Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm, khoảng 73,7% cư dân toàn cầu mắc các bệnh lý đường hô hấp; trong đó, 36,6% là bị viêm Amidan. Viêm Amidan có thể xuất hiện ở bất cứ ai nhưng trẻ nhỏ là đối tượng bệnh lý này dễ tấn công nhất. Viêm Amidan ở trẻ nhỏ nếu không được điều trị tích cực có thể diễn biến tới viêm khớp cấp, viêm thận cấp,… Vậy, chữa viêm Amidan cho trẻ như thế nào thì hiệu quả? Đọc thông tin trong bài viết sau, bố mẹ nhé!
Bạn đang đọc: Chữa viêm Amidan cho trẻ: Tổng hợp phương pháp
1. Viêm Amidan: Thông tin tổng quát cơ bản
1.1. Khái niệm
Amidan nằm tại hầu họng, được tạo thành từ các mô mềm có chức năng tương tự các hạch bạch huyết (lympho). Bao phủ Amidan là một lớp niêm mạc màu hồng, chạy qua lớp này là các hố, có tên crypts. Mỗi người, cả người trưởng thành và trẻ nhỏ, có tất cả 4 loại Amidan là: Amidan khẩu cái, Amidan lưỡi, Amidan vòm và Amidan vòi. 4 loại Amidan này sắp xếp thành một vòng quanh hầu họng trong, vòng này được gọi là Waldeyer. Vòng Waldeyer hay các Amidan có chức năng như những “người gác đền”, ngăn chặn các tác nhân tiêu cực từ môi trường xâm nhập vào cơ thể thông qua hầu họng.
Trong một số trường hợp, khi số lượng các tác nhân tiêu cực tấn công cơ thể quá lớn, Amidan không thể hoàn thành nhiệm vụ của chúng, tại Amidan sẽ xuất hiện tình trạng viêm nhiễm hay chúng ta còn có thể nói: Bệnh lý viêm Amidan sẽ hình thành.
Viêm Amidan hình thành do số lượng tác nhân tiêu cực tấn công cơ thể quá lớn
1.2. Nguyên nhân
Chúng ta có những tác nhân tiêu cực nào từ môi trường có thể gây viêm Amidan? Được biết, phần lớn các trường hợp viêm Amidan phát sinh là do virus và vi khuẩn. Cụ thể, những virus, vi khuẩn gây viêm Amidan phổ biến nhất là Adenovirus, Enterovirus, Herpes Simplex,… (virus) và Streptococcal,… (vi khuẩn)
1.3. Phân loại
Viêm Amidan không chỉ có một loại. Dựa trên khả năng tồn tại, viêm Amidan được phân loại thành: Viêm Amidan cấp tính và viêm Amidan mãn tính.
– Viêm Amidan cấp tính: Là viêm Amidan khởi phát như khái niệm, nghĩa là khởi phát khi Amidan vô phương chống đỡ một số lượng quá lớn virus, vi khuẩn xâm nhập cơ thể thông qua hầu họng. Viêm Amidan cấp tính chủ yếu xảy ra ở Amidan khẩu cái và thường kéo dài không quá 10 ngày.
– Viêm Amidan mãn tính: Là viêm Amidan cấp tính có xu hướng tái phát nhiều lần trong năm. Số lần tái phát để viêm Amidan cấp tính được đánh giá là đã chuyển sang viêm Amidan mãn tính là trên 3 lần/năm.
1.4. Triệu chứng
Viêm Amidan là bệnh lý một khi đã tồn tại thì sẽ biểu hiện rõ ràng. Theo đó, trẻ bị viêm Amidan thường có những triệu chứng sau: Sốt, đau đầu, đau tai, đau họng, chảy nước miếng, khàn tiếng, khó nuốt, khó thở, ngủ ngáy, ngưng thở khi ngủ, hơi thở có mùi hôi, sưng hạch bạch huyết cổ, nôn mửa, đau bụng,…
1.5. Biến chứng
Như đã chia sẻ phía trên, viêm Amidan có thể diễn tiến đến nhiều biến chứng, từ đơn giản đến phức tạp. Một số biến chứng phổ biến nhất của viêm Amidan chúng ta có thể kể đến là:
– Áp xe peritonsillar: Là hiện tượng một túi mủ hình thành từ tình trạng viêm nhiễm quá mức tại Amidan. Túi mủ này nằm cạnh Amidan, đẩy Amidan về phía đối diện và phải được dẫn lưu khẩn cấp.
– Bệnh bạch cầu đơn nhân cấp tính: Có khả năng xảy ra nếu viêm Amidan là do virus Epstein-Barr. Biến chứng này có dấu hiệu nhận biết là sốt, đau họng, phát ban, mệt mỏi.
– Viêm khớp cấp: Biến chứng viêm khớp cấp làm các khớp ngón tay, khớp cổ tay, khớp đầu gối, khớp ngón chân, trẻ… sưng, nóng, đỏ, đau,…
– Viêm thận cấp, viêm cầu thận cấp: Trẻ bị biến chứng viêm thận cấp, viêm cầu thận cấp có biểu hiện là phù chân, phù mặt,…
Tìm hiểu thêm: Bệnh sởi ở trẻ: Toàn bộ thông tin hữu ích
Viêm Amidan có thể biến chứng đến viêm khớp cấp
2. Chữa viêm Amidan cho trẻ: Những điều bố mẹ phải biết
2.1. Chẩn đoán
Bởi viêm Amidan có thể biến chứng, khi trẻ có những dấu hiệu viêm Amidan đã được liệt kê trong mục 1.4, bố mẹ phải đưa trẻ đến cơ sở y tế uy tín gần nhất ngay. Tại đấy, trẻ sẽ được chuyên gia thăm khám lâm sàng và nội soi tai mũi họng. Nếu sự tồn tại của viêm Amidan được chẩn đoán xác định sau đó, chuyên gia sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp với tình trạng viêm Amidan ở trẻ.
Thông thường, phương pháp điều trị nội khoa sẽ được chỉ định cho trẻ bị viêm Amidan cấp tính. Còn trẻ bị viêm Amidan mãn tính hoặc viêm Amidan cấp tính không đáp ứng hoặc đáp ứng kém điều trị nội khoa, chuyên gia sẽ chỉ định phương pháp điều trị ngoại khoa – phẫu thuật cắt Amidan.
2.2. 2 phương pháp chữa viêm Amidan cho trẻ
2.2.1. Chữa viêm Amidan cho trẻ bằng phương pháp nội khoa
Điều trị nội khoa, trẻ chủ yếu được sử dụng kháng sinh. Bố mẹ nên nhờ: Tuân thủ tuyệt đối chỉ định của chuyên gia về loại và lượng kháng sinh sử dụng cho trẻ là vô cùng cần thiết để kiểm soát tình trạng viêm Amidan, ngăn chặn nguy cơ viêm lan tỏa từ Amidan sang các bộ phận khác của cơ thể. Trong hầu hết các trường hợp viêm Amidan cấp tính, phương pháp này cho kết quả điều trị tốt.
2.2.2. Điều trị ngoại khoa
Có nhiều phương pháp phẫu thuật cắt Amidan; tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, cắt Amidan công nghệ Plasma Plus là phương pháp được đông đảo phụ huynh tin tưởng lựa chọn cho trẻ hơn cả.
>>>>>Xem thêm: Trẻ dậy thì sớm đừng chủ quan vì có thể mắc bệnh nguy hiểm
Chữa viêm Amidan cho trẻ bằng phẫu thuật công nghệ Plasma Plus
Được biết, so với những phương pháp cắt Amidan truyền thống, cắt Amidan công nghệ Plasma Plus sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội, như: Thời gian phẫu thuật ngắn (chỉ 30 – 45 phút), hạn chế đau, hạn chế chảy máu, hạn chế thương tổn các mô xung quanh tổ chức viêm, hạn chế biến chứng,… Sở dĩ, có những ưu điểm đó là nhờ công nghệ này sử dụng dao Plasma – Dao phẫu thuật có thể đông điện và giải phóng năng lượng không lớn.
Để tạm biệt tình trạng viêm Amidan bằng phẫu thuật công nghệ Plasma Plus, trẻ cần trải qua 8 bước sau:
– Bước 1: Thăm khám và nhận chỉ định phẫu thuật
– Bước 2: Thực hiện một số xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh cần thiết cho tiến trình phẫu thuật diễn ra thuận lợi. Những xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh đó là: Xét nghiệm máu, xét nghiệm chức năng các tạng trong ổ bụng, Xquang ngực thẳng, điện tâm đồ,…
– Bước 3: Thăm khám với chuyên gia gây mê
– Bước 4: Gây mê nội khí quản
– Bước 5: Phẫu thuật
– Bước 6: Hồi sức
– Bước 7: Chăm sóc hậu phẫu
– Bước 8: Tái khám trước xuất viện
Sau xuất viện, trẻ ăn uống, trò chuyện, sinh hoạt bình thường; chỉ cần lưu ý: Ăn thực phẩm lỏng, lạnh, lạt; sử dụng đầy đủ kháng sinh và vệ sinh răng miệng 4 – 5 lần/ngày bằng các sản phẩm sát khuẩn chuyên gia chỉ định.
Phía trên là thông tin về cách chữa viêm Amidan cho trẻ và nhiều thông tin hữu ích cơ bản khác về bệnh lý này. Nếu còn băn khoăn, liên hệ ngay Thu Cúc TCI để được giải đáp chi tiết một cách nhanh chóng mọi thắc mắc, bố mẹ nhé!
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.