Khi được bác sĩ chỉ định chụp cộng hưởng từ (MRI) mẹ thường phân vân không biết chụp cộng hưởng từ cho trẻ có nguy hiểm gì không? Liệu bé có chịu ảnh hưởng bởi tia bức xạ X như trong chụp X-Quang hay không? Cần lưu ý gì khi cho trẻ chụp cộng hưởng từ? Mời các bậc phụ huynh cùng tham khảo dưới bài viết sau.
Bạn đang đọc: Chụp cộng hưởng từ cho trẻ có gây nguy hiểm gì không?
Chụp cộng hưởng từ (MRI) là gì?
-
Chụp cộng hưởng từ MRI là một kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh hiện đại nhất hiện nay đang được ứng dụng rộng rãi tại các bệnh viện lớn trong và ngoài nước.
Chụp cộng hưởng từ MRI là kỹ thuật tạo hình cắt lớp sử dụng từ trường và sóng radio để tác động, làm cho các nguyên tử Hydrogen trong cơ thể hấp thụ và phóng thích năng lượng sóng RF. Khi đó máy chụp sẽ thu nhận, xử lý sau đó chuyển đổi thành các tín hiệu dưới dạng hình ảnh.
Hình ảnh do chụp cộng hưởng từ MRI được chi tiết giải phẫu tốt, có độ tương phản cao, có khả năng tái tạo 3D và không có tác dụng phụ. Đây là kỹ thuật đang được ứng dụng rộng rãi trong việc chẩn đoán hình ảnh, giúp phát hiện nhiều bệnh lý phức tạp mà chụp X-quang hay siêu âm có thể không phát hiện được ra.
Chụp cộng hưởng từ cho trẻ có nguy hiểm không?
Ưu điểm của chụp cộng hưởng từ MRI là không dùng tia xạ (tia X) nên không gây nhiễm xạ, an toàn cho trẻ. Hệ thống máy chụp mới không gây tiếng ốn, tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu, bé không lo lắng hay sợ hãi.
Thời gian chụp nhanh chóng khoảng 10-20 phút, không gây đau đớn.
Hình ảnh được chụp bằng máy MRI có độ phân giải tốt, thu được hình ảnh nhiều góc cạnh, thực hiện được ở nhiều hướng cắt khác nhau, áp dụng được hầu hết các bộ phận trên cơ thể. Bác sĩ sẽ đánh giá được chi tiết các tổn thương, giúp chẩn đoán chính xác bệnh lý, từ đó đưa ra hướng điều trị tốt nhất.
Tìm hiểu thêm: Chụp CT sọ não có ưu điểm gì? Có gây ảnh hưởng không?
Chụp cộng hưởng từ MRI cho trẻ không gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe, tuy nhiên bé cần nằm phải yên trong quá trình chụp để đảm bảo kết quả được rõ nét và chính xác nhất.
Lưu ý gì khi chụp cộng hưởng từ cho trẻ?
Khi chụp cộng hưởng từ, người bệnh cần nằm yên trong suốt quá trình chụp để hình ảnh thu được rõ nét và chính xác.
Trẻ nhỏ lại thường rất hiếu động, nếu bé nghịch ngợm (ngọ nguậy, cử động, không chịu nằm yên trong quá trình chụp) sẽ khiến hình ảnh thu được bị nhòe và mờ, đôi khi phải chụp lại nhiều lần mà vẫn không cho hình ảnh rõ nét, điều này có thể dẫn đến việc kết luận bệnh khó chính xác, thậm chí sai lệch trong quá trình chẩn đoán bệnh.
Do đó nhiều trường hợp bác sĩ có thể phải chỉ định gây mê khi chụp MRI cho con để cho kết quả được chính xác nhất. Tuy nhiên không phải bé nào khi chụp cộng hưởng từ MRI cũng phải gây mê, việc gây mê cho con phụ thuộc và lứa tuổi, tâm sinh lý và bệnh lý thần kinh ở bé (nếu có) điều này sẽ tùy theo chỉ định của bác sĩ.
Thông thường sau khi cho trẻ khám với bác sĩ Nhi xong và có chỉ định cho trẻ chụp MRI, tùy vào độ tuổi và mức độ hợp tác của các bé, sẽ có hai trường hợp xảy ra:
- Bé lớn (thông thường trên 10 tuổi) và chịu nằm yên theo hướng dẫn của nhân viên y tế: chỉ cần bố hoặc mẹ đi kèm vào phòng chụp và bảo bé làm theo lời hướng dẫn.
- Các bé nhỏ hơn hoặc không hợp tác (không chịu nằm yên do còn quá bé, quấy khóc hay sợ hãi; do có bệnh lý đặc biệt là các bất thường về tâm thần kinh, động kinh, chậm phát triển, bại não…): cần dùng thuốc an thần để bé nằm yên khi chụp.
Do đó khi cần thực hiện chụp cộng hưởng từ cho trẻ, phụ huynh nên nhắc nhở con nằm yên và làm theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Ngoài vấn đề bé cử động, gây khó khăn trong quá trình chụp MRI, thì việc chụp công hưởng từ sé không gây độc hại hay nguy hiểm gì cho trẻ.
Những bệnh lý nào có thể phát hiện qua chụp cộng hưởng từ MRI cho trẻ
Hầu hết các bộ phận trên cơ thể đều có thể chụp cộng hưởng từ MRI giúp ích cho việc chẩn đoán được chính xác. Tuy nhiên, chụp MRI có chi phí cao hơn so với chụp cắt lớp vi tính MSCT vì vậy các bác sĩ cũng cân nhắc trong việc sử dụng MRI cho trẻ khi thực sự cần thiết để giúp tiết kiệm chi phí cho phụ huynh.
>>>>>Xem thêm: Giúp bạn hiểu rõ về kỹ thuật soi cổ tử cung
Các bệnh lý về não, tim mạch, cơ xương khớp và một số bệnh ung thư thường được chụp cộng hưởng từ MRI để giúp cho kết quả đạt độ chính xác cao.
Bệnh về não
MRI giúp phát hiện những tổn thương ở não bộ như nang, xuất huyết, phù nề, khối u, những bất thường về cấu trúc của não bộ, tổn thương não, … Các hình ảnh rõ ràng về nhu mô não, những bất thường về não bộ qua hình ảnh chụp cộng hưởng từ MRI sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh tốt hơn và từ đó có những can thiệp hay biện pháp điều trị tốt nhất.
Bệnh lý cơ xương khớp
Các tổn thương cơ xương khớp sẽ được phản ánh một cách chính xác nhất qua chụp cộng hưởng từ MRI. Chụp MRI giúp đánh giá chính xác toàn bộ cấu trúc vùng xương khớp, xác định các tổn thương xương, cơ gân, sụn, dây chằng,…một cách nhanh chóng và chính xác.
Bệnh ung thư
Độ phân giải hình ảnh cao, khả năng chụp được nhiều bình diện, nhiều chuỗi xung khi chụp MRI sẽ giúp cho việc phát hiện các tổn thương ở mức tế bào dễ dàng hơn. Từ đó các bác sĩ có thể đánh giá được sự thay đổi chức năng của các tổ chức, phát hiện sớm các bệnh lý ung thư.
Ngoài ra, chụp cộng hưởng từ MRI còn giúp bác sĩ phát hiện, phân biệt và cảnh báo sớm các tổn thương của khối u là lành tính hay ác tính, di căn nghiêm trọng hay bình thường. Điều này đóng vai trò quan trọng trong việc lên phác đồ điều trị sớm, hạn chế các biến chứng nguy hiểm xảy ra.
Ngày nay khi điều kiện kinh tế đã phát triển hơn, việc ứng dụng chụp cộng hưởng từ MRI trong chẩn đoán các bệnh lý cũng đa dạng hơn và có thể xây dựng trong danh mục các gói khám sức khỏe định kỳ cho người lớn và trẻ em. Điều này giúp hỗ trợ tốt nhất cho quá trình chẩn đoán bệnh lý của trẻ.
Hy vọng rằng bài viết trên đây đã giúp các mẹ giải đáp được thắc mắc xoay quanh chủ đề chụp cộng hưởng từ cho trẻ. Nếu có bất kì thắc mắc nào về phương pháp này, hãy đến các cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ tư vấn nhé.