Chuột rút chân vào ban đêm: xử lý như thế nào?

Chuột rút là tình trạng co thắt cơ đột ngột, gây đau dữ dội ở bắp thịt, làm cho bệnh nhân không tiếp tục cử động được nữa. Chuột rút có thể xảy ra ở mọi bắp thịt và một trong những vị trí phổ biến nhất là ở chân. Chân bị chuột rút hay gặp ở người cao tuổi và phụ nữ mang thai. Hiện tượng này có thể xảy ra vào ban đêm, khi cơ bắp ít vận động hoặc do ảnh hưởng của một số loại thuốc như  thuốc lợi tiểu. Ngoài ra một số bệnh lý như tiểu đường cũng có thể gây ra tình trạng chuột rút chân vào ban đêm. Việc điều trị tình trạng này tùy thuộc vào nguyên nhân cụ thể.

Bạn đang đọc: Chuột rút chân vào ban đêm: xử lý như thế nào?

Chuột rút chân vào ban đêm: xử lý như thế nào?

Chuột rút là tình trạng co thắt cơ đột ngột, gây đau dữ dội ở bắp thịt, làm cho bệnh nhân không tiếp tục cử động được nữa.

Kéo dãn cơ
Kéo dãn cơ trước khi đi ngủ bằng cách giữ thăng bằng với những đầu ngón chân, chống hai tay vào tường. Giữ cho lưng và chân thật thẳng. Động tác này sẽ giúp giãn cơ và ngăn ngừa chuột rút ở chân. Duy trì tư thế này khoảng 5 – 10 phút và tập vài lần trước khi đi ngủ.
Sử dụng thuốc

Tìm hiểu thêm: Bệnh viêm vùng chậu là gì?nguyên nhân bị bệnh

Chuột rút chân vào ban đêm: xử lý như thế nào?

Thuốc có thể được dùng để điều trị cho một số người bị chuột rút ở chân vào ban đêm nhưng chỉ khi tình trạng này có liên quan đến một nguyên nhân cụ thể.

Thuốc có thể được dùng để điều trị cho một số người bị chuột rút ở chân vào ban đêm nhưng chỉ khi tình trạng này có liên quan đến một nguyên nhân cụ thể. Chẳng hạn như thuốc lợi tiểu có thể gây chuột rút chân. Uống nhiều nước và dùng thuốc bổ sung kali sẽ là cách điều trị hiệu quả trong trường hợp này. Quinine, một loại thuốc kê đơn thường được dùng để điều trị chuột rút chân vào ban đêm, có nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng. Cơ quan Quản lý thuốc và thực phẩm Mỹ (The Food and Drug Administration) khuyến cáo không nên dùng quinine cho chuột rút ở chân vào ban đêm vì có khả năng đe dọa tính mạng do các tác dụng phụ liên quan tới máu như nồng độ tiểu cầu trong máu thấp hoặc hội chứng ure huyết.
Ngoài ra cũng có một số loại thuốc khác được sử dụng để điều trị chuột rút vào ban đêm nhưng phải có chỉ định của bác sĩ. Những thuốc này bao gồm neurontin – thuốc chống động kinh, verapamil – thuốc huyết áp và Norflex – thuốc giãn cơ bắp. Vitamin B và E cũng có thể hiệu quả trong việc ngăn chặn chuột rút chân vào ban đêm.
Chế độ ăn uống
Uống nhiều nước có thể làm giúp làm giảm hiện tượng chân bị chuột rút về đêm nếu nguyên nhân là do cơ thể mất nước. Các loại thực phẩm giàu kali như chuối cũng là biện pháp đơn giản mà hiệu quả mà những người bị chuột rút ở chân do thiếu kali. Hạn chế tiêu thụ caffeine và đường sẽ góp phần làm giảm chuột rút chân.

Chuột rút chân vào ban đêm: xử lý như thế nào?

>>>>>Xem thêm: Tìm hiểu về thoái hóa khớp bệnh học

Các loại thực phẩm giàu kali như chuối cũng là biện pháp điều trị đơn giản mà hiệu quả mà những người bị chuột rút ở chân do thiếu kali.

Ngủ
Kê chân lên đai quấn nóng để giữ cho chân luôn ấm hoặc đơn giản chỉ là ủ ấm phần chân bằng chăn có thể giúp làm giảm tỷ lệ chuột rút chân về đêm.
Những thông tin về việc sử dụng thuốc điều trị chuột rút chân về đêm trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Để biết chính xác Bệnh viện Thu Cúc áp dụng phương pháp nào vui lòng liên hệ 1900 55 88 92 hoặc 0936 388 288 để được tư vấn cụ thể.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *