Chụp cộng hưởng từ có phải cởi quần áo không?

Chụp cộng hưởng từ là một kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh được thực hiện nhanh chóng với độ chuẩn xác cao. Nhưng nhiều bệnh nhân còn băn khoăn không biết khi thực hiện phương pháp này có cần cởi quần áo như trong một số kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh khác không. Cùng tìm hiểu chụp cộng hưởng từ có phải cởi quần áo không và những lưu ý trong quá trình chụp qua bài viết dưới đây.

Bạn đang đọc: Chụp cộng hưởng từ có phải cởi quần áo không?

1. Tổng quan về phương pháp chụp cộng hưởng từ

1.1 Chụp cộng hưởng từ là gì?

Chụp cộng hưởng từ được đánh giá là thuật hiện đại nhất hiện nay trong chẩn đoán cận lâm sàng, giúp phát hiện nhiều bệnh lý nhờ khả năng tái hiện hình ảnh sắc nét, đa chiều các bộ phận trên cơ thể bằng từ trường và sóng radio. 

Chụp cộng hưởng từ có phải cởi quần áo không?

Chụp cộng hưởng từ là phương pháp chẩn đoán hình ảnh chính xác, an toàn nhờ sóng từ trường và radio

1.2 Chụp cộng hưởng từ được thực hiện như thế nào?

Trước khi chụp cộng hưởng từ, bạn sẽ được khám ban đầu với bác sĩ để đảm bảo rằng bạn đủ điều kiện sức khỏe và không nằm trong các chống chỉ định khi thực hiện kỹ thuật.

Sau đó người bệnh được đưa đến khu vực chẩn đoán hình ảnh, hướng dẫn tháo các thiết bị điện tử, đồ kim loại trên cơ thể trước khi vào phòng chụp. Điều này giúp đảm bảo an toàn cho các vật dụng của bệnh nhân và cả thiết bị của bệnh viện, bởi từ trường có thể gây hỏng cách thiết bị điện tử, trong khi các đồ vật kim loại mà bệnh nhân mang theo người có thể gây nhiễu từ trường, ảnh hưởng đến độ chính xác của kết quả chụp. 

Trong phòng chụp, người bệnh sẽ được đặt vào nằm trên một bàn chụp, được di chuyển sao cho vị trí cần chụp nằm đúng trong khoang tròn chứa các thiết bị phát từ trường và sóng radio. Khi các nguyên tử hydro trong các phân tử nước của cơ thể gặp các loại sóng này sẽ chuyển thành dạng tín hiệu hình ảnh. Hình ảnh được hiển thị và xử lý ở một máy tính bên ngoài phòng chụp.

Toàn bộ quá trình này diễn ra trong khoảng 15 – 60 phút tùy vùng chụp và khả năng hợp tác của bệnh nhân. 

2. Chụp cộng hưởng từ có cần phải cởi quần áo hay không?

2.1 Tại sao người bệnh lo lắng về trang phục khi chụp cộng hưởng từ?

Sở dĩ nhiều người thắc mắc có phải cởi quần áo không khi chụp cộng hưởng từ là bởi trước đây, việc cởi quần áo khi thực hiện một số phương pháp chẩn đoán khác như chụp X-quang gần như là một trong những yêu cầu bắt buộc đối với cả nam và nữ. 

Tìm hiểu thêm: Nội soi dạ dày không đau như tưởng tượng

Chụp cộng hưởng từ có phải cởi quần áo không?

Thông thường nếu mặc quần áo rộn rãi, mỏng nhẹ, không gắn các chi tiết kim loại thì bạn có thể mặc quần áo của mình khi thực hiện chiếu chụp.

Việc cởi quần áo khi chụp giúp cho khả năng đâm xuyên của tia X được mạnh mẽ hơn, từ đó tăng độ chính xác của kết quả chụp chiếu. Tuy nhiên điều này lại khiến cho các bệnh nhân, đặc biệt là các bệnh nhân nữ cảm thấy vô cùng ngại ngùng, thiếu tế nhị. 

Hiện nay, với các công nghệ chụp X-quang hiện đại hơn, yêu cầu này đã được nới lỏng tùy vào một số vị trí cần chụp. Tuy nhiên, khi chụp X – quang phổi, nếu bệnh nhân nữ vẫn được yêu cầu cởi bỏ áo lót trong và mặc một lớp áo mỏng ở ngoài để hình ảnh ghi lại được chính xác và rõ nét nhất. Còn nam giới chỉ cần mặc áo mỏng khi chụp phim phổi. 

2.2 Có cần phải cởi quần áo chụp cộng hưởng từ hay không?

Chụp cộng hưởng từ có phải cởi quần áo không còn phụ thuộc vào trang phục mà người bệnh mặc khi đi khám.

Thông thường nếu bạn mặc quần áo mỏng, rộng rãi, thoải mái và không gắn các loại đinh, vít, dây kim loại thì hoàn toàn có thể mặc quần áo của mình để thực hiện chụp chiếu. Chỉ cần bạn tuân thủ bỏ hết các thiết bị điện tử và vật dụng bằng kim loại như điện thoại, dây chuyền, khuyên tai, vòng, đồng hồ,…trước khi vào phòng chụp là được. 

Trong trường hợp trang phục bạn mặc quá chật, quá dày, có chứa kim loại hoặc thiết bị điện tử không tháo rời được thì bạn có thể được yêu cầu thay trang phục của bệnh viện để quá trình chụp chiếu thoải mái và kết quả chụp chiếu chính xác hơn. 

3. Những lưu ý khác khi chụp cộng hưởng từ

3.1 Trước khi chụp

Ngoài lưu ý về việc tháo các đồ vật kim loại thì bệnh nhân cần quan tâm đến việc ăn uống trước khi chụp cộng hưởng từ. Thông thường, trước khi thực hiện kỹ thuật MRI, bệnh nhân có thể ăn, uống thuốc như bình thường. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, đặc biệt là những trường hợp cần gây mê, bạn có thể được yêu cầu nhịn ăn trong tối đa 4 giờ trước khi chụp.

3.2 Trong khi chụp

– Trong suốt quá trình chụp, người bệnh cần nằm yên để tránh làm hình ảnh bị mờ, mất nét. Trong một số trường hợp, các dụng cụ như vòng đai có thể được sử dụng giúp cố định. 

– Trong quá trình chụp, một số máy MRI sẽ tạo ra tiếng ồn khá lớn. Người bệnh cần đeo tai nghe để hạn chế bớt tiếng ồn và để nghe hướng dẫn của nhân viên y tế rõ hơn.

Chụp cộng hưởng từ có phải cởi quần áo không?

>>>>>Xem thêm: Chụp cộng hưởng từ não – “trợ thủ đắc lực” chẩn đoán bệnh về não

Tai nghe có thể được sử dụng trong quá trình chụp MRI giúp làm giảm tiếng ồn

– Nếu tiêm thuốc tương phản từ, bệnh nhân có thể cảm thấy nóng ở vùng cánh tay tiêm thuốc nhưng hãy cố gắng nằm yên để không ảnh hưởng đến kết quả chụp chiếu. 

3.3 Sau khi chụp

Thông thường, người bệnh có thể hoạt động bình thường bao gồm cả việc ăn uống và đi lại, vận động. Đối với những trường hợp dùng thuốc an thần, người bệnh cần nghỉ ngơi và theo dõi sức khỏe trong 24 giờ đầu tiên khi thuốc hoàn toàn hết tác dụng. Tuyệt đối không được lái xe, điều khiển máy móc, uống rượu trong khoảng thời gian này. 

Như vậy tóm lại, chụp cộng hưởng từ có phải cởi quần áo không còn phụ thuộc vào trang phục của bạn và yêu cầu của bác sĩ, kỹ thuật viên trong từng trường hợp cụ thể. Khi đi chụp cộng hưởng từ nên hạn chế mang các vật dụng kim loại, mặc quần áo rộng, mỏng để việc chụp chiếu diễn ra thuận lợi và cho kết quả chính xác nhất. Tại các cơ sở y tế, bạn sẽ được hướng dẫn kỹ lưỡng bởi các bác sĩ, kỹ thuật viên và các nhân viên y tế. 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *