Chữa trĩ ngoại bằng thuốc liệu có thực sự hiệu quả?

Bệnh trĩ ngoại có thể gây chảy máu, ngứa rát và nứt nẻ vùng hậu môn, ảnh hưởng tới sức khỏe và làm suy giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vậy nên, việc tìm hiểu về các phương pháp chữa trĩ ngoại mà điển hình là chữa trĩ ngoại bằng thuốc luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu. Điều trị bằng thuốc ưu điểm đơn giản, nhanh chóng, chi phí tiết kiệm. Tuy nhiên thuốc chỉ phù hợp với trĩ ngoại giai đoạn đầu, giúp giảm bớt triệu chứng và cần kết hợp chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh mới mang lại hiệu quả toàn diện.

Bạn đang đọc: Chữa trĩ ngoại bằng thuốc liệu có thực sự hiệu quả?

1. Sơ lược về bệnh trĩ ngoại

1.1. Bệnh trĩ ngoại là gì?

Trĩ là một loại bệnh lý rất phổ biến, gồm trĩ ngoại và trĩ nội được phân biệt bởi vị trí hình thành búi trĩ. Với trĩ ngoại thì búi trĩ nằm dưới lớp da bên ngoài xung quanh vùng hậu, còn trĩ nội thì nằm bên trong hậu môn phía thành trực tràng. Nhiều trường hợp, người bệnh có thể cùng lúc bị cả trĩ ngoại và trĩ nội gọi là bệnh trĩ hỗn hợp.

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây bệnh trĩ ngoại thường là nâng tạ hoặc mang vác vật nặng quá sức, chế độ ăn ít chất xơ, phụ nữ mang thai, người béo phì hoặc người thường xuyên đứng hoặc ngồi quá lâu trong thời gian liên tục, đi đại tiện không đúng cách hoặc do hiện tượng cổ trướng (tích tụ chất lỏng dẫn tới áp lực lên dạ dày và ruột),…

Chữa trĩ ngoại bằng thuốc liệu có thực sự hiệu quả?

Bệnh trĩ ngoại là loại bệnh lý phổ biến gặp ở nhiều đối tượng, độ tuổi khác nhau và không phân biệt nam nữ.

1.2. Triệu chứng nhận biết bệnh

Triệu chứng thường thấy ở trĩ nói chung và trĩ ngoại nói riêng

– Đi ngoài ra máu: Đây là triệu chứng thường gặp và điển hình nhất, máu thường có màu đỏ tươi.

– Người bệnh thường có cảm giác tức và khó chịu ở hậu môn.

– Đau rát hậu môn: Triệu chứng này sẽ rõ ràng hơn lúc trong và sau khi đi vệ sinh hoặc có thể đau âm ỉ cả ngày, nhất là mỗi khi ngồi

– Đi ngoài dễ dàng quan sát thấy búi trĩ sa ra bên ngoài hậu môn

Triệu chứng rõ ràng hơn của trĩ ngoại:

– Ở hậu môn người bệnh xuất hiện mẩu thịt thừa phồng lên, đây chính là búi trĩ.

– Búi trĩ phình to, có màu đỏ sẫm như cục máu đông và có lớp da che phủ nhưng vẫn nhìn thấy rõ các tĩnh mạch chồng chéo lên nhau, nhiều trường hợp còn có thể có mủ chảy ra.

– Hậu môn vì có máu, mủ nên luôn trong tình trạng ẩm ướt gây ngứa ngáy và nóng rát.

– Búi trĩ sẽ phình to lên theo thời gian dẫn đến dễ vỡ hoặc chảy máu mỗi khi va chạm hoặc khi chịu áp lực mạnh hoặc di chuyển.

Triệu chứng trĩ ngoại thường sẽ rõ ràng hơn trĩ nội và có thể nhận biết bệnh từ những giai đoạn đầu tiên. Người bệnh nên chú ý quan sát để phát hiện sớm sẽ hỗ trợ điều trị tốt hơn, tỷ lệ thoát trĩ cao và ngăn tái trĩ.

2. Chữa trĩ ngoại bằng thuốc liệu có hiệu quả?

Trên thực tế, điều trị trĩ ngoại bằng thuốc cũng là một trong những phương pháp được chỉ định rộng rãi do ưu điểm là tiện dụng, đơn giản, chi phí tiết kiệm.

Về nguyên tắc điều trị nội khoa bằng thuốc là sử dụng kết hợp các loại thuốc uống (thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm,…) cùng các loại thuốc bôi hoặc thuốc đặt hậu môn theo đúng chỉ định từ bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc để đảm bảo tính an toàn cũng như hiệu quả điều trị tốt nhất.

Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp có thể điều trị bằng thuốc chỉ áp dụng với trĩ ngoại ở giai đoạn đầu. Trường hợp bệnh trở nặng, búi trĩ phình to kèm triệu chứng nặng thì thuốc không thể kiểm soát bệnh nữa. Lúc này cần can thiệp ngoại khoa mới có thể điều trị dứt điểm trĩ.

Tìm hiểu thêm: Rối loạn tiêu hóa triệu chứng các bệnh về đường tiêu hóa

Chữa trĩ ngoại bằng thuốc liệu có thực sự hiệu quả?

Tùy theo tình trạng cụ thể của búi trĩ, mức độ nghiêm trọng của triệu chứng bác sĩ mới có thể kết luận có thể điều trị trĩ ngoại bằng thuốc hay không?

3. Khi nào người bệnh trĩ nên điều trị ngoại khoa?

Phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ được khuyến cáo dành cho người bệnh trĩ nặng từ độ 3 trở lên, có búi trĩ phình to, trĩ bị huyết khối nặng gây tắc nghẹt cấp tính, trĩ hỗn hợp với khối trĩ ngoại lớn gây ra chảy máu và nhiều đau đớn thậm chí là tình trạng thiếu máu.

Can thiệp ngoại khoa bao gồm các thủ thuật như tiêm xơ, thắt búi trĩ… và thực hiện phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ.

Chữa trĩ ngoại bằng thuốc liệu có thực sự hiệu quả?

>>>>>Xem thêm: Cách chữa táo bón hiệu quả cho bé

Điều trị ngoại khoa thường được áp dụng khi trĩ ở các cấp độ nặng kèm triệu chứng rõ ràng.

3.1. Các thủ thuật chữa trĩ ngoại

Có rất nhiều phương pháp thủ thuật như tiêm xơ, thắt dây thun,… Tuy nhiên trong trường hợp cắt trĩ ngoại thì việc làm thủ thuật cần được xem xét kỹ lưỡng vì vùng hậu môn là cơ quan thụ cảm có chứa nhiều dây thần kinh cảm giác nên sẽ gây nhiều đau đớn khi áp dụng các phương pháp khác này.

3.2. Phẫu thuật chữa trĩ ngoại

Muốn điều trị triệt để bệnh trĩ nói chung cũng như trĩ ngoại thì nhất định cần phải triệt tiêu hoàn toàn búi trĩ. Và phẫu thuật được đánh giá là phương pháp tối ưu nhất để đạt được mục đích trên.

Hiện nay, rất nhiều phương pháp phẫu thuật mổ trĩ khác nhau. Trong đó, phẫu thuật cắt búi trĩ theo phương pháp Longo được đánh giá cao vì cho kết quả điều trị tốt, giảm đau đớn trong và sau mổ, thời gian nằm viện ngắn. Tuy nhiên, người bệnh cần lựa chọn những cơ sở y tế hiện đại với đầy đủ trang thiết bị hỗ trợ để đảm bảo tiến hành phẫu thuật được thuận lợi.

Khi nhận thấy các dấu hiệu nghi ngờ trĩ ngoại, người bệnh cần tiến hành thăm khám sớm, chẩn đoán bệnh chính xác và được hướng dẫn chỉ định chữa trĩ ngoại đúng cách. Khi việc điều trị được tiến hành sớm thì sẽ đơn giản hơn rất nhiều, tỷ lệ thoát trĩ cao và tránh nguy cơ tái trĩ, giúp người bệnh trở lại cuộc sống bình thường mà không cần bận tâm về trĩ.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *