Chụp cắt lớp có ảnh hưởng gì không? Những lưu ý khi chụp cắt lớp

Ngày nay, cùng với sự phát triển của y học thì các phương pháp chẩn đoán bệnh cũng được nâng cao hơn. Một trong những phương pháp chẩn đoán bệnh nhanh và chính xác nhất là chụp cắt lớp hay chụp CT đang được áp dụng ở rất nhiều cơ sở y tế. Đồng thời, nhiều người có chung thắc mắc chụp cắt lớp có ảnh hưởng gì không. Để tìm được lời giải cho câu hỏi này bạn đừng bỏ qua những thông tin dưới đây nhé.

Bạn đang đọc: Chụp cắt lớp có ảnh hưởng gì không? Những lưu ý khi chụp cắt lớp

1. Chụp cắt lớp là gì?

Chụp cắt lớp là một phương pháp chụp hình X-quang giúp bác sĩ có thể tìm ra được nguyên nhân gây bệnh cũng như xác định được các vị trí tổn thương thông qua các hình ảnh. Từ đó giúp bác sĩ có thể dễ dàng chẩn đoán các bệnh lý. Máy chụp cắt lớp quét quanh cơ thể người bệnh qua bộ phận cần chụp và tạo ra các hình ảnh. Máy sẽ phát ra sóng X-quang để đo độ hấp thụ năng lượng tia trên các tế bào.

Chụp cắt lớp có ảnh hưởng gì không? Những lưu ý khi chụp cắt lớp

Chụp cắt lớp là một phương pháp giúp bác sĩ xác định được vị trí tổn thương thông qua các hình ảnh 2 hoặc 3 chiều.

Sau đó, những thông tin thu được sẽ được xử lý bằng máy tính và liên kết với nhau tạo thành hình ảnh của cơ thể trên không gian 2 hoặc 3 chiều. Thông qua những hình ảnh này, bác sĩ sẽ nhận thấy những dấu hiệu bất thường của cơ thể và có thể chẩn đoán được bệnh lý.

2. Chụp cắt lớp có ảnh hưởng gì không?

Việc sử dụng máy CT chụp cắt lớp đang được đánh giá là kỹ thuật chẩn đoán bệnh bằng hình ảnh khá an toàn và có rủi ro rất thấp. Tuy nhiên, đây không phải là phương pháp an toàn tuyệt đối, vì thế người bệnh chỉ nên thực hiện khi có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa trong những trường hợp cần thiết. Bởi nếu thực hiện sai quy cách trong chụp cắt lớp có thể gây ảnh hưởng bất lợi cho người bệnh.

2.1. Chụp cắt lớp có ảnh hưởng gì không? Phụ nữ đang mang thai có nên chụp cắt lớp?

Theo như khuyến cáo, phụ nữ đang mang thai không nên chụp cắt lớp, nếu trong trường hợp bắt buộc cần có các biện pháp hỗ trợ khi chụp. Bởi vì thai nhi sẽ bị ảnh hưởng, gây dị tật thai nhi nếu mẹ bầu sử dụng phương pháp kỹ thuật này.

2.2. Liều lượng bức xạ phù hợp sẽ tránh được các bất lợi

Có rất nhiều thông tin cho rằng việc sử dụng kỹ thuật chụp cắt lớp sẽ làm tăng nguy cơ bị ung thư. Tuy nhiên, các bạn có thể yên tâm rằng nguy cơ này là rất nhỏ. Đặc biệt, nhóm đối tượng mà nhiều người lo lắng nhất chính là trẻ em, khi mà cơ thể của các bé còn non nớt nên nhạy cảm với các tia bức xạ, nhất là tia X.

Vậy liệu trẻ em có bị tăng nguy cơ mắc ung thư khi sử dụng phương pháp này không? Câu trả lời là không nếu như trẻ nhỏ được các bác sĩ tư vấn và điều chỉnh liều lượng tia bức xạ phù hợp. Vì thế, cha mẹ hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi cho con em mình thực hiện kỹ thuật này.

Tìm hiểu thêm: Siêu âm sỏi thận và những điều cần lưu ý

Chụp cắt lớp có ảnh hưởng gì không? Những lưu ý khi chụp cắt lớp

Trẻ em luôn là nhóm đối tượng được chú ý và tư vấn rõ ràng nhất để tránh những rủi ro không đáng có khi chụp cắt lớp.

2.3. Chụp cắt lớp có gây ảnh hưởng gì không? Phản ứng thuốc cản quang được hiểu như thế nào?

Đầu tiên, thuốc phản quang chính là chất liệu được đưa vào cơ thể để làm rõ nét hơn các hình ảnh và kết quả thu được. Còn phản ứng thuốc cản quang là vấn đề thường gặp khi bệnh nhân chụp cắt lớp, đây là phản ứng bất lợi cho cơ thể với chất liệu tương phản tĩnh mạch. Thế nhưng thuốc cản quang lại gây ra những tác dụng phụ như mẩn ngứa, mẩn đỏ, nổi mề đay, làm nóng toàn bộ cơ thể,…

Các triệu chứng này tuy chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn nhưng khá nhiều bệnh nhân vẫn rất lo lắng. Nếu trong trường hợp bạn xuất hiện những biểu hiện trên hãy ngay lập tức thông báo tới bác sĩ để sử dụng các loại thuốc kháng histamin để làm giảm các triệu chứng khó chịu này.

Ngoài ra, vẫn có một số ít bệnh nhân bị dị ứng nặng, phát ban và gây nên tình trạng khó thở. Những trường hợp này rất ít gặp nhưng mức độ nguy hiểm thì rất cao, vì có thể sẽ đe dọa tới tính mạng của người vậy. Vì vậy người bệnh cần hết sức chú ý khi có những biểu hiện này.

2.4. Rất hiếm khả năng nhiễm độc gây suy thận

Đây là trường hợp rất hiếm khi xảy ra, bởi chỉ với những bệnh nhân bị tiểu đường, mất nước, hay những bệnh nhân bị suy giảm chức năng thận mới gặp phải trường hợp này. Tuy nhiên, người bệnh cũng không nên quá lo lắng bởi trước khi thực hiện kỹ thuật này, bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng bệnh sau đó sẽ đưa ra quyết định có nên chụp cắt lớp hay không?

3. Một số lưu ý khi đi chụp cắt lớp

Chắc hẳn trước khi thực hiện kỹ thuật này rất nhiều người bệnh còn đang lo lắng không biết sau khi chụp cắt lớp cơ thể mình có bị ảnh hưởng gì không? Vì thế để phương pháp này diễn ra an toàn và không để lại hệ lụy gì cho người bệnh, chúng ta cần:

– Trước khi thực hiện chụp cắt lớp hãy thông báo với bác sĩ về tình trạng sức khỏe của chính mình. Đặc biệt với phụ nữ, nếu đang mang thai hoặc đang nghi ngờ mang thai hãy ngay lập tức thông báo tới bác sĩ. Ngoài ra, nếu đã từng mắc một số bệnh lý nền như: tiểu đường, tim mạch, dị ứng thuốc,…bạn cũng cần thông báo tới bác sĩ để tránh những hệ lụy nguy hiểm.

Chụp cắt lớp có ảnh hưởng gì không? Những lưu ý khi chụp cắt lớp

>>>>>Xem thêm: Nội soi đại tràng có đau không ?

Người bệnh luôn được bác sĩ tư vấn cụ thể để biết được chụp cắt lớp có ảnh hưởng gì không trước khi sử dụng kỹ thuật.

– Người bệnh không nên tự ý thực hiện kỹ thuật này khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ.

– Cần lựa chọn cơ sở y tế uy tín với đội ngũ kỹ thuật viên có kinh nghiệm làm việc tốt và trình độ cao để tránh những rủi ro không đáng có. Ngoài ra nên tìm hiểu kỹ các cơ sở y tế có trang thiết bị hiện đại với tính năng giảm liều tia X sẽ giúp bạn tránh khỏi các yếu tố tấn công gây hại cho cơ thể cũng như sức khỏe.

Như vậy, chắc chắn quý độc giả đã tìm được câu trả lời cho câu hỏi ” Chụp cắt lớp có ảnh hưởng gì không?”. Chắn chắn với những kiến thức hiểu biết về phương pháp chẩn đoán bệnh này người bệnh sẽ không tự ý thực hiện nhiều biện pháp chẩn đoán bệnh khác nhau khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Nếu một ngày nào đó bạn cảm thấy cơ thể đang có dấu hiệu bất thường, thì đừng ngần ngại, hãy tới các cơ sở y tế uy tín gần nhất để được hỗ trợ thăm khám, chẩn đoán và điều trị trong thời gian sớm nhất.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *