Chụp cộng hưởng từ đang là phương pháp chẩn đoán hình ảnh hiện đại nhất hiện nay. Nhưng rất nhiều người vẫn còn lo ngại và thắc mắc không biết chụp cộng hưởng từ có hại không? Dưới đây là những phân tích về phương pháp này, cũng như giải đáp thắc mắc vừa nêu của độc giả, hãy cùng tim hiểu nhé.
Bạn đang đọc: Chụp cộng hưởng từ có hại không? Những chia sẻ rất hữu ích
1. Khái quát về chụp cộng hưởng từ
1.1. Chụp cộng hưởng từ là gì?
Người bệnh không cần lo chụp cộng hưởng từ có hại không, bởi đây là phương pháp rất tiên tiến và vô cùng an toàn, không hề gây hại tới sức khỏe.
Chụp cộng hưởng từ hay chụp MRI là phương pháp chẩn đoán bệnh tiên tiến hàng đầu hiện nay. Khác với chụp CT và chụp X-quang, phương pháp này sử dụng từ trường và sóng radio để tạo ra hình ảnh giải phẫu của cơ thể. Từ đó, thu được hình ảnh từ MRI với độ phân giải cao, sắc nét về các chi tiết, tình trạng của các bộ phận trong cơ thể. Vì thế có thể phát hiện những bất thường bên trong cơ thể kể cả những tổn thưởng ẩn sâu trong các lớp xương. Vì vậy, phương pháp này có thể chẩn đoán được hầu hết các bệnh lý như:
– Các bệnh lý về gan mật, tụy,…
– Bệnh lý về mạch máu, thần kinh,…
– Bệnh nhân bị ung thư
– Một số tổn thương như tổn thương dây chẳng, tủy sống, xương khớp như thoát vị đĩa đệm, gai cột sống,…
– Bệnh liên quan tới não bộ như: tai biến mạch máu não, u dây thần kinh sọ não,…
1.2. Chụp cộng hưởng từ có hại không? Ưu điểm của kỹ thuật này là gì?
Đây là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh có độ an toàn rất cao bởi không sử dụng tia X hay bức xạ ion khác có hại cho sức khỏe. Bên cạnh đó, chụp MRI còn có các ưu điểm khác như:
– Hình ảnh rõ nét hỗ trợ chẩn đoán nhanh chóng, có khả năng tái tạo 3D sắc nét
– Có thể đánh giá được tình trạng, cũng như phát hiện được những tổn thương của não bộ.
– Kiểm tra và đánh giá tốt tình trạng của các cơ quan rất nhỏ bên trong cơ thể như dây thần kinh
1.3. Chụp cộng hưởng từ có hại không? Nhược điểm của phương pháp này là gì?
– Chi phí cho một buổi chụp là khá cao nên còn rất nhiều người đắn đo khi lựa chọn kỹ thuật này.
– Không gian kín, chật hẹp,..trong khi nhiều bệnh nhân bị hội chứng sợ không gian kín, sợ bóng tối. Điều này gây khó khăn khi thực hiện các quy trình chụp MRI.
– Thời gian chụp khá lâu khoảng 15-30 phút. Vì vậy không phù hợp và rất khó ứng dụng trong trường hợp khẩn cấp, cấp cứu.
– Không thể mang máy hồi sức vào phòng chụp
– Phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu thai kỳ chỉ được chụp khi thật sự cần thiết và có chỉ định của bác sĩ.
– Không thể chụp với người bệnh đang gắn thiết bị kim loại trên cơ thể, mô cấy ở mắt hay tai, máy tạo nhịp tim,…
2. Chụp cộng hưởng từ có hại như chúng ta nghĩ?
Chúng ta không nên quá lo lắng bởi chụp cộng hưởng từ vô cùng an toàn cho người bệnh. Bởi đến thời điểm hiện tại, chưa tìm thấy những dấu hiệu bất thường từ việc chụp cộng hưởng từ. Mà trái lại, khi thực hiện phương pháp này mang đến nhưng kết quả vô cùng chính xác. Vì thế, phương pháp chẩn đoán này đang ngày càng trở nên phổ biến và được thực hiện ở hầu hết các cơ sở y tế uy tín.
Thực tế hiện nay, phương pháp này đã và đang dần thay thế các phương pháp chẩn đoán trước đây cần sử dụng các thiết bị xâm nhập cơ thể gây đau đớn cho người bệnh. Với việc chụp cộng hưởng từ MRI, có thể dễ dàng phát hiện những bất thường ẩn sau lớp xương mà không cần tới tia X như trong chụp CT, chụp X-quang,…nên sẽ không lo xuất hiện tác dụng phụ. Không chỉ vậy, đây là kĩ thuật được thực hiện rất nhanh chóng và có kết quả rất chính xác trong chẩn đoán các bệnh lý.
Tìm hiểu thêm: Chụp CT mất bao lâu? Kết quả chụp có ngay trong ngày không
Chụp cộng hưởng từ sẽ giúp quá trình chẩn đoán bệnh lý diễn ra nhanh hơn và chính xác hơn.
Một điều khác đặc biệt ở phương pháp này đó là không hề gây hại cho thai nhi. Tuy nhiên, trong 3 tháng đầu thai kỳ để các cơ quan của trẻ phát triển an toàn và toàn diện, người mẹ chỉ nên chụp cộng hưởng từ khi có chỉ định của bác sĩ.
Mặc dù không gây hại cho cơ thể, nhưng với những bệnh nhân có các thiết bị cấy ghép bằng kim loại trong cơ thể, những trường hợp phải tiêm thuốc tương phản,…Trước khi thực hiện, kỹ thuật viên sẽ tiến hành khỏi người bệnh về tiền sử bệnh cũng như các loại thuốc đang sử dụng để tránh việc người bệnh sẽ bị dị ứng nhẹ với biểu hiện: đau đầu, chóng mặt, buồn nôn,…
3. Cần làm gì trước khi chụp cộng hưởng từ
Trước khi chụp cộng hưởng từ người bệnh sẽ được các bác sĩ tư vấn để chuẩn bị thật kỹ càng để luôn giữ an toàn cho chính mình. Dưới đây là một số lưu ý nhất định người bệnh phải ghi nhớ:
– Do tính từ trường của phương pháp này khá mạnh nên người bệnh cần tháo bỏ những vật dụng bằng kim loại như đồng hồ, đồ trang sức,…để tránh gây nguy hiểm khi chụp cộng hưởng từ.
– Những bệnh nhân cấy ghép y sinh như van tim, stent mạch vành bằng vật liệu tương thích có thể chụp MRI ngay sau khi cấy. Với những trường hợp cấy ghép có chứa ít sắt để an toàn nên chụp sau 6 tuần.
– Những bệnh nhân đang sử dụng máy tạo nhịp, thiết bị khử rung, cấy ghép ốc tai,…sẽ có chỉ định riêng của bác sĩ vì những thiết bị này sẽ không an toàn với người bệnh.
>>>>>Xem thêm: Vai trò của chụp X-quang trong chẩn đoán hình ảnh lao phổi
Cần tháo bỏ các thiết bị kim loại ra khỏi cơ thể trước khi thực hiện chụp cộng hưởng từ.
– Với những bệnh nhân chụp cộng hưởng từ gan mật cần nhịn ăn khoảng 6 giờ đồng hồ trước khi chụp. Ngoài ra, với những bệnh nhân phải gây mê cũng nên nhịn ăn từ 4 đến 6 giờ đồng hồ trước khi thực hiện chụp.
– Để hình ảnh chẩn đoán chính xác nhất, bệnh nhân cần thực hiện đúng như chỉ định của bác sĩ. Ví dụ như với những trường hợp chụp đốt sống cổ, bệnh nhân sẽ không được nuốt nước bọt. Hay như khi chụp vùng bụng, vùng ngực, người bệnh sẽ được yêu cầu nín thở trong thời gian ngắn.
Ngoài ra, với những trường hợp bệnh nhân bị dị ứng thuốc tương phản từ, thì đừng lo lắng gì cả. Bởi những triệu chứng như nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn,…sẽ hết ngay sau khi bạn dùng thuốc chống dị ứng.
Như vậy, có thể thấy rằng đến nay vẫn chưa có phát hiện nào về những bất thường do chụp cộng hưởng từ ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Đây là phương pháp được đánh giá an toàn, không chứa tia gây hại và không sử dụng nhiễm xạ ion.