Chụp cộng hưởng từ chẩn đoán đau nửa đầu mất ngủ

Đau nửa đầu mất ngủ là triệu chứng, có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, trong đó có bệnh lý trong não hoặc ngoài não. Để phát hiện chính xác nguyên nhân gây chứng đau nửa đầu mất ngủ, các bác sĩ đã ứng dụng thành công chụp cộng hưởng từ MRI có giá trị trong việc chẩn đoán nhiều bệnh lý có thể gây chứng đau đầu mất ngủ. Cùng tìm hiểu chụp cộng hưởng từ MRI có ý nghĩa như thế nào trong việc tầm soát và chẩn đoán bệnh. Khi nào nên chụp cộng hưởng từ MRI và cần lưu ý điều gì?

Bạn đang đọc: Chụp cộng hưởng từ chẩn đoán đau nửa đầu mất ngủ

1. Chụp cộng hưởng từ MRI là gì?

Chụp cộng hưởng từ (MRI – Magnetic Resonance Imaging) là phương pháp chẩn đoán hình ảnh tiên tiến và hiện đại hàng đầu hiện nay, đang được ứng dụng rộng rãi trên thế giới. Đây là kỹ thuật tạo hình ảnh cắt lớp ở nhiều góc độ khác nhau, dưới tác động của sóng từ trường và sóng vô tuyến, không sử dụng tia xạ X nên an toàn cho người bệnh kể cả người cao tuổi, trẻ em và phụ nữ đang mang thai.

Chụp cộng hưởng từ MRI được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới bởi tính ứng dụng cao, hiệu quả vượt trội và an toàn. Hình ảnh thu được khi chụp cộng hưởng từ có độ tương phản cao, sắc nét, chi tiết và có khả năng tái tạo 3D. Vì vậy trong nhiều trường hợp, phương pháp này mang lại hiệu quả chẩn đoán cao hơn so với chụp cắt lớp CT, chụp X-quang,…

Chụp cộng hưởng từ chẩn đoán đau nửa đầu mất ngủ

Chụp cộng hưởng từ đang là phương pháp chẩn đoán hình ảnh tiên tiến và hiện đại hàng đầu hiện nay.

2. Chụp cộng hưởng từ MRI chẩn đoán đau nửa đầu mất ngủ

Đau nửa đầu mất ngủ là triệu chứng do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, có thể do bệnh lý (bệnh lý trong não hoặc ngoài não) hoặc do các yếu tố khác ngoài môi trường tác động như: ô nhiễm tiếng ồn, stress căng thẳng lâu ngày,… Trong đó, nguyên nhân do bệnh lý chiếm đa số các trường hợp người bị đau nửa đầu mất ngủ, nếu không được phát hiện sớm và có biện pháp điều trị kịp thời thì người bệnh có thể đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm như suy nhược thần kinh, đột quỵ, mất ngủ lâu ngày gây trầm cảm, rối loạn tâm thần,….

Nhờ tính ứng dụng rộng rãi và an toàn cao, chụp cộng hưởng từ MRI có thể ứng dụng tại nhiều cơ quan trên cơ thể, giúp tìm ra nguyên nhân gây triệu chứng đau nửa đầu mất ngủ.

2.1 Chụp cộng hưởng từ chẩn đoán đau nửa đầu mất ngủ do nguyên nhân trong não

Chụp MRI sọ não có thể kiểm tra và phát hiện các bệnh lý vùng sọ não (bệnh lý trong não) gây chứng đau nửa đầu mất ngủ như:

– U não, u dây thần kinh sọ não

– Tai biến mạch máu não (đột quỵ), dị dạng mạch máu não

– Các chấn thương vùng sọ não

– Động kinh

– Bệnh lý thoái hóa chất trắng như sa sút trí tuệ, xơ cứng rải rác,…

– Bệnh lý viêm não, viêm màng não

– Các dị tật bẩm sinh ở não như teo não, khuyết não,…

Tìm hiểu thêm: Bệnh đột quỵ não điều trị và phòng ngừa

Chụp cộng hưởng từ chẩn đoán đau nửa đầu mất ngủ

Bệnh lý vùng sọ não (bệnh lý trong não) có thể gây chứng đau đầu mất ngủ kéo dài.

2.2 Chụp cộng hưởng từ chẩn đoán đau nửa đầu mất ngủ do nguyên nhân ngoài não

Ngoài các bệnh lý trong não, bệnh lý ngoài não cũng có thể gây ra triệu chứng đau nửa đầu mất ngủ. Việc ứng dụng chụp cộng hưởng từ MRI sẽ giúp phát hiện các bệnh lý ngoài não, đây là cơ sở để các bác sĩ tìm ra chính xác nguyên nhân gây bệnh và có biện pháp điều trị hiệu quả.

2.2.1 Hốc mắt

Kiểm tra và phát hiện các tổn thương trong và ngoài nhãn cầu, tổn thương dây thần kinh thị giác.

2.2.2 Tai, mũi, họng

Kiểm tra và phát hiện tổn thương vùng tai, mũi, họng như viêm nhiễm, chấn thương, các khối u,…

2.2.3 Cột sống

Chụp cộng hưởng từ có thể giúp chẩn đoán chính xác các bệnh lý liên quan đến cột sống, đĩa đệm, dây chằng hay tủy sống như:

– Thoái hóa, thoát vị hay lồi đĩa đệm

– Gãy lún đốt sống, viêm cột sống, cong vẹo cột sống, nhiễm trùng đĩa đệm

– U tủy sống và các bệnh lý tủy sống như rỗng tủy, viêm tủy, xơ cứng rải rác, thoát vị màng não tủy,…

Chụp cộng hưởng từ chẩn đoán đau nửa đầu mất ngủ

>>>>>Xem thêm: Biểu hiện Parkinson cần biết và cách điều trị kịp thời

Chụp cộng hưởng từ, chụp cắt lớp vi tính giúp chẩn đoán nhiều bệnh lý trên cơ thể.

2.2.4 Vùng cổ

Kiểm tra và phát hiện các tổn thương như xuất hiện khối u, viêm, hạch bạch huyết vùng cổ. Chụp MRI vùng cổ còn giúp phát hiện sớm và chẩn đoán chính xác tổn thương ở đám rối thần kinh cánh tay.

2.2.5 Ổ bụng – Vùng chậu

– Phát hiện các bệnh lý về gan, đường mật, thận, lách và tụy như u gan, u đường mật, sỏi mật, u tụy, u tuyến thượng thận,…

– Phát hiện các bệnh lý vùng tiểu khung như ung thư đại trực tràng, ung thư tiền liệt tuyến, u tử cung, sa âm đạo, sa trực tràng, các khối u buồng trứng.

– Chụp MRI còn có thể đánh giá chính xác giai đoạn của ung thư nội mạc tử cung, ung thư cổ tử cung, ung thư tiền liệt tuyến,…

2.2.6 Cơ xương khớp

Hình ảnh rõ nét từ quá trình chụp MRI có thể khảo sát các cấu trúc cơ, dây chằng, sụn, xương, tủy xương, mỡ và mạch máu để phát hiện sớm một số bệnh lý như:

– Chấn thương rách sụn chêm, đứt dây chằng chéo

– Hoại tử vô khuẩn

– Viêm khớp háng

– Thoái hóa, tràn dịch ổ khớp

– Viêm xương và mô mềm

– U xương và mô mềm

2.2.7 Tuyến vú

Chụp cộng hưởng từ giúp phát hiện các tổn thương tuyến vú như các khối u lành tính, khối u ác tính, viêm nhiễm ở vú,…

2.2.8 Tim và mạch máu

Một số bệnh lý về tim và mạch máu như nhồi máu cơ tim, hẹp tắc mạch máu, các bệnh hệ bạch huyết,… cũng có thể được phát hiện nhờ chụp cộng hưởng từ.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *