Chữa trĩ ngoại là mong muốn của tất cả người bệnh nhằm thoát khỏi những cơn đau rát, ngứa ngáy vùng hậu môn và nhanh chóng trở lại cuộc sống sinh hoạt bình thường. Tuy nhiên, việc chữa trĩ cần thực hiện đúng phương pháp, tuân thủ nghiêm ngặt các chỉ định từ bác sĩ mới mang lại hiệu quả tốt nhất. Trên cơ sở đó người bệnh mới mau khỏi và thoát trĩ thành công.
Bạn đang đọc: Chữa trĩ ngoại như thế nào để mau khỏi?
1. Chữa trĩ ngoại bao lâu thì khỏi?
Chữa trĩ là cả một hành trình đòi hỏi sự kiên nhẫn của người bệnh kết hợp phương án điều trị đúng cách được bác sĩ chỉ định. Chính vì thế, với câu hỏi “bao lâu thì khỏi trĩ?” sẽ cần phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tình trạng bệnh tình cụ thể, loại trĩ, phương pháp điều trị áp dụng, chế độ chăm sóc người bệnh trĩ,…
Đánh giá thời gian điều trị trong một số trường hợp bệnh cụ thể:
– Với người bệnh lần đầu bị trĩ, phát hiện sớm bệnh khi búi trĩ mới hình thành và kịp thời lên phương án điều trị đúng cách thì có thể được chữa khỏi nhanh chóng, thường chỉ khoảng 1-2 tuần.
– Đối với trĩ ngoại nhẹ ở giai đoạn 1 hoặc 2: Có thể được hết trĩ trong khoảng 1 tháng hoặc 1 vài tuần nếu người bệnh đảm bảo tuân thủ đúng các chỉ định điều trị từ bác sĩ. Trường hợp búi trĩ có kèm theo các khối huyết thì sẽ mất nhiều thời gian hơn, có thể là vài tháng để cải thiện.
– Đối với trĩ ngoại nặng ở giai đoạn 3 hoặc 4: Người bệnh cần tiến hành phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ. Thời gian khỏi bệnh sẽ cần phụ thuộc vào phương pháp phẫu thuật áp dụng và chế độ chăm sóc hậu phẫu.
– Trường hợp trĩ tái phát nhiều lần thì thời gian điều trị sẽ kéo dài và lâu hơn.
– Trường hợp đặc biệt, bệnh trĩ do thai kỳ: Trường hợp này có thể khó chữa dứt điểm và thường được điều trị bảo tồn chờ đến khi sinh xong mới có thể tiến hành chữa bệnh.
2. Những lưu ý trong chữa trĩ ngoại
Đầu tiên, bệnh trĩ không thể tự khỏi, búi trĩ ngoại không tự triệt tiêu dưới mọi hình thức. Chỉ có điều trị đúng cách mới có thể loại bỏ búi trĩ và dứt điểm bệnh. Không chỉ vậy, việc điều trị sai cách còn làm tăng nguy cơ biến chứng, trĩ tái đi tái lại, bệnh tình ngày một trở nên nghiêm trọng. Vậy nên người bệnh cần đặc biệt lưu ý những vấn đề sau đây để chữa trĩ đúng cách và hiệu quả.
– Chữa trĩ nên được tiến hành càng sớm càng tốt. Việc điều trị sớm sẽ đơn giản hơn, mang đến hiệu quả cao, giảm thiểu đau đớn và ngăn ngừa bệnh tái phát.
– Chữa trĩ cần phải chữa đúng cách, trúng đích ngay từ đầu để bệnh không trở nặng thêm.
– Không tự ý chữa trĩ tại nhà. Trong trường hợp nghi ngờ dấu hiệu bệnh trĩ ngoại cần tiến hành thăm khám với bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán, tìm ra căn nguyên của bệnh và hướng dẫn điều trị đúng cách.
– Mổ trĩ, cắt bỏ búi trĩ xong vẫn chưa phải thoát trĩ hoàn toàn vì còn phụ thuộc nhiều vào quá trình chăm sóc hậu phẫu. Chăm sóc đúng cách sẽ quyết định khả năng hồi phục và giảm thiểu nguy cơ tái trĩ.
– Chữa trĩ đòi hỏi tính kiên nhẫn, người bệnh cần tuân thủ các chỉ định của bác sĩ mới mang lại hiệu quả tốt nhất.
Tìm hiểu thêm: Quy trình phẫu thuật thoát vị bẹn
3. Chữa trĩ ngoại như thế nào để mau khỏi?
Chữa bệnh trĩ ngoại muốn mau khỏi cần được tiến hành dựa theo 4 giai đoạn diễn biến của búi trĩ:
– Giai đoạn 1: Búi trĩ mới được hình thành bên ngoài hậu môn
– Giai đoạn 2: Búi trĩ to dần và lòi ra ngoài
– Giai đoạn 3: Trĩ trở nặng, búi trĩ bị tắc gây đau đớn và xuất huyết nhiều hơn
– Giai đoạn 4: Búi trĩ bị viêm sưng đau ngày một nghiêm trọng, nguy cơ biến chứng cao thường là nhiễm trùng hoặc thậm chí là hoại tử búi trĩ.
Khi đó, phương án điều trị tương ứng như sau:
– Giai đoạn đầu (Giai đoạn 1 và 2): Ưu tiên việc điều trị nội khoa kết hợp cùng chế độ ăn uống, sinh hoạt.
– Giai đoạn cuối (Giai đoạn 3 và 4): Thường được chỉ định phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ.
>>>>>Xem thêm: Nguyên nhân dẫn đến nứt kẽ hậu môn
3.1. Chữa trĩ ngoại giai đoạn đầu (1 và 2)
Ở giai đoạn này, búi trĩ mới hình thành nên hầu như không gây ra các triệu chứng hay khó khăn gì cho người bệnh. Việc điều trị bằng thuốc sẽ cho kết quả tốt trong việc giải quyết các triệu chứng và kiểm soát khả năng trở nặng của bệnh.
Người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc uống giúp giảm đau, chống viêm, tăng cường thành mạch,.. kết hợp với các loại thuốc bôi ngoài da cho hiệu quả tại chỗ như giảm ngứa, giảm sưng. Lưu ý rằng, người bệnh tuyệt đối không tự ý mua thuốc mà thực hiện theo chỉ định của bác sĩ sau khi đã thăm khám bệnh.
Bên cạnh việc uống thuốc, người bệnh cũng cần thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, vận động điều độ và hình thành những thói quen sinh hoạt đúng cách như:
– Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ, vitamin, khoáng chất giúp ích cho tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón.
– Tránh đồ ăn cay nóng, đồ ăn nhanh, đồ nhiều dầu mỡ và thức uống có chứa chất kích thích.
– Uống đủ nước mỗi ngày (từ 2 lít nước), với bà bầu cần uống nhiều hơn. Nước giúp tiêu hóa tốt, mềm phân, nhờ đó việc đi ngoài cũng dễ dàng hơn.
– Các thói quen tốt cho người bệnh trĩ ngoại như: Ngồi xổm khi đi đại tiện, không ngồi cầu tiêu quá lâu, không cố rặn mạnh liên tục, vệ sinh sạch sẽ khu vực hậu môn nhất là sau mỗi lần đại tiện,…
– Vận động điều độ, tránh ngồi hoặc đứng quá lâu nguyên một chỗ. Gợi ý tốt nhất là nên đi bộ.
– Chủ động tái khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ.
3.2. Chữa trĩ ngoại giai đoạn cuối (3 và 4)
Lúc này, búi trĩ đã sưng to và các triệu chứng ngày một nghiêm trọng nên phương án điều trị tối ưu nhất được chỉ định là cắt bỏ búi trĩ.
Hiện nay, nhiều phương pháp phẫu thuật với ưu thế xâm lấn tối thiểu, giảm đau đớn đã và đang được áp dụng rộng rãi và được nhiều người bệnh đón nhận, tiêu biểu có thể kể đến là phương pháp cắt trĩ Longo.
Cắt trĩ Longo được thực hiện như thế nào?
Cắt trĩ Longo được thực hiện trên đường lược – nơi có rất ít cơ quan thụ cảm để giảm thiểu đau đớn cho người bệnh. Không chỉ vậy, phương pháp này sử dụng súng khâu cắt tự động hiện đại bậc nhất mang lại độ chính xác cao giúp kéo búi trĩ trở lại đúng vị trí, tiến hành cắt và khâu phần mạch máu tới búi trĩ làm búi trĩ mất máu và dần bị hoại từ. Thời gian thực hiện nhanh chỉ khoảng 30 phút, tỷ lệ thành công cao, hạn chế các biến chứng và ngăn ngừa nguy cơ tái trĩ.
Sau khi cắt trĩ thành công bằng phương pháp Longo, người bệnh sẽ được tiếp tục chăm sóc giai đoạn hậu phẫu để đảm bảo mục tiêu thoát trĩ toàn diện, bệnh không tái phát. Thông thường, người bệnh có thể xuất viện sau 48 giờ và hồi phục hoàn toàn sau 7-10 ngày nếu tuân thủ đúng các hướng dẫn từ bác sĩ.
4. Kết luận
Chữa trĩ ngoại là một quá trình từ việc tìm đúng căn nguyên bệnh, chỉ định phương pháp điều trị phù hợp đến tuân thủ các chế độ chăm sóc giúp người bệnh từng bước thoát trĩ hiệu quả. Trên hết, người bệnh cần lựa chọn các cơ sở y tế uy tín, tiếp nhận thăm khám sớm và điều trị ngay khi nhận thấy những dấu hiệu đầu tiên của trĩ ngoại.