Chữa trị bệnh trĩ cần lưu ý những vấn đề gì để hiệu quả điều trị được tối ưu, thời gian hồi phục nhanh chóng? Hãy cùng Thu Cúc TCI tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: Chữa trị bệnh trĩ cần lưu ý những yếu tố này
1. Thế nào là tình trạng mắc trĩ?
Trĩ là hệ quả của tình trạng các đám rối mạch máu trong ống hậu môn bị ứ đọng lại và giãn dần khi tĩnh mạch khi máu không được lưu thông. Khi ấy, thành mạch mỏng bị căng, niêm mạc ống trực tràng bị giãn do tĩnh mạch bị căng phồng. Ngoài ra, máu dễ bị thẩm thấu ra ngoài và niêm mạc có thể bị vỡ. Sau đó, mức độ giãn nặng hơn và sa ra ngoài tăng lên.
Trĩ chủ yếu có hai loại: trĩ nội (internal hemorrhoids) và trĩ ngoại (external hemorrhoids)
Trĩ ngoại: Trĩ ngoại xảy ra khi búi trĩ xuất hiện phía dưới đường lược (còn được gọi là đường hậu môn – trực tràng). Ở thời điểm này, búi trĩ nằm bên dưới lớp da bao quanh hậu môn và được phủ bởi lớp biểu mô vảy..
Trĩ nội: Búi trĩ nội xuất hiện phía trên đường lược và được bao phủ bởi niêm mạc và lớp biểu mô chuyển tiếp.
Ngoài ra, trĩ hỗn hợp là tình trạng bệnh lý kết hợp của hai loại trĩ nội và trĩ ngoại.
Bên cạnh phân loại trĩ, các chuyên gia còn dựa vào độ nặng của bệnh để chia ra các cấp độ. Thông thường có 4 cấp độ bệnh trĩ, trong đó độ 1 thường là thời gian khởi phát của bệnh. Độ 2, độ 3 là thời gian tiến triển và độ 4 là khi các biểu hiện bệnh nặng nề, việc điều trị sẽ trở nên phức tạp hơn.
Bệnh trĩ là căn bệnh gây ra nhiều đau đớn phiền toái cho bệnh nhân
2. Các phương pháp điều trị trĩ được áp dụng phổ biến hiện nay
Bệnh trĩ rất phiền phức và ảnh hưởng tiêu cực đến các chức năng sống mặc dù nó lành tính. Nếu không có can thiệp y tế, bệnh không thể tự khỏi. Căn bệnh này thường được điều trị theo hai cách sau:
2.1. Chữa trị bệnh trĩ bằng phương pháp nội khoa khi bệnh còn nhẹ
Các bác sĩ thường sử dụng phương pháp này cho những bệnh nhân ở mức độ nhẹ như độ 1 và một số trường hợp của độ 2. Bệnh nhân trĩ thường được chỉ định uống hoặc bôi ngoài da. Các loại thuốc sẽ làm nhỏ búi trĩ, dần dần tiêu búi trĩ. Nhìn chung, thuốc thường được chia thành ba loại.
Thuốc hỗ trợ nhuận tràng: Giúp bệnh nhân có thể dễ dàng đại tiện, tránh việc rặn mạnh dẫn đến tình trạng búi trĩ sa ra ngoại nặng thêm
Thuốc giảm đau, giảm triệu chứng: Có tác dụng hạn chế những biểu hiện mà bệnh trĩ đem lại, hạn chế đau đớn cho bệnh nhân.
Thuốc hỗ trợ độ bền tĩnh mạch hậu môn: Giúp gia cố độ bền của tĩnh mạch, hạn chế giãn nở, từ đó hạn chế sự hình thành búi trĩ.
Hầu hết các loại thuốc sẽ được bác sĩ chỉ định theo một thời gian và liều lượng cố định và cụ thể. Bệnh nhân cần tuân thủ liều dùng, thời gian dùng để đảm bảo hiệu quả cao. Ngoài ra, bệnh nhân cần tuân thủ lịch tái khám để bác sĩ đánh giá tình hình và có phương án xử lý nếu thuốc không hiệu quả.
2.2. Chữa trị bệnh trĩ bằng can thiệp ngoại khoa khi búi trĩ tiến triển nặng
Khi búi trĩ đã chuyển sang giai đoạn 3,4 và những trường hợp độ 2 không thể điều trị bằng thuốc, các bác sĩ sẽ chọn phương pháp phẫu thuật hoặc thủ thuật để loại bỏ.
Hiện nay, có một số phương pháp hiện đại, có thể kể đến như Milligan Morgan – Ferguson, kỹ thuật sử dụng súng Longo ít xâm lấn, khâu treo, thắt mạch trĩ, công nghệ tiêu trĩ Laser Diode – không dao kéo. Trong số đó, Laser Diode hiện là công nghệ tối tân trong điều trị, đặc biệt hiệu quả cho trĩ độ 2, độ 3, quá trình thực hiện không dùng dao kéo, không đau, không chảy máu.
Hiện tại Thu Cúc TCI ứng dụng tất cả những công nghệ trên trong điều trị bệnh trĩ cho bệnh nhân và nhận được những phản hồi hài lòng và tích cực.
Tìm hiểu thêm: Giải đáp: Bệnh trĩ có ảnh hưởng đến sinh lý không?
Chữa trị bệnh trĩ tại TCI
3. Bệnh nhân cần lưu ý những điều gì khi điều trị bệnh trĩ?
3.1. Bệnh trĩ không thể tự khỏi, cần tránh tự điều trị
Trĩ là căn bệnh lành tính, tuy nhiên nó không thể tự khỏi được, và cũng không thể khỏi hoàn toàn nếu bệnh nhân tự chữa bằng các phương pháp tự phát. Những bài thuốc truyền miệng chưa được kiểm chứng, những loại loại dược liệu thô, tự điều chế mà không qua kiểm chứng sẽ tiềm ẩn nhiều mối nguy hại cho bệnh nhân. Chẳng những trĩ không khỏi mà còn đối mặt với nguy cơ viêm loét, nhiễm trùng,..
Bệnh nhân tốt hơn hết cần thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín, tránh “tiền mất, tật mang” khi điều trị sai cách.
3.2. Chú trọng tính kịp thời khi điều trị trĩ
Mặc dù là căn bệnh lành tính và rất hiếm khi có ảnh hưởng đến tính mạng ngay, tuy nhiên không nên vì vậy mà chậm trễ trong điều trị. Điều trị bệnh càng sớm càng tốt, các triệu chứng còn nhẹ bao giờ cũng điều trị đơn giản hơn khi bệnh trở nặng.
Bệnh nhân nên đến thăm khám ngay khi xuất hiện các triệu chứng lạ ở hậu môn như đi ngoài kèm máu, ngứa ngáy và đau hậu môn, hậu môn nhớp nháp khó chịu,..
3.3. Chữa trị bệnh trĩ cần đi kèm duy trì lối sống lành mạnh
Bên cạnh việc điều trị bệnh bằng phương pháp chuyên khoa, bác sĩ luôn khuyến cáo bệnh nhân cần duy trì lối sống lành mạnh, ăn uống và vận động hợp lý:
– Ăn nhiều rau củ quả để tăng cường lượng chất xơ trong cơ thể, uống đủ nước để hạn chế táo bón, gây đau đớn khi rặn mạnh mỗi lần đại tiện.
– Hạn chế các thực phẩm gây táo bón như đồ chiên rán, đồ cay nóng, đồ ăn mặn. Ngoài ra, cần đại tiện lành mạnh: rặn đúng cách, không rặn quá mạnh. Đại tiện trong khoảng thời gian cố định thì càng tốt, đặc biệt không nên đại tiện quá lâu, gây ra áp lực lên hậu môn.
– Chú ý chế độ vận động, bệnh nhân nên tập thể dục thể thao lành mạnh và hợp lý. Việc vận động không chỉ giúp hệ tiêu hóa trơn tru hơn mà còn giúp tuần hoàn lưu thông, hạn chế sự ứ trệ máu dẫn đến bệnh trĩ nặng lên.
>>>>>Xem thêm: Những thực phẩm ngăn ngừa bệnh trĩ hiệu quả
Rau củ là thực phẩm rất tốt cho người bị bệnh trĩ
Trên đây là những điều bạn cần để tâm khi chữa trị bệnh trĩ để quá trình chữa bệnh an toàn và đạt hiệu quả tối ưu.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.