Chụp cắt lớp vi tính ở trẻ em và vấn đề bức xạ

Chụp cắt lớp vi tính ở trẻ hay còn gọi là chụp CT Scan hoặc MSCT. Đây là một công cụ chẩn đoán hình ảnh vô cùng giá trị đang ngày càng phổ biến. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là bức xạ tia X. Hãy cùng tìm hiểu và thảo luận về giá trị quan trọng của chụp cắt lớp vi tính và việc hạn chế phơi nhiễm bức xạ cho trẻ.

Bạn đang đọc: Chụp cắt lớp vi tính ở trẻ em và vấn đề bức xạ

1. Chụp cắt lớp vi tính ở trẻ (CT Scan) là gì?

Chụp cắt lớp vi tính ở trẻ em và vấn đề bức xạ

Chụp cắt lớp vi tính cung cấp hình ảnh chi tiết về xương, mô và mạch máu

Chụp cắt lớp vi tính (chụp CT Scan) là một quá trình kiểm tra không xâm lấn. Kỹ thuật này sử dụng sóng X và công nghệ hiện đại củamáy tính để tạo ra hình ảnh các mặt cắt các cơ quan. Hầu hết, việc thực hiện cắt lớp vi tính chỉ diễn ra trong vòng vài giây đến một phút.

Việc chụp cắt lớp vi tính cung cấp hình ảnh chi tiết về xương, mô và mạch máu. Các hình ảnh này rõ nét và cụ thể hơn chụp X quang thông thường. Phương pháp này cho kết quả chính xác cao. Vì vậy, đây là một phương thức chẩn đoán hình ảnh được lựa chọn trong các trường hợp cần chẩn đoán nhanh, đặc biệt là cấp cứu.

2. Ưu và nhược điểm khi chụp CT Scan ở trẻ em

2.1.Ưu điểm khi chụp cắt lớp vi tính ở trẻ.

  • MSCT là một công cụ hữu hiệu để chẩn đoán bệnh tật đối với mọi lứa tuổi. Đối với trẻ em, rủi ro khi chụp CT Scan là rất nhỏ. Nếu cân nhắc giữa rủi ro và lợi ích khi chụp CT Scan một cách hợp lý thì sẽ đem lại hiệu quả trong chẩn đoán và điều trị bệnh.
  • Khoảng 5 đến 9 triệu lần chụp cắt lớp vi tính được thực hiện hàng năm cho trẻ em ở Hoa Kỳ. Việc sử dụng chụp cắt lớp vi tính ở người lớn và trẻ em đã tăng gấp 8 lần kể từ năm 1980. Ước tính, tỷ lệ này tăng khoảng 10% mỗi năm. Phần lớn sự gia tăng này do tiện ích của nó trong các bệnh thông thường. Một lý do khác là sự cải tiến liên tục của kỹ thuật chụp.

2.2. Nhược điểm khi chụp cắt lớp vi tính ở trẻ.

Mặc dù có nhiều lợi ích, nhưng một nhược điểm của chụp MSCT không thể tránh khỏi là tiếp xúc với bức xạ, dù lượng bức xạ khi chụp đối với trẻ em được kiểm soát ở mức thấp.

Tìm hiểu thêm: Chụp cộng hưởng từ khớp gối khi nào? Những điều cần biết

Chụp cắt lớp vi tính ở trẻ em và vấn đề bức xạ

Chụp MSCT được đánh giá là một công cụ quan trọng để chẩn đoán bệnh ở trẻ.

2. Trẻ em và vấn đề bức xạ khi chụp cắt lớp vi tính

2.1. Trẻ em nhạy cảm hơn với bức xạ

Tiếp xúc bức xạ khi chụp cắt lớp vi tính là mối quan tâm lớn đối với cả người lớn và trẻ em. Tuy nhiên, có ba lưu ý quan trọng ở trẻ em.

  • Thứ nhất, trẻ em nhạy cảm với bức xạ hơn người lớn một cách đáng kể. Điều này đã được chứng minh trong các nghiên cứu dịch tễ học về các quần thể bị phơi nhiễm bức xạ.
  • Thứ hai, trẻ em còn khoảng thời gian phát triển dài hơn người lớn. Do đó, cơ hội để bộc lộ các tổn thương ở trẻ do bức xạ cao hơn so với người lớn.
  • Thứ ba, trẻ em có thể nhận được liều bức xạ cao hơn mức cần thiết. Điều này xảy ra nếu cài đặt máy CT Scan chụp cho người lớn. Và các thông số không được điều chỉnh theo kích thước cơ thể nhỏ hơn khi chụp cho trẻ.

Theo đó, nguy cơ phát triển ung thư liên quan đến bức xạ ở trẻ nhỏ có thể cao hơn so với một người lớn được chụp CT Scan. Nghiên cứu cho thấy tỷ lệ này có thể lên đến vài lần. Tuy nhiên, trong thập kỷ qua, thiết bị chụp cắt lớp vi tính đã cải tiến rất nhiều. Thiết bị này có thể cho hình ảnh rõ nét mà vẫn giảm liều bức xạ ở trẻ. Trong phần lớn các trường hợp, khi chẩn đoán bệnh chỉ cần chụp một lần là đủ với trẻ. Vì vậy, lượng bức xạ tiếp xúc là không đáng kể. Đặc biệt với những thế hệ máy chụp cắt lớp mới, hiện đại thì nguy cơ nhiễm bức xạ là rất thấp.

2.2. Nguy cơ ung thư từ chụp MSCT ở trẻ em là rất nhỏ

Cho đến nay, các tổ chức chịu trách nhiệm đánh giá rủi ro bức xạ chỉ ra rằng: không có ngưỡng bức xạ liều thấp nhất gây ra các bệnh ung thư. Hay nói cách khác, nguy cơ chắc chắn mắc ung thư liên quan đến chụp CT Scan là rất nhỏ. Theo nghiên cứu, nguy cơ ung thư do phương pháp chẩn đoán này chỉ là 0.1%. Tức là, cứ 1000 người được chụp CT Scan thì có 1 trường hợp mắc ung thư. Với trẻ em, việc thực hiện chụp CT đúng cách thu được nhiều lợi ích lớn hơn rủi ro.

3. Chiến lược giảm thiểu phơi nhiễm bức xạ từ chụp CT Scan cho trẻ em

Chụp cắt lớp vi tính ở trẻ em và vấn đề bức xạ

>>>>>Xem thêm: Chẩn đoán thiếu máu bằng những phương pháp nào?

Các thiết bị hiện đại cùng sự nâng cao chuyên môn liên tục của đội ngũ y tế đã hạn chế tối đa ảnh hưởng của chụp cắt lớp vi tính đến trẻ em

Hiện nay, sự phối hợp giữa các bác sĩ chuyên khoa đã giúp giảm liều bức xạ cho trẻ em khi thực hiện chụp cắt lớp vi tính rất nhiều.

  • Các bác sĩ chỉ thực hiện kiểm tra chụp cắt lớp vi tính khi thật sự cần thiết.
  • Luôn có hội chẩn, trao đổi giữa bác sĩ điều trị và bác sĩ chẩn đoán hình ảnh. Qua đó xác định đúng nhu cầu chụp và kỹ thuật được sử dụng.
  • Các bác sĩ luôn cân nhắc các phương thức khác trước khi chỉ định chụp cắt lớp vi tính. Ví dụ như: siêu âm, chụp cộng hưởng từ( MRI), các phương pháp không sử dụng ion hóa.
  • Các bác sĩ chẩn đoán hình ảnh luôn thực hiện điều chỉnh các thông số phơi nhiễm do chụp CT ở trẻ em. Việc điều chỉnh sẽ dựa trên: thể trạng (tính theo BMI), vị tri và hệ thống cơ quan được chụp.

Kết luận

Mặc dù chụp CT có nguy cơ gây bức xạ cho trẻ. Tuy nhiên ngày nay, các thiết bị phát triển hiện đại. Đồng thời đội ngũ y tế không ngừng nỗ lực nâng cao năng lực chuyên môn. Điều này đã hạn chế tối đa ảnh hưởng của chụp CT Scan đến trẻ em. Chính vì thế, phương pháp chẩn đoán này vẫn được đánh giá là một công cụ quan trọng để chẩn đoán bệnh ở trẻ. Hệ thống y tế Thu Cúc trang bị máy chụp MSCT hiện đại, đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, quy trình nghiêm ngặt, là địa chỉ uy tín và an toàn, được nhiều người lựa chọn để chụp CT Scan.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *