Viêm họng hạt nếu không điều trị dứt điểm thì khi chuyển sang giai đoạn nặng hơn sẽ có nguy cơ tái phát cao và khó điều trị được. Để sớm nhận biết được bệnh lý này, cần phải phát hiện và có biện pháp điều trị kịp thời. Vậy chữa viêm họng hạt bằng cách nào?
Bạn đang đọc: Chữa viêm họng hạt đúng cách, không phải ai cũng biết
1. Viêm họng hạt là bệnh lý gì?
Viêm họng hạt là tình trạng màng nhầy phía sau cổ họng hoặc hầu bị viêm. Điều này xảy ra khi bệnh nhân bị viêm họng kéo dài nhưng không được điều trị dứt điểm. Viêm họng hạt sẽ gây khó chịu, khô họng và khó nuốt, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh. Theo thống kê, bệnh lý này có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, ở mọi giới tính nhưng gặp nhiều nhất ở những người có hệ miễn dịch yếu, cơ thể hay bị suy nhược và tiến triển khi thời tiết trở lạnh.
Viêm họng hạt xảy ra ở mọi lứa tuổi và bất kể giới tính nào
2. Các loại viêm họng hạt
2.1 Viêm họng hạt cấp tính
Đây là giai đoạn viêm họng bắt đầu khởi phát. Bệnh nhân chưa có nhiều triệu chứng bệnh nghiêm trọng mà chủ yếu tự ý mua thuốc và sử dụng thuốc tại nhà. Việc chưa xác định được nguyên nhân nhưng đã uống thuốc có thể sẽ khiến cho bệnh tình nặng hơn, khó kiểm soát và gây nên những biến chứng nguy hiểm.
2.2 Viêm họng hạt mạn tính
Khi viêm họng cấp tính nhưng không được điều trị kịp thời, bệnh lý sẽ chuyển sang mạn tính. Thời gian chuyển biến bệnh sẽ khoảng 3 tuần. Đây là giai đoạn khá nguy hiểm, khó điều trị triệt để và thường bị tái phát lại trong thời tiết giao mùa hay chuyển lạnh.
3. Nguyên nhân gây viêm họng hạt
– Nhiễm virus là nguyên nhân phổ biến nhất gây nên tình trạng viêm họng hạt. Một số loại virus phổ biến có thể kể đến như:
+ Rhinovirus, coronavirus hoặc parainfluenza, là những nguyên nhân gây ra cảm lạnh thông thường.
+ Adenovirus, có thể gây viêm kết mạc, còn được gọi là mắt đỏ, và cảm lạnh thông thường.
+ Virus cúm.
+ Virus Epstein-Barr, một loại virus gây bệnh tăng bạch cầu đơn nhân.
Epstein-Barr là một loại virus phổ biến gây nên các bệnh lý về tai mũi họng, trong đó có viêm họng hạt
– Biến chứng từ các bệnh lý như viêm mũi xoang, viêm Amidan mạn tính…
– Môi trường sống, môi trường làm việc quá ô nhiễm, có nhiều chất độc hại.
– Hút thuốc lá, uống rượu bia.
– Bắt nguồn từ nguyên nhân bệnh lý như trào ngược dạ dày thực quản, suy gan, rối loạn tiêu hoá…
Ngoài ra, còn một số tác nhân khiến cho bệnh tái phát hoặc tiến triển nhanh chóng hơn như:
– Chủ quan khi bệnh đang ở giai đoạn cấp tính và không thực hiện phương pháp điều trị sớm.
– Niêm mạc hầu họng suy yếu nghiêm trọng, bị viêm nhiễm hoặc tổn thương.
– Có thói quen uống nước lạnh, ăn đồ lạnh hàng ngày khiến cổ họng tổn thương.
– Hệ miễn dịch yếu, sức khoẻ suy nhược.
– Có thói quen khạc nhổ thường xuyên dẫn đến mao mạch bị căng dẫn đến vỡ.
4. Triệu chứng viêm họng hạt
– Cổ họng đau và khô.
– Khó ăn, khó nuốt ngay cả khi nuốt nước bọt hay uống nước.
– Có hạt sưng ở cổ họng nên có cảm giác ngứa ngáy hoặc vướng ở họng.
– Ho kéo dài, có thể là ho khan hoặc ho có đờm.
– Ho về đêm gây khó ngủ.
– Cơ thể mệt mỏi, đau đầu.
– Sốt cao, nổi hạch.
– Hơi thở có mùi.
Tìm hiểu thêm: Khám sinh thiết hạch ở tai, bắt trọn bệnh lý
Nổi hạch hay sốt là phản ứng thường gặp của cơ thể để chống lại các tác nhân gây bệnh
5. Chữa viêm họng hạt bằng cách nào?
Để điều trị được hiệu quả bệnh lý này, cần xác định rõ nguyên nhân gây bệnh là gì để việc điều trị đạt kết quả tốt nhất. Vì vậy bạn nên đến các cơ sở y tế uy tín để bác sĩ thăm khám và lên phác đồ điều trị phù hợp. Tránh việc tự ý mua thuốc và khiến bệnh diễn tiến nặng hơn.
Một số các phương pháp điều trị có thể kể đến như:
– Súc miệng nước muối để giúp cổ họng bớt đau và tránh được nhiễm trùng.
– Uống nước để điều chỉnh được nhiệt độ cơ thể, giúp ngăn sốt và khơi thông vùng cổ họng.
– Uống mật ong để cung cấp vitamin, tăng cường hệ miễn dịch, chống nhiễm trùng cũng như giúp bảo vệ vùng họng.
– Sử dụng tỏi theo các cách khác nhau như:
+ Ngậm tép tỏi sống trong vòng 5 – 10 phút.
+ Giã nát tỏi, thêm nước, mật ong và đun sôi để tạo thành hỗn hợp sánh mịn và dùng để uống.
– Vệ sinh răng miệng cẩn thận bằng các phương pháp khác nhau như đánh răng, súc miệng, dùng tăm nước, chỉ nha khoa…
– Tránh tiếp xúc với môi trường nhiều khói bụi và không đảm bảo không khí trong lành.
– Bổ sung vitamin, khoáng chất và tập thể dục hàng ngày để nâng cao sức đề kháng.
– Tránh ăn thực phẩm cay, nóng, đồ chiên nướng, thực phẩm khô cứng, đồ lạnh, không uống rượu bia, nước có ga, thực phẩm quá ngọt và các chất kích thích.
– Thăm khám sức khoẻ định kỳ tối thiểu 6 tháng/lần để giúp phát hiện và điều trị kịp thời các bệnh lý.
Tuy nhiên, do viêm họng hạt gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, nên tốt nhất để bệnh không biến chứng thành các bệnh lý nguy hiểm khác, bạn nên đến các cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ kiểm tra và có phác đồ điều trị hiệu quả nhất nhé.
>>>>>Xem thêm: Khàn tiếng ở trẻ và những điều cần biết
Thăm khám với bác sĩ để giúp xác định nguyên nhân viêm họng hạt
Bài viết trên của chúng tôi đã cung cấp thông tin hữu ích xoay quanh chủ đề “chữa viêm họng hạt“. Để điều trị hiệu quả bệnh lý này, hãy lựa chọn các cơ sở y tế uy tín và được nhiều khách hàng tin tưởng lựa chọn nhé.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.