Chữa ung thư gan giai đoạn cuối như thế nào?

Chữa ung thư gan giai đoạn cuối là một hành trình cần bệnh nhân giữ vững tinh thần lạc quan kết hợp với phác đồ điều trị phù hợp. Vậy chữa như thế nào hiệu quả, người bệnh cần lưu ý những gì? Bài viết sau đây sẽ giải đáp những băn khoăn của các bạn.

Bạn đang đọc: Chữa ung thư gan giai đoạn cuối như thế nào?

1. Bệnh ung thư gan và ung thư gan giai đoạn cuối

Ung thư gan là hiện tượng phát triển đột biến tế bào ung thư ở gan dẫn tới hình thành khối u ảnh hưởng chức năng gan và các cơ quan khác. Ung thư gan được chia thành 2 dạng như sau:

– Ung thư tế bào gan nguyên phát(hay ung thư biểu mô tế bào gan) là hiện tượng ung thư hình thành từ gan. Đây là tình trạng phổ biến hàng đầu với tỉ lệ mắc ở nam giới cao hơn so với nữ giới, đặc biệt là nam giới ở độ tuổi trung niên.

Hiện chưa có nguyên nhân chính xác dẫn tới ung thư gan tuy nhiên bệnh xơ gan hay viêm gan B, C được cho là nguy cơ gây ra bệnh.

– Ung thư di căn gan: Khác với ung thư biểu mô tế bào, ung thư gan thứ phát hay ung thư di căn gan hình thành khi ung thư từ cơ quan khác lây lan sang gan.

Những bệnh ung thư nguy cơ cao di căn đến gan có thể kể đến như: ung thư phổi, ung thư tiêu hóa, ung thư vú…

Ung thư gan giai đoạn cuối là tình trạng tế bào ung thư đã di căn đến nhiều cơ quan của cơ thể, đặc biệt là phổi, xương, hạch bạch huyết… Giai đoạn này, việc điều trị mang tính chất cải thiện chất lượng sống, ngăn ung thư di căn và giảm biến chứng… Các phương pháp thường được điều trị giai đoạn này là phẫu thuật, hóa chất, nút mạch…

Chữa ung thư gan giai đoạn cuối như thế nào?

Ung thư gan giai đoạn cuối là tình trạng tế bào ung thư đã di căn đến nhiều cơ quan của cơ thể, đặc biệt là phổi, xương, hạch bạch huyết…

2. Chữa ung thư gan trong giai đoạn cuối bằng cách nào?

2.1 Chữa ung thư gan trong giai đoạn cuối cùng phác đồ điều trị trúng đích

Tỉ lệ sống của ung thư gan nói riêng và ung thư giai đoạn cuối nói chung thường thấp hơn nhiều so với giai đoạn đầu. Mặc dù các bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ chuyên biệt cho từng bệnh nhân nhưng gan được coi là một cơ quan có nhiều chức năng quan trọng. Gan bị hủy hoại đồng nghĩa với nhiều hoạt động quan trọng của cơ thể bị ảnh hưởng,.

Đặc biệt là khi người bệnh không giữ được trạng thái tích cực thì việc điều trị càng trở nên phức tạp hơn. Những phương pháp được dùng trong điều trị ung thư gan giai đoạn cuối bao gồm:

– Thuốc nhắm trúng mục tiêu

– Hóa trị để tiêu diệt tế bào ung thư khắp cơ thể

– Bức xạ để loại bỏ ung thư đồng thời giảm đau đớn cho người bệnh

– Phóng xạ để hủy nguồn cung cấp máu tới khối u

– Chăm sóc giảm nhẹ để hạn chế tối đa triệu chứng, đau đớn cho người bệnh.

2.2 Chữa ung thư gan ở giai đoạn cuối với chế độ chăm sóc bệnh nhân tốt

Để bệnh nhân có sức đề kháng tốt, phối hợp chặt chẽ với điều trị ung thư gan thì người bệnh cần xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp, đặc biệt là các nguyên tắc ăn uống sau:

Bổ sung thực phẩm chứa nhiều hàm lượng protein

Nên tăng cường hấp thu protein từ thực vật, hạn chế cholesterol từ động vật.Những thực phẩm chứa nhiều protein thực vật bao gồm: ngô ngọt, khoai tây, súp lơ xanh, măng tây, đậu bắp, ngô ngọt…

Tìm hiểu thêm: Toàn cảnh quy trình nha khoa cạo vôi răng

Chữa ung thư gan giai đoạn cuối như thế nào?

Bệnh nhân ung thư gan nên hạn chế những thực phẩm chứa nhiều protein

Bổ sung nhiều thực phẩm chứa nhiều axit amin

Những thực phẩm chứa axit amin có lợi cho sức khỏe, tuy nhiên nếu sử dụng quá đà có thể gây những ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe, đặc biệt là với người bệnh ung thư gan.

Thực phẩm chứa nhiều axit amin rất có lợi cho bệnh nhân ung thư gan bởi cung cấp thêm khối lượng nạc, cải tạo việc trao đổi chất và kích thích tái tạo gan.Những thực phẩm chứa nhiều axit amin bao gồm: các loại hạt, ngũ cốc, tảo biển, trứng, cá…

Thực phẩm có liều lượng vitamin và khoáng chất cao

Bệnh nhân ung thư gan giai đoạn cuối nên bổ sung nhiều vitamin A,B,C,E…Những loại thực phẩm có thể bổ sung bao gồm: cà rốt, khoai tây, trái cây, hạt…

Thực phẩm nhiều Magie và Trytophan

Thực phẩm này giúp giảm mất ngủ, sợ hãi, trầm cảm, qua đó hỗ trợ điều trị ung thư gan hiệu quả.Nhóm thực phẩm chứa nhiều Magie bao gồm: hoa quả, gạo lứt, hẹ, rong biển…Nhóm thực phẩm chứa nhiều Tryptophan: thịt gà, chuối tiêu, sữa, thịt bò…

Những thực phẩm nên tránh cho người bệnh ung thư gan

Bên cạnh những nhóm thực phẩm nên bổ sung, người bệnh cũng nên hạn chế những thực phẩm sau đây:– Thức ăn có hàm lượng dầu mỡ cao, đặc biệt là mỡ động vật– Hạn chế thực phẩm nhiều cholesteron như nội tạng động vật hay lòng trắng trứng…– Không ăn nhiều thực phẩm chế biến sẵn và đồ ăn nhanh– Không ăn thực phẩm có hàm lượng muối nhiều– Tuyệt đối không sử dụng rượu bia và các loại đồ uống có cồn.Chữa ung thư gan giai đoạn cuối như thế nào?

>>>>>Xem thêm: Các giai đoạn tiến triển của bệnh ung thư dạ dày

Người bệnh ung thư gan không nên uống nhiều rượu bia hay đồ uống có cồn

2.3 Điều trị ung thư gan giai đoạn cuối với chế độ tập luyện khoa học

– Bệnh nhân nên vận động nhẹ nhàng, luyện tập thể dục để tăng cường sức khỏe, sức bền và độ dẻo dai cho cơ thể.– Cần chú ý đến vấn đề vệ sinh như súc miệng nước muối, vệ sinh chân canuyn hàng ngày…– Tái khám khi cơ thể có dấu hiệu bất thường như: nôn, khó thở, đau đớn…– Ngoài ra nên chủ động liên lạc với bác sĩ khi cần.– Giữ tinh thần lạc quan tích cực, bỏ những quan điểm sai lầm về bệnh ung thư gan:+ Ung thư gan có lây không: Hiện tại chưa có nghiên cứu về mức độ lây truyền của ung thư gan khi tiếp cúc gần gũi, thậm chí là quan hệ tình dục.+ Ung thư gan giai đoạn cuối sống được bao lâu: Điều này có ảnh hưởng rất lớn từ nhiều yếu tố như: môi trường, chế độ sinh hoạt, phác đồ điều trị, thể trạng người bệnh, tuổi tác, độ phù hợp với điều trị… Không có mốc thời gian cố định cho tiên lượng ung thư gan giai đoạn cuối nên điều người bệnh cần làm là sống khoa học và tích cực phối hợp với bác sĩ điều trị.Trên đây chúng tôi đã giải đáp thắc mắc cho việc chữa ung thư gan giai đoạn cuối thế nào? Người bệnh nếu tìm hiểu nhận thấy tình trạng sức khỏe có vấn đề thì nên chủ động đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán điều trị sớm nhất.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và
tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *