào màng phổi: Thực hiện sau khi chọc dò tháo dịch màng phổi, súc rửa màng phổi bằng dung dịch muối sinh lý, đưa kháng sinh vào màng phổi, có chỉ định nhất là trong trường hợp màng phổi dày, kháng sinh không thể ngấm vào được.
-
Điều trị triệu chứng: Tiến hành điều trị giảm đau và hạ sốt cho người bệnh. Nếu bệnh nhân khó thở nhiều thì tháo bớt dịch, không quá 500 ml/lần hoặc thở oxy qua sonde mũi. Điều trị chống dày dính màng phổi
-
Điều trị hỗ trợ: Nghỉ ngơi tại giường giai đoạn bệnh tiến triển; Ăn nhẹ, dễ tiêu, nhiều đạm, đủ calo và vitamin nhóm B, C; Bù nước và điện giải đủ, nhất là có sốt cao, lấy dịch màng phổi nhiều…
Điều trị ngoại khoa
- Dẫn lưu màng phổi tối thiểu, súc rửa màng phổi và đưa kháng sinh vào màng phổi nhất là trường hợp mủ quá đặc.
- Bóc tách màng phổi khi có dày dính, tạo vách, kén…
Bệnh được xem là khỏi khi toàn trạng khỏe, ăn ngon, không sốt, hết triệu chứng thực thể, X-quang và chọc dò không có dịch, xét nghiệm về máu trở về bình thường.
>>>>>Xem thêm: Dự phòng viêm phổi tái phát bằng thực phẩm
Tràn dịch màng phổi cần được theo dõi và điều trị lâu dài, dưới hướng dẫn của các bác sĩ điều trị, trong thời gian điều trị, người bệnh cần tránh làm việc nặng, quá sức.
Lưu ý trong sinh hoạt hàng ngày, đảm bảo môi trường thông thoáng cho người bệnh, tránh khói thuốc, khí bụi,… Thực hiện tái khám định kỳ và đúng lịch.