Chứng đau đầu mạn tính và cách điều trị

Thông thường cơn đau chỉ diễn ra nhanh và không thường xuyên. Tuy nhiên, có nhiều người gặp phải cơn đau đầu kéo dài trong nhiều ngày hoặc có khi đến hàng tháng, với tần suất liên tục. Đó chính là đau đầu mạn tính hay đau đầu kéo dài (đau đầu kinh niên). Bệnh cần được điều trị càng sớm càng tốt, để tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Bạn đang đọc: Chứng đau đầu mạn tính và cách điều trị

1. Đau đầu mạn tính có biểu hiện như thế nào?

Là tình trạng đau đầu kéo dài liên tục trong khoảng thời ít nhất từ 1 tháng trở lên. Có một số dạng đau đầu mạn tính mà mỗi dạng lại có triệu chứng khác nhau. Các triệu chứng thường gặp ở các dạng đau đầu này gồm:

1.1 Đau nửa đầu kinh niên

– Chỉ ảnh hưởng đến một nửa đầu.

– Đau theo nhịp đập.

– Mức độ đau từ trung bình đến nặng

– Nếu hoạt động thể chất mạnh có thể làm đau hơn, thậm chí có thể buồn nôn, nôn.

– Nhạy cảm với ánh sáng và âm thanh.

1.2 Nhức đầu – căng thẳng mạn tính

– Loại nhức đầu căng thẳng mạn tính có ít nhất hai trong số những đặc điểm sau:

– Đau ở hai bên đầu.

– Đau nhẹ đến trung bình.

– Khi có cơn đau người bệnh cảm thấy bức xúc hoặc thắt chặt, nhưng không theo nhịp đập.

– Khi hoạt động thể chất thì cơn đau không nghiêm trọng hơn.

– Đôi khi nhạy cảm với ánh sáng hoặc âm thanh.

1.3 Đau nửa đầu liên tục

– Đau nhức đầu chỉ một nửa đầu mà không thay đổi bên.

– Đau hàng ngày và liên tục, hầu như không có thời gian không đau.

– Đau vừa phải nhưng với thời điểm đau nặng.

– Có thể đỏ mắt ở bên bị đau.

Chứng đau đầu mạn tính và cách điều trị

Nếu đau đầu kéo dài nhiều ngày mà việc sử dụng thuốc giảm đau không hoặc ít có tác dụng bạn nên đi thăm khám ngay với bác sĩ.

2. Nguyên nhân nào gây đau đầu mạn tính?

– Bệnh lý trong não: trầm cảm, suy nhược thần kinh, thiếu máu não, u não, đau nửa đầu migraine, rối loạn tiền đình,rối loạn giấc ngủ, bệnh về mạch máu não,…

– Bệnh lý ngoài não: trầm cảm, lo âu, viêm xoang, viêm tai, bệnh lý về mắt,…

– Nguyên nhân khác: stress kéo dài, thiếu ngủ trong thời gian dài, môi trường sống quá ồn ào và ô nhiễm, tác dụng phụ của một số thuốc,…

3. Chẩn đoán và điều trị đau đầu mạn tính

3.1 Chẩn đoán đau đầu mạn tính bằng cách nào?

Trước tiên bác sĩ sẽ khám lâm sàng để kiểm tra tình trạng bệnh, loại trừ các nguyên nhân đến từ bệnh lý có liên quan.

Để đưa ra kết luận chẩn đoán một cách chính xác, bác sĩ sẽ chỉ định bạn thực hiện một số xét nghiệm, chẩn đoán cận lâm sàng như: xét nghiệm máu; xét nghiệm nước tiểu; chụp cộng hưởng từ hoặc chụp cắt lớp vi tính MSCT một số vùng như sọ não, mạch máu não, đốt sống cổ,…; đo lưu huyết não; điện não đồ;… tùy vào tình trạng bệnh và tình hình sức khỏe hiện tại của người bệnh.

Tìm hiểu thêm: Sa sút trí tuệ ở người cao tuổi gia tăng nhanh

Chứng đau đầu mạn tính và cách điều trị

Chụp cộng hưởng từ MRI sọ não, mạch máu não là một trong những phương pháp chẩn đoán hình ảnh tân tiến được áp dụng để chẩn đoán nhiều bệnh lý, đặc biệt là các bệnh lý về hệ thần kinh.

3.2 Phương pháp điều trị đau đầu mạn tính

Tìm ra guyên nhân gây đau đầu là việc làm quan trọng nhất trong điều trị đau đầu mạn tính.

Bạn cần được giải quyết một cách toàn diện từ tâm sinh lý bệnh nhân (cần tránh stress, suy nghĩ lạc quan và tích cực), điều trị thuốc chống đau đầu đến các thuốc hỗ trợ. Bổ sung vitamin, bổ sung vi lượng… cho những bệnh nhân thiếu các chất này.

Bên cạnh đó, các chế phẩm chống gốc tự do tốt cho não có tác động bổ sung an toàn cho cơ thể nhằm ức chế các gốc tự do, giảm tối thiểu lượng gốc tự do, qua đó có tác dụng phòng và điều trị đau đầu từ cơ chế phân tử nên được sử dụng theo sự chỉ định của bác sĩ.

Trong một số trường hợp, đau đầu kéo dài mà sử dụng thuốc không hoặc có rất ít tác dụng. Chẳng hạn như trong trường hợp đau đầu kéo dài do nguyên nhân u não, thì bác sĩ có thể cân nhắc phẫu thuật để loại bỏ khối u, giải quyết nguyên nhân gây đau đầu.

4. Điều trị đau đầu mạn tính tại bệnh viện Thu Cúc có nhiều ưu điểm

– Tại Thu Cúc, người bệnh được thăm khám và điều trị với tiến sĩ nội thần kinh giỏi, có nhiều năm kinh nghiệm đã chữa thành công chứng đau đầu mạn tính cho rất nhiều bệnh nhân.

– Thủ tục nhanh chóng.

– Hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại.

– Không gian phòng khám và chữa bệnh sạch sẽ, sang trọng, yên tĩnh, tiện nghi.

– Thanh toán Bảo hiểm y tế và Bảo hiểm bảo lãnh theo đúng quy định của nhà nước.

– Đặt lịch khám bệnh nhanh chóng và tiện lợi qua tổng đài.

– Nhiều chương trình ưu đãi phí khám cho người bệnh được áp dụng riêng cho từng tháng.

Chứng đau đầu mạn tính và cách điều trị

>>>>>Xem thêm: Rối loạn lo âu: bệnh không của riêng ai

Tiến sĩ, Bác sĩ CKI Trịnh Thị Khanh đang giải thích cho người bệnh về nguyên nhân gây đau đầu kéo dài do vấn đề mạch máu não qua hình ảnh chụp MRI mạch máu não của bệnh nhân.

5. Phòng bệnh đau đầu mạn tính bằng cách nào?

– Tránh lạm dụng thuốc

– Ngủ đủ giấc

– Ăn uống điều độ và khoa học, không bỏ bữa

– Tập thể dục thường xuyên và vừa sức

– Giảm căng thẳng, stress, suy nghĩ lạc quan, tích cực.

– Hạn chế tối đa sử dụng caffeeine

– Khám sức khỏe định kỳ 1-2 lần/năm

6. Ý kiến của người bệnh

Chú Hoàng Đức Minh (57 tuổi – Hoàng Mai, Hà Nội): “Bệnh đau đầu mạn tính khiến tôi khổ sở, ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống và công việc. Tôi còn bị mất ngủ kéo dài. Được người thân từng khám tại bệnh viện Thu Cúc giới thiệu, tôi đến khám tại đây và được bác sĩ giỏi chẩn đoán, điều trị. Bác sĩ vừa giỏi mà khám rất tận tình, tư vấn chi tiết lộ trình điều trị cho tôi. Đến giờ, những cơn đau đầu của tôi đã giảm bớt rất nhiều, tinh thần lạc quan, thoải mái hơn. Tôi đã ngủ ngon giấc và đều hơn. Công việc nhờ đó cũng tăng hiệu quả. Tôi rất mừng và biết ơn bác sĩ lắm.”

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *