Rối loạn giấc ngủ là chứng bệnh phổ biến, gây trở ngại nghiêm trọng đến các hoạt động thường ngày của bạn cả về thể chất, tinh thần và cảm xúc. Vậy bạn đã biết chứng rối loạn giấc ngủ là gì, nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh ra sao hay chưa? Bài viết sau đây sẽ cung cấp thêm cho bạn những thông tin để làm rõ vấn đề trên.
Bạn đang đọc: Chứng rối loạn giấc ngủ là gì? Nguyên nhân và cách điều trị
1. Chứng rối loạn giấc ngủ là gì?
Chứng rối loạn giấc ngủ là tình trạng thường gặp ở mọi lứa tuổi, giới tính do nhiều nguyên nhân khác nhau tạo thành. Bệnh có biểu hiện dưới ba hình thái chính là mất ngủ, ngủ nhiều và rối loạn nhịp thức, ngủ. Rối loạn giấc ngủ theo thời gian dài có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh, dễ gây thay đổi cảm xúc tiêu cực. Dưới những áp lực của đời sống xã hội hiện đại cũng làm bệnh rối loạn giấc ngủ ngày một phổ biến hơn.
2. Nguyên nhân gây ra chứng rối loạn giấc ngủ là gì?
2.1 Một số nguyên nhân thường gặp
Có rất nhiều nguyên nhân gây chứng rối loạn giấc ngủ khác nhau. Tuy nhiên, có một số nguyên nhân phổ biến như sau:
– Stress, căng thẳng thần kinh: Xuất phát từ áp lực công việc, cuộc sống hoặc học tập, chứng rối loạn giấc ngủ thậm chí còn nặng hơn nếu bạn đột nhiên phải đối mặt với những thay đổi lớn trong cuộc đời.
– Chấn thương: Các thương tổn và nhất là tại phần đầu não thường gây ra một số ảnh hưởng về thần kinh. Người bệnh có thể bị căng thẳng sau chấn thương dẫn đến rối loạn giấc ngủ.
– Thiếu ngủ: Việc thiếu ngủ do một vài nguyên nhân cũng khiến bạn bị rối loạn giấc ngủ. Lâu dần bệnh nhân mất ngủ vào ban đêm và buồn ngủ, mệt mỏi vào ban ngày.
– Sử dụng thuốc: Một số loại thuốc có thể gây ảnh hưởng đến giấc ngủ như thuốc điều trị trầm cảm, điều trị huyết áp, thuốc chẹn beta hay điều trị parkinson cũng khiến người bệnh dễ mắc chứng rối loạn giấc ngủ.
– Đọc sách, xem tivi hay sử dụng máy tính quá chăm chú: Việc tập trung quá mức đôi khi khiến người bệnh khó ngủ, nhất là khi bạn xem tivi hay đọc sách, sử dụng máy vi tính trước khi ngủ, làm đảo lộn giờ ngủ sinh học và gây rối loạn giấc ngủ.
Tìm hiểu thêm: Mất ngủ giữa đêm: Nguyên nhân do đâu?
2.2 Những ai dễ mắc chứng rối loạn giấc ngủ?
Những người gặp áp lực lớn trong công việc, môi trường sống thay đổi nhanh chóng hay những bức xúc về xã hội, công việc, khủng hoảng tinh thần thường có nguy cơ cao bị rối loạn giấc ngủ.
Những người lao động trí óc và đòi hỏi sự tập trung cao độ cũng rất dễ mắc chứng rối loạn giấc ngủ, nhất là ở những người quản lý, doanh nhân, công nhân kỹ thuật, người làm việc liên tục trên máy tính…
3. Những triệu chứng và hình thái của chứng rối loạn giấc ngủ
3.1. Các triệu chứng thường gặp
Theo thống kê gần đây cho thấy, có tới hơn 80% số bệnh nhân khám bệnh đều mắc chứng rối loạn giấc ngủ. Trong đó có tới 5% số người thuộc giai đoạn bệnh nặng.
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ, bệnh sẽ biểu hiện thành những triệu chứng khác nhau bao gồm:
– Trằn trọc vào ban đêm, khó đi vào giấc ngủ
– Thức giấc nhiều lần trong đêm, khó ngủ lại
– Hoảng sợ, thường xuyên gặp ác mộng
– Rối loạn cảm giác ở tay chân
– Ngủ nhiều vào ban ngày
– Đau đầu do rối loạn giấc ngủ
– Ngáy và ngưng thở khi ngủ
Do vậy, ngay khi gặp các triệu chứng trên, tốt nhất là bạn nên đi khám ngay tại các chuyên khoa thần kinh để được điều trị đúng bệnh kịp thời.
3.2. Các hình thái thường gặp của chứng rối loạn giấc ngủ là gì?
– Mất ngủ: Không thể ngủ hoặc duy trì giấc ngủ về đêm. Mất ngủ cũng là một hình thái của chứng rối loạn giấc ngủ, gây ảnh hưởng đến sức khỏe khi ngủ dậy. Các triệu chứng mất ngủ có thể là cấp tính (trong 1 đến 2 ngày) hoặc mạn tính (trên 1 tháng)
– Ngưng thở khi ngủ: Đây là hình thái rối loạn giấc ngủ khá nguy hiểm có thể đe dọa đến tính mạng. Người bệnh có thể ngưng hô hấp trong một thời gian ngắn và lặp lại nhiều lần trong khi ngủ. Các triệu chứng phổ biến bao gồm ngáy to, ngưng thở, thở hổn hển khi ngủ và mệt mỏi, buồn ngủ vào ban ngày.
– Ngáy: Đây là tình trạng phổ biến ở tất cả lứa tuổi và giới tính. Ngáy được hình thành bởi sự rung động mô khi đường thở bị tắc nghẽn một phần và có thể dẫn tới thở bất thường và làm gián đoạn giấc ngủ. Tuy nhiên, một số trường hợp ngáy không phải là bệnh lý nên sẽ không gây nguy hiểm.
– Rối loạn chuyển động: tình trạng rối loạn giấc ngủ cũng gây ảnh hưởng đến những hoạt động thường ngày của cơ thể. Đôi khi người bệnh bị rối loạn chuyển động có chu kỳ, nhất là khi bắt đầu buồn ngủ, bạn sẽ không thể điều khiển được hành vi của mình những lúc này.
– Rối loạn sinh học ngày đêm: Tình trạng này thường xảy ra do đồng hồ sinh học của người bệnh bị thay đổi bởi thường xuyên phải thức khuya làm việc trong thời gian dài. Người bệnh sẽ cảm thấy buồn ngủ nhiều hơn vào ban ngày và tỉnh táo vào ban đêm.
4. Phương pháp điều trị rối loạn giấc ngủ hiệu quả
4.1. Các giai đoạn điều trị
Để điều trị rối loạn giấc ngủ, bạn cần tìm hiểu được nguyên nhân gây ra tình trạng này, có thể chia việc điều trị thành 3 giai đoạn:
– Giai đoạn đánh giá: Bác sĩ sẽ hỏi bệnh nhân về tiền sử bệnh lý và khám, sau đó tùy theo từng trường hợp mà làm các xét nghiệm như chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm máu…
– Giai đoạn cải thiện: Khi đã có được kết quả, các bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ điều trị phù hợp với thể trạng và tình trạng bệnh lý của bệnh nhân. Các cải thiện bao gồm dùng thuốc, sử dụng các phương pháp tâm lý…
– Giai đoạn chăm sóc: Người bệnh cần thường xuyên tái khám để kiểm tra kết quả điều trị rối loạn giấc ngủ, từ đó điều chỉnh dần liều lượng thuốc sử dụng sao cho phù hợp.
4.2. Các phương pháp hỗ trợ điều trị chứng rối loạn giấc ngủ là gì?
Ngoài việc sử dụng thuốc, những thay đổi trong thói quen sinh hoạt có thể giúp người bệnh cải thiện sức khỏe và điều trị rối loạn giấc ngủ hiệu quả như:
– Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh, giảm ăn muối.
– Đi ngủ và thức dậy đúng giờ, hạn chế thức quá khuya.
– Hạn chế đọc sách, xem tivi hay làm các việc quá tập trung trước khi ngủ.
>>>>>Xem thêm: Không tập trung hay quên liệu có dẫn tới suy giảm trí nhớ
Những thông tin về chứng rối loạn giấc ngủ hi vọng đã giúp bạn có thêm những kiến thức để điều trị và phòng ngừa bệnh hiệu quả. Nếu thấy những dấu hiệu nghi ngờ, bạn hãy đến ngay các chuyên khoa uy tín để được thăm khám và điều trị kịp thời.