Ung thư dạ dày là tình trạng tế bào ở dạ dày đột ngột biến đổi cấu trúc trở nên bất thường mất kiểm soát trong thời gian dài. Qua một thời gian các tế bào này có thể xâm lấn đến các mô gần hoặc di căn đến các cơ quan khác. Vậy chữa ung thư dạ dày thế nào để đạt hiệu quả tốt, các phương pháp điều trị bệnh là gì? Những băn khoăn này của bạn sẽ được giải đáp trong bài viết sau đây.
Bạn đang đọc: Chữa ung thư dạ dày thế nào hiệu quả?
1. Khái quát về bệnh ung thư dạ dày
1.1 Ung thư dạ dày chữa khỏi được không? – Giải đáp
Đa số bệnh nhân khi được chẩn đoán ung thư dạ dày thường băn khoăn về phương pháp điều trị bệnh và tiên lượng sống của bệnh trong bao lâu.
Thông thường, nếu được phát hiện sớm thì việc điều trị ung thư thường dễ dàng hơn rất nhiều bởi các tế bào ung thư chưa xâm lấn các mô và các cơ quan quan trọng. Đồng thời, chức năng của các cơ quan cũng chưa bị ảnh hưởng dẫn tới phác đồ điều trị sẽ hiệu quả hơn, chi phí cũng tiết kiệm hơn.
Các phương pháp điều trị có loại bỏ được hoàn toàn khối u hay không, thời gian điều trị thế nào và ung thư có tái phát hay không phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Các bác sĩ cần xác định phương hướng để điều trị hiệu quả, giảm triệu chứng và đau đớn mà vẫn đảm bảo phòng ngừa tái phát.
Các phương pháp điều trị có loại bỏ được hoàn toàn khối u hay không, thời gian điều trị thế nào và ung thư dạ dày có tái phát hay không phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố.
1.2 Xác định tình trạng sớm giúp chữa ung thư dạ dày hiệu quả
Ung thư dạ dày về cơ bản có thể chia thành 3 thể thông qua những tổn thương và đặc điểm của khối u:
– Ung thư dạ dày thể u: Khối u phát triển trong lòng của dạ dày và có vết loét cùng hoại tử ở trong dạ dày.
– Ung thư dạ dày thể loét: Những vết loét không đều, gồ ghề, cứng và dễ chảy.
– Ung thư thể thâm nhiễm: Tổn thương trong một vùng ở dạ dày, niêm mạc dạ dày có thể viêm hoặc bình thường. Bên cạnh đó, có những hình thái tổn thương như thâm nhiễm cứng toàn bộ tại dạ dày, dạ dày có hình ống. Tiên lượng của thể này thường nặng hơn.
1.3 Tiên lượng sống của bệnh ung thư dạ dày
Căn bệnh ung thư dạ dày được đánh giá là một trong những bệnh lý phổ biến và nguy hiểm hàng đầu trong số các bệnh lý về tiêu hóa. Đây cũng là một trong số những bệnh lý có tỉ lệ tử vong cao.
Ung thư dạ dày nếu được phát hiện sớm thì có tỉ lệ điều trị thành công cao hơn rất nhiều so với phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn. Tuy nhiên, rất ít trường hợp phát hiện ra bệnh ở thời điểm này bởi bệnh có dấu hiệu nhận biết ban đầu rất mơ hồ. Đa số các trường hợp phát hiện sớm thường do vô tình hoặc đi thăm khám sức khỏe định kì.
Bệnh ung thư dạ dày ở giai đoạn muộn thì việc điều trị thường mang tính chất duy trì sự sống và ngăn ngừa triệu chứng giúp chất lượng cuộc sống hàng ngày của người bệnh được cải thiện.
Tìm hiểu thêm: Niêm mạc tử cung dày bao nhiêu thì có thai?
Bệnh ung thư dạ dày nếu phát hiện ở giai đoạn muộn thì tỉ lệ điều trị thành công tương đối thấp
2. Các phương pháp điển hình trong điều trị bệnh ung thư dạ dày
2.1 Phương pháp hóa trị
Hóa trị là phương pháp sử dụng trong chữa ung thư dạ dày. Hóa trị hay chính là tiêu diệt các tế bào ung thư bằng thuốc với dạng viên hoặc truyền trực tiếp thuốc vào trong tĩnh mạch. Thuốc sẽ từ đường máu đến khắp cơ thể và loại bỏ tế bào ung thư. Sau đó thu nhỏ kích thước hoặc tác động đến khối u để giảm triệu chứng bệnh, đồng thời làm chậm quá trình lây lan của ung thư.
Trường hợp nặng, bệnh nhân ung thư dạ dày cần phải tiếp nhận hóa trị liều mạnh để loại bỏ tế bào ung thư, giai đoạn này thường kéo dài trong vài tuần sau đó nghỉ ngơi chờ phục hồi. Vì tác động đến toàn cơ thể trong đó có cả tế bào khỏe mạnh nên người bệnh có thể gặp phải tác dụng phụ như: buồn nôn, rụng tóc, giảm hồng cầu, suy giảm miễn dịch…
2.2 Phương pháp xạ trị
Xạ trị dùng các tia bức xạ với năng lượng cao như tia X hoặc proton để tăng hiệu quả điều trị. Phương pháp này thường được kết hợp với phẫu thuật hoặc hóa trị để tối ưu hiệu quả.
Phương pháp này làm giảm kích thước khối u, loại bỏ tế bào ung thư và làm chậm sự phát triển của ung thư hoặc giảm đau, giảm triệu chứng bệnh.
Xạ trị cũng có một số tác dụng phụ nhất định như: suy nhược cơ thể, kích ứng khu vực da tiếp xúc xạ trị, buồn nôn… Các tác dụng phụ có thể giảm khi đợt điều trị kết thúc.
>>>>>Xem thêm: Đau núm ty là bị bệnh gì? Có nguy hiểm không?
Bệnh nhân ung thư dạ dày thăm khám và điều trị với bác sĩ Singapore tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc
2.3 Phẫu thuật
Phẫu thuật thường được áp dụng ở giai đoạn đầu của ung thư dạ dày để đạt hiệu quả cao nhất, thường không được chỉ định khi ung thư đã di căn đến các cơ quan xa.
Phương pháp này có thể hạn chế tình trạng chèn ép lên các mô khỏe mạnh và tránh ảnh hưởng đến chức năng cơ thể người bệnh từ đó giúp bệnh nhân nâng cao chất lượng sống và kéo dài tuổi thọ.
2.4 Liệu pháp nhắm trúng mục tiêu
Phương pháp này thường được sử dụng đơn lẻ hoặc song song với các phương pháp khác. Nhắm trúng mục tiêu là điều trị với các loại thuốc nhắm đến các protein và gen nuôi dưỡng tế bào ung thư để ngăn chặn chúng từ đó khiến khối u tự bị phân hủy và tiêu diệt mà không ảnh hưởng đến các cơ quan khác.
Cần xét nghiệm ung thư dạ dày trước khi tiến hành điều trị với liệu pháp này và lựa chọn loại thuốc điều trị phù hợp.
Ung thư dạ dày nói riêng và ung thư nói chung điều trị với phương pháp nào thì cần sự đánh giá, phân tích và nghiên cứu của chuyên gia. Và chữa ung thư dạ dày thì dù phương pháp nào cũng sẽ có những ảnh hưởng nhất định về thể chất và sức khỏe hay có tác dụng phụ. Do đó, người bệnh cần lạc quan và xây dựng lối sống khoa học nhất để quá trình phục hồi diễn ra nhanh chóng và hiệu quả điều trị cao nhất.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.