Trĩ nội độ 1 là cấp độ đầu tiên của bệnh trĩ nội và được coi là thời điểm “vàng” để tiến hành điều trị. Tìm hiểu kiến thức chữa trĩ nội độ 1 như thế nào sẽ giúp người bệnh chủ động hơn trong quá trình điều trị đồng thời tránh mắc phải những sai lầm đáng tiếc. Đọc bài viết sau để biết thêm chi tiết.
Bạn đang đọc: Chữa trĩ nội độ 1 và những vấn đề thường gặp
1. Vì sao nên tiến hành chữa trĩ nội độ 1 từ sớm?
Bệnh trĩ nội độ 1 là cấp độ đầu tiên trong 4 cấp độ diễn biến trở nặng của trĩ. Lúc này, búi trĩ mới hình thành trên ống trực tràng, chưa có hiện tượng sa búi trĩ ra ngoài và hầu như chưa gây ra triệu chứng khó chịu gì cho người bệnh.
Vì đây là giai đoạn đầu của bệnh nên việc điều trị thường khá nhẹ nhàng và cho hiệu quả cao. Hay nói cách khác, trĩ độ 1 được coi là thời điểm “vàng” để tiến hành điều trị. Búi trĩ sẽ nhanh chóng được xử lý, chấm dứt các triệu chứng đau đớn và biến chứng nguy hiểm, tỷ lệ tái trĩ là thấp nhất.
Tuy nhiên, xuất phát từ nhiều nguyên nhân mà hầu hết người bệnh đều bỏ qua thời điểm vàng này khiến bệnh trở nặng gây nhiều đau đớn, khó chịu. Trường hợp trĩ nặng độ 3, độ 4 chỉ có phẫu thuật cắt trĩ mới khỏi.
2. Những sai lầm thường gặp trong chữa trĩ nội
2.1. Không nhận biết sớm bệnh
Như đã nói ở trên, trĩ nội độ 1 hầu như không thể hiện các triệu chứng rõ ràng hay gây ra khó chịu cho người bệnh nên việc nhận biết sẽ khó khăn hơn. Tuy nhiên, nếu người bệnh cảnh giác và chú ý quan sát thì vẫn có thể nhìn ra những dấu hiệu bất thường cảnh báo trĩ như sau:
– Chảy máu mỗi khi đi đại tiện: Đây là dấu hiệu điển hình của trĩ nội. Trĩ nội nhẹ có thể thấy máu kèm theo phân hoặc dính trên giấy vệ sinh. Khi bệnh càng trở nặng, có thể thấy máu chảy nhỏ giọt theo tia bắn lên bồn cầu.
– Sưng, ngứa vùng hậu môn: Triệu chứng này sẽ hơi khó nhận biết, chỉ khi người bệnh dùng sức rặn mạnh hoặc chịu áp lực lớn lên vùng hậu môn mới có thể cảm nhận rõ ràng nhất.
Những dấu hiệu nêu trên thường dễ nhầm lẫn với những khó chịu thông thường vùng hậu môn, nên người bệnh có thể chủ quan và bỏ qua.
Lời khuyên:
Khi gặp phải những dấu hiệu nêu trên, bạn nên chủ động thăm khám với bác sĩ chuyên khoa sớm. Bác sĩ sẽ tiến hành nội soi trực tràng để kiểm tra xem có búi trĩ hình thành hay không, kết luận chính xác về bệnh và đưa ra phương án xử lý đúng cách.
Tìm hiểu thêm: Dấu hiệu cảnh báo bệnh viêm loét đại trực tràng chảy máu
2.2. Phát hiện bệnh nhưng trì hoãn điều trị
Chắc hẳn không ít người sẽ tự hỏi rằng, phát hiện sớm được bệnh có lợi như vậy tại sao lại trì hoãn điều trị? Hầu hết đều xuất phát từ tâm lý chủ quan cho rằng trĩ không phải bệnh nguy hiểm và trĩ nội độ 1 chưa ảnh hưởng nhiều tới sinh hoạt hằng ngày nên người bệnh chấp nhận “sống chung” với bệnh. Chỉ đến khi “nước đến chân mới nhảy”, trĩ gây nhiều đau đớn không thể chịu nổi thêm mới bắt đầu tìm đến bác sĩ.
Lời khuyên:
Trĩ không thể tự khỏi, để lâu bệnh sẽ thêm nặng nên việc điều trị cần được tiến hành càng sớm càng tốt. Không nên vì bất kỳ lý do gì mà trì hoãn, càng về sau việc điều trị sẽ trở nên khó khăn và phức tạp hơn.
2.3. Chữa trĩ nội độ 1 sai cách
Đây có lẽ là vấn đề mà nhiều người bệnh trĩ gặp phải nhất. Trĩ là một bệnh thuộc vùng hậu môn – trực tràng, người bệnh thường có tâm lý e ngại, khó nói về bệnh và thường lựa chọn cách âm thầm tự chữa trĩ tại nhà bằng việc tự kê đơn thuốc, áp dụng kinh nghiệm truyền miệng hay các bài thuốc dân gian,…
Trên thực tế, việc chữa trĩ tại nhà tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, dễ đi sai cách, chữa không đúng đích làm bệnh không những không khỏi mà còn nhanh chóng trở nặng, sinh biến chứng.
Lời khuyên:
Người bệnh tuyệt đối không tự ý điều trị tại nhà, không nên tham khảo đơn thuốc hay cách điều trị của ngườ bệnh khác vì tình trạng bệnh và cơ địa của mỗi người là khác nhau. Tốt nhất, người bệnh phải thăm khám trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa, chẩn đoán bệnh chính xác và đưa ra phương án điều trị phù hợp.
3. Chỉ định điều trị với trĩ nội độ 1
Bệnh trĩ nội độ 1 thường được ưu tiên điều trị nội khoa bằng thuốc cùng kết hợp chế độ chăm sóc đúng cách và tuân thủ lịch tái khám định kỳ.
3.1. Chữa trĩ nội độ 1 bằng thuốc
Thuốc sẽ được áp dụng với bệnh trĩ ở giai đoạn đầu (trĩ độ 1, độ 2) và có tác dụng xử lý các triệu chứng, giảm đau, chống viêm, giúp tăng cường thành tĩnh mạch. Người bệnh có thể được chỉ định sử dụng cả thuốc uống, thuốc bôi kết hợp để có được hiệu quả tốt nhất.
Như đã nói ở trên, người bệnh không được tự ý kê đơn, mua thuốc điều trị tại nhà mà bắt buộc cần thực hiện đúng theo chỉ định của bác sĩ sau khi đã được tiến hành thăm khám trực tiếp.
>>>>>Xem thêm: Các loại ung thư đường tiêu hóa
3.2. Chế độ ăn uống, sinh hoạt cho người bệnh trĩ nội độ 1
Bên cạnh việc dùng thuốc, người bệnh trĩ cũng cần quan tâm đến chế độ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày để có hiệu quả điều trị tốt nhất. Cụ thể:
– Thực hiện chế độ ăn khoa học, đảm bảo dễ tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón.
– Điều chỉnh thói quen sinh hoạt hằng ngày phù hợp với người bệnh trĩ.
– Thực hiện vệ sinh sạch sẽ khu vực hậu môn đúng cách và đều đặn mỗi ngày.
Tất cả sẽ được bác sĩ hoặc điều dưỡng hướng dẫn chi tiết, người bệnh cần tuân thủ và duy trì nghiêm túc.
Việc thăm khám theo lịch hẹn sẽ giúp bác sĩ đánh giá đúng quá trình điều trị, hiệu quả làm lành búi trĩ cũng như xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh, điều chỉnh hoặc thay đổi đúng hướng khi cần.
Chữa trĩ nội độ 1 không khó, chỉ cần được nhận biết sớm và đi đúng hướng điều trị, người bệnh tuân thủ chỉ định từ bác sĩ thì bệnh sẽ dễ dàng được triệt tiêu. Đừng để trĩ “hoành hành” gây khó khăn cho cuộc sống của bạn, thay vào đó hãy chủ động điều trị sớm và dứt điểm trĩ ngay từ đầu.