Chứng mất ngủ đêm: Triệu chứng và cách cải thiện

Mất ngủ vào ban đêm là một vấn đề phổ biến hiện nay, xảy ra ở khoảng 35% dân số. Chứng mất ngủ đêm tuy không gây nguy hiểm cấp tính nhưng có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với sức khỏe và gây ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh. Cùng tìm hiểu triệu chứng và nguyên nhân mất ngủ qua bài viết sau.

Bạn đang đọc: Chứng mất ngủ đêm: Triệu chứng và cách cải thiện

1. Biểu hiện thường gặp của chứng mất ngủ đêm

Mất ngủ đêm là một dạng rối loạn giấc ngủ phổ biến nhất, chiếm tới 50% các trường hợp gặp bất thường về giấc ngủ. 

Thông thường người trưởng thành cần ngủ từ 7-8 tiếng mỗi đêm để đủ thời gian cho cơ thể nghỉ ngơi và phục hồi. Tuy nhiên, rất nhiều người gặp phải tình trạng mất ngủ vào ban đêm, khiến họ không ngủ đủ thời gian cần thiết. Có khoảng 35% dân số gặp phải tình trạng này, gây nhiều ảnh hưởng đến sinh hoạt, công việc và sức khỏe của người bệnh.

Các biểu hiện của chứng mất ngủ đêm rất đa dạng, tùy thuộc vào dạng mất ngủ và mức độ mất ngủ nhưng phổ biến nhất là:

– Không cảm thấy buồn ngủ mỗi khi đến giờ ngủ

– Khó đi vào giấc ngủ, nằm trằn trọc trên giường rất lâu mà không ngủ được

– Có những người thậm chí không ngủ được suốt đêm

– Khi ngủ giấc ngủ không sâu, chập chờn, dễ tỉnh giấc

– Khi tỉnh giấc rồi thì khó ngủ lại, cũng vì vậy người bệnh thường thức dậy sớm

– Không cảm thấy tỉnh táo, sảng khoái khi dậy

– Hay mơ, mê sảng trong khi ngủ

Những người bị mất ngủ có thể chỉ ngủ được 3 – 4 tiếng mỗi đêm, thậm chí thức trắng đêm. Tình trạng này kéo dài khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, uể oải, buồn ngủ vào hôm sau. Một số người dễ nóng giận, cáu gắt, mất tập trung, suy giảm trí nhớ, đau nhức đầu, gây ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống. 

Chứng mất ngủ đêm: Triệu chứng và cách cải thiện

Mất ngủ đêm là chứng bệnh xảy ra ở 35% dân số.

2. Nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng mất ngủ vào ban đêm

Nguyên nhân gây mất ngủ rất đa dạng, tuy nhiên thường tập trung vào một số yếu tố sau:

2.1 Thói quen không lành mạnh gây ra chứng mất ngủ

Những thói quen hàng ngày thiếu lành mạnh có thể là nguyên nhân gây nên tình trạng mất ngủ về đêm:

– Thường xuyên thức khuya

– Ngủ không đủ giấc, không điều độ

– Trước khi ngủ thường sử dụng các thiết bị điện tử

– Vận động mạnh nhiều ngay trước giờ ngủ

– Sử dụng nhiều rượu bia, cà phê, trà đặc trong ngày hoặc trước lúc đi ngủ

– Không gian ngủ kém yên tĩnh, không sạch sẽ, nhiệt độ không phù hợp, ánh sáng chói,…

– Ăn quá no hoặc đồ khó tiêu trước khi ngủ

2.2 Áp lực, căng thẳng thường xuyên

Những áp lực trong học tập, công việc, gia đình và xã hội có thể khiến bộ não phải hoạt động liên tục, gây căng thẳng hệ thần kinh trung ương, khiến bạn luôn cảm thấy hưng phấn, không buồn ngủ, khó đi vào giấc ngủ. 

Khi căng thẳng quá mức, cơ thể sẽ phóng thích ra các nội tiết tố như cortisol, adrenalin,,.. Tình trạng này diễn ra với cường độ cao và kéo dài sẽ là nguyên nhân khiến cơ thể rơi vào trạng thái mất ngủ ban đêm.

Tìm hiểu thêm: Khám phá và đối phó với cơn đau dây thần kinh tọa ở mông

Chứng mất ngủ đêm: Triệu chứng và cách cải thiện

Căng thẳng, stress là một trong những nguyên nhân gây mất ngủ đêm.

2.3 Thay đổi nội tiết tố

Đây là nguyên nhân hàng đầu gây chứng mất ngủ ở phụ nữ tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh hoặc những người đang trong giai đoạn mang thai, sau sinh. Rối loạn nội tiết trong thời kỳ này có thể gây ra các tình trạng như đau khớp, bốc hỏa, căng thẳng, lo âu,… khiến cho phụ nữ dễ bị mất ngủ đêm.

2.4 Các bệnh lý gây ra chứng mất ngủ đêm

Một số bệnh lý như viêm khớp, tiểu đường, gout, trào ngược dạ dày – thực quản, bệnh về hô hấp, tim mạch… có thể gây các triệu chứng khó chịu, là nguyên nhân gây mất ngủ về đêm. Bên cạnh đó, bệnh thiểu năng tuần hoàn não, trầm cảm, rối loạn lo âu,… cũng có thể gây ra tình trạng khó ngủ hoặc mất ngủ ban đêm. 

Khi nhận thấy triệu chứng mất ngủ kéo dài thì tốt nhất bạn nên tìm gặp các bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời. 

3. Cách cải thiện tình trạng mất ngủ về đêm 

Dựa vào nguyên nhân gây mất ngủ sẽ có những cách cải thiện phù hợp. Nếu gặp phải tình trạng mất ngủ, bạn nên đi khám để chẩn đoán đúng nguyên nhân, từ đó đưa ra phương án điều trị phù hợp như:

3.1 Thay đổi thói quen để cải thiện chứng mất ngủ đêm

Nếu mất ngủ xảy ra là do các thói quen thiếu lành mạnh thì việc thay đổi các thói quen này sẽ rất có tác dụng trong việc cải thiện giấc ngủ. Một số biện pháp điều chỉnh lối sống nên áp dụng cho người bị mất ngủ như:

– Hạn chế uống cà phê, đặc biệt không quá nhiều vào buổi tối hoặc trước khi đi ngủ

– Ăn uống điều độ, vừa phải, không nên ăn quá nhiều thức ăn cay nóng, ăn quá no vào buổi tối trước khi đi ngủ

– Sắp xếp thời gian làm việc hợp lý, tránh ngủ quá khuya, thay đổi múi giờ thường xuyên hoặc thức – ngủ thất thường

– Tìm cách giải tỏa những căng thẳng trong công việc, cuộc sống… trước khi ngủ

– Tìm nơi thoáng mát để đặt giường, chăn, ga trải giường sạch sẽ

3.2 Điều trị bằng thuốc

Trong những trường hợp chứng mất ngủ kéo dài không thuyên giảm và không thể cải thiện được nhờ thay đổi thói quen, có thể người bệnh sẽ cần dùng đến một số loại thuốc điều trị bệnh mất ngủ như: nhóm Benzodiazepin, Melatonin, Ramelteon, thuốc chống trầm cảm, lo âu, thuốc chống loạn thần.

Tuy nhiên, việc sử dụng các loại thuốc này cần phải có chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa để cho tác dụng tối ưu và tránh các tác dụng phụ. 

Nếu nguyên nhân gây mất ngủ là các bệnh lý, người bệnh cần điều trị hiệu quả các bệnh này bằng cách thăm khám thường xuyên và tuân thủ việc uống thuốc theo đơn của bác sĩ chuyên khoa. 

Ngoài các loại thuốc Tây, có thể sử dụng một số thảo dược hỗ trợ cải thiện giấc ngủ như tâm sen, lá vông, trà hoa cúc,… Tuy nhiên vẫn cần nắm chắc tình trạng bệnh của mình và tham khảo ý kiến của bác sĩ trước.

Chứng mất ngủ đêm: Triệu chứng và cách cải thiện

>>>>>Xem thêm: Bật mí “thủ phạm” gây mất ngủ ở người trung niên

Thăm khám chuyên khoa Nội thần kinh sớm giúp chẩn đoán và điều trị mất ngủ hiệu quả.

3.3 Điều trị tâm lý

Trước khi đi ngủ, hãy tạm thời gác lại các suy nghĩ, lo lắng và công việc để giấc ngủ có thể đến một cách nhẹ nhàng. Thực hiện một vài động tác nhẹ nhàng, thư giãn, nghe nhạc, tắm nước ấm sẽ giúp hạn chế triệu chứng của bệnh mất ngủ.

Có thể tìm đến các chuyên gia tâm lý để được tư vấn và hỗ trợ điều trị hiệu quả. 

Trên đây là một số kiến thức về chứng mất ngủ đêm đang ngày càng phổ biến. Lưu ý, các thông tin trên đây không thay thế việc chẩn đoán và điều trị y khoa. Để điều trị hiệu quả bệnh này, bạn hãy khám với chuyên gia Nội thần kinh ngay khi có những dấu hiệu đầu tiên.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *