Triệu chứng sa sút trí tuệ ở giai đoạn đầu khó phát hiện. Bệnh nhân dễ bỏ lỡ thời gian vàng trong điều trị và hồi phục. Khi bệnh tiến triển nặng, nhiều biến chứng nguy hiểm xảy ra và việc điều trị trở nên khó khăn.
Bạn đang đọc: Chứng sa sút trí tuệ và thông tin tổng quan
1. Lý giải hội chứng sa sút trí tuệ là gì?
Sa sút trí tuệ là hội chứng liên quan đến sự suy giảm của trí nhớ, nhận thức và khả năng xã hội. Căn bệnh làm ảnh hưởng tới đời sống hàng ngày, khiến người bệnh mất tính tự chủ trong sinh hoạt.
Sa sút trí tuệ được coi là bệnh tuổi già, phổ biến với những người từ 65 tuổi trở lên. Đa số người bệnh đều gặp biểu hiện mất trí nhớ. Tuy nhiên, không phải ai có triệu chứng mất trí nhớ cũng do sa sút trí tuệ. Do đó, người bệnh cần thăm khám, thực hiện các xét nghiệm, chẩn đoán để phát hiện đúng tình trạng bệnh và điều trị phù hợp.
Sa sút trí tuệ gây ảnh hưởng lớn đến cả sức khỏe và cuộc sống của người bệnh
2. Thông tin sa sút trí tuệ có biểu hiện như thế nào?
Chứng sa sút trí tuệ có biểu hiện khác nhau ở mỗi người, nhưng nhìn chung sẽ có một số dấu hiệu đặc trưng sau đây:
– Thay đổi nhận thức
– Mất trí nhớ
– Khó giao tiếp, khó khăn trong biểu đạt bằng lời nói
– Suy giảm chức năng thị giác (ví dụ như đi lạc, quên các địa điểm)
– Khó khăn khi biện luận, giải quyết vấn đề
– Gặp khó khăn khi xử lý các công việc phức tạp, đòi hỏi phải vận dụng đầu óc
– Khó khăn trong phối hơp động tác, rối loạn chức năng vận động
– Dề nhầm lẫn về thời gian, mất phương hướng không gian
– Bị thay đổi về tâm lý, dễ cáu giận hoặc lo lắng, bất an
– Tính cách, tâm tính thay đổi
– Có các hành vi cư xử không phù hợp, khác thường
– Xuất hiện cảm giác hoang tưởng, kích động, ảo giác
3. Bạn đã biết nguyên nhân khởi phát sa sút trí tuệ?
Sa sút trí tuệ phổ biến hơn ở nhóm người cao tuổi. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra hội chứng này khởi phát do sự kết hợp của quá trình lão hòa và nhiều bệnh lý khác.
3.1. Chứng sa sút trí tuệ do bệnh Alzheimer gây nên
Sa sút trí tuệ là hội chứng bao gồm nhóm các triệu chứng liên quan đến suy giảm trí nhớ, nhận thức. Trong đó, người bị Alzheimer được chẩn đoán mắc sa sút trí tuệ chiếm tỷ lệ từ 50-60%.
Tìm hiểu thêm: Giải pháp cho người mất ngủ 20 năm
Cần thăm khám cùng bác sĩ chuyên khoa để xác định đúng tình trạng bệnh và có cách xử trí phù hợp
3.2. Bệnh thần kinh gây ra chứng sa sút trí tuệ
Chứng sa sút trí tuệ khởi phát do quá trình kết nối các tế bào thần kinh có sự sai lệch. Do đó, hội chứng này có liên quan chặt chẽ đến các bệnh lý thần kinh khác.
– Bệnh mạch máu gồm: ổ khuyết, nhồi máu đa ổ, nhồi máu vi thể vỏ não, …
– Các khối u nội sọ
– Chấn thương sọ não
– Bệnh thoái hóa thần kinh bao gồm Parkinson, bệnh Pick, Huntington, bệnh Wilson, thoái triển tủy sống tiểu não, xơ hóa cột bên teo cơ,…
– Các bệnh nhiễm trùng thần kinh: viêm não virus, hội chứngBehcet, giang mai thần kinh, viêm màng não do vi khuẩn mãn tính,…
3.3. Bệnh nội khoa
Một số yếu tố có thể gây khởi phát nguy cơ sa sút trí tuệ có thể như sau:
– Do bị nhiễm độc rượu, ma túy và các chất kích thích
– Bị rối loạn dinh dưỡng: thiếu các chất, vitamin, khoáng chất thiết yếu như kẽm, pentagra, acide folate, vitamin B12,…
– Rối loạn chuyển hóa: các chức năng suy thận, suy gan, tuyến giáp, hoặc do hội chứng Wernicke – Korsakoff,…
– Nhóm bệnh viêm mạn tính tính có thể kể đến bệnh Lupus, bệnh Whipple, xơ cứng rải rác, và các rối loạn collagen có viêm mạch nội sọ….
4. Gợi ý biện pháp phòng ngừa bệnh sa sút trí tuệ
Bệnh sa sút hiện chưa thể điều trị triệt để do đó việc phòng ngừa có ý nghĩa quan trọng. Mỗi người nên thực hiện các biện pháp sau đây để phòng bệnh:
4.1. Rèn luyện trí não
Các hoạt động có thể kích thích tinh thần như đọc sách, chơi trò giải đố, … có thể trì hoãn tình trạng sa sút trí tuệ khởi phát và làm giảm tác động của bệnh.
4.2. Tăng cường hoạt động thể chất, xã hội
Hoạt động thể chất và tương tác xã hội cũng có ý nghĩa trong việc trì hoãn sự khởi phát của bệnh và giảm nhẹ triệu chứng bệnh. Do đó, mỗi người nên tăng cường vận động, tập luyện thể dục thể thao đồng thời tăng cường giao lưu, trò chuyện với những người xung quanh.
4.3. Không hút thuốc, dùng chất kích thích hay uống rượu, bia
Hút thuốc, uống rượu, bia gây ảnh hưởng tiêu cực đến với sức khỏe trong đó tăng nguy cơ mất trí nhớ và bệnh tim mạch. Do đó, tránh các chất này giúp:
– Giảm nguy cơ sa sút trí tuệ
– Cải thiện sức khỏe
– Nâng cao chất lượng cuộc sống
4.4. Bổ sung đầy đủ vitamin
Lượng vitamin D trong máu thấp tăng nguy cơ mắc bệnh lý Alzheimer cũng như các dạng sa sút trí tuệ khác. Vì vậy, mỗi người nên bổ sung đầy đủ vitamin D qua việc ăn uống đa dạng các món, tắm nắng thường xuyên. Bên cạnh vitamin D, bạn cũng nên chú ý bổ sung các loại vitamin và khoáng chất khác.
>>>>>Xem thêm: Nguy cơ vỡ mạch máu não khi đột quỵ do tăng huyết áp
Ăn uống đầy đủ chất, tăng cường các món lành mạnh là cách ngăn ngừa bệnh lý này
4.5. Quản lý, kiểm soát các yếu tố nguy cơ gây bệnh tim mạch
Bạn cần kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ gây đột quỵ não – một trong những nguyên nhân gây sa sút trí tuệ. Điều mỗi người cần làm cụ thể như sau:
– Điều trị, kiểm soát huyết áp cao (cần theo tư vấn của bác sĩ)
– Kiểm soát cholesterol hiệu quả
– Điều trị đái tháo đường theo phác đồ, tái khám định kỳ
– Giữ cân nặng phù hợp, giảm cân nếu chỉ số BMI vượt chuẩn
4.6. Cải thiện chất lượng giấc ngủ
Ngủ đủ, ngủ sâu giấc từ 7-8 tiếng mỗi đêm giúp cải thiện sức khỏe thần kinh và trí não từ đó ngăn chặn nguy cơ mắc bệnh sa sút trí tuệ. Ngược lại, những người mất ngủ, khó ngủ, ngủ không đủ giấc khiến hệ thần kinh luôn trong trạng thái căng thẳng. Tình trạng này gây ra nhiều vấn đề với sức khỏe trong đó nguy cơ mắc bệnh sa sút trí tuệ cao hơn.
Chứng sa sút trí tuệ có đặc trưng là suy giảm trí nhớ nhưng không phải là sự lão hóa thông thường mà là bệnh lý nghiêm trọng xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống thường ngày của người bệnh, khiến họ không thể tự ăn uống, sinh hoạt. Nghiêm trọng hơn, bệnh có thể biến chứng nhiễm trùng, suy nhược cơ thể thậm chí tử vong. Do đó, người bệnh nên thăm khám ngay khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng bất thường để được điều trị phù hợp.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.