Ung thư tuyến giáp là bệnh ung thư thường gặp ở phụ nữ trẻ và nguy hiểm hơn khi bệnh đang có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây. Chữa ung thư tuyến giáp thế nào là vấn đề được nhiều người quan tâm.
Bạn đang đọc: Chữa ung thư tuyến giáp thế nào?
Ung thư tuyến giáp là gì?
Ung thư tuyến giáp là bệnh lý ác tính bắt nguồn từ tuyến giáp – một phần của hệ thống nội tiết, điều hòa nội tiết trong cơ thể. Tuyến giáp hấp thu iot từ máu để sản xuất hormone tuyến giáp, giúp cho sự trao đổi chất của cơ thể. Nếu phát hiện sớm, bệnh có thể chữa khỏi hoàn toàn.
Ung thư tuyến giáp là bệnh lý ác tính bắt nguồn từ tuyến giáp
Chữa ung thư tuyến giáp thế nào?
Tùy thuộc độ tuổi, loại ung thư tuyến giáp, giai đoạn ung thư, sức khỏe mà bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ điều trị phù hợp như: phẫu thuật, xạ trị… Thông thường, sau khi phẫu thuật, bạn có thể cần điều trị bằng iod phóng xạ để tiêu diệt bất kỳ tế bào ung thư còn sót. Người bệnh có thể cần dùng thuốc hormone tuyến giáp suốt đời để ngăn chặn tình trạng suy giáp.
Tìm hiểu thêm: Ung thư bàng quang giai đoạn 2
Các phương pháp điều trị phụ thuộc vào độ tuổi, loại ung thư tuyến giáp, giai đoạn ung thư, sức khỏe nói chung của người bệnh.
Các phương pháp điều trị ban đầu bao gồm:
- Phẫu thuật: bác sĩ sẽ phẫu thuật để loại bỏ các phần của tuyến giáp có chứa ung thư . Các phương pháp phẫu thuật gồm: cắt bỏ 1 phần (cắt thùy), cắt bỏ 2 thùy, cắt bỏ gần như toàn bộ tuyến giáp chỉ giữ lại 1 phần, loại bỏ các hạch bạch huyết.
- I-ốt phóng xạ: được sử dụng bổ trợ sau khi phẫu thuật để tiêu diệt bất kỳ tế bào ung thư tuyến giáp còn lại.
- Liệu pháp ức chế hormone tuyến giáp (TSH): Liệu pháp này giúp ngăn chặn sự tăng trưởng của tế bào ung thư còn lại.
>>>>>Xem thêm: Chăm sóc nướu răng thế nào để nướu luôn khỏe?
Liệu pháp TSH giúp ngăn chặn sự tăng trưởng của tế bào ung thư còn lại.
- Hóa trị và xạ trị: cũng có thể áp dụng cho các trường hợp ung thư tuyến giáp được chẩn đoán ở giai đoạn muộn.
- Sau điều trị: sau khi điều trị ung thư tuyến giáp, bạn có thể cần dùng thuốc hormone suốt đời để thay thế hormone mà cơ thể không còn khả năng sản xuất. Ngoài ra, người bệnh cần theo dõi định kỳ, tái khám 6 tháng – 1 năm/ 1 lần hoặc bất cứ khi nào có các triệu chứng như nổi hạch ở cổ, khó thở, khó nuốt.
Những phương pháp điều trị trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Để biết chính xác Bệnh viện Thu Cúc áp dụng phương pháp nào hoặc đăng ký khám và điều trị ung thư với bác sĩ Singapore tại Khoa ung bướu – Phòng khám chuyên gia Singapore, Bệnh viện Thu Cúc, vui lòng liên hệ: 0907 245 888.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.