Chụp MRI khớp gối hay chụp cộng hưởng từ khớp gối là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh tân tiến và hiện đại, được ứng dụng rộng rãi tại nhiều bệnh viện trong và ngoài nước. Bạn có thắc mắc chụp cộng hưởng từ khớp gối khi nào? Ưu và nhược điểm của phương pháp này là gì? Bài viết sẽ cung cấp rất nhiều thông tin hữu ích giúp bạn hiểu hơn về phương pháp này, mời bạn cùng theo dõi.
Bạn đang đọc: Chụp cộng hưởng từ khớp gối khi nào? Những điều cần biết
1. Chụp cộng hưởng từ khớp gối được chỉ định khi nào?
1.1 Chỉ định trên lâm sàng khi chụp cộng hưởng từ khớp gối
– Đau khớp gối kéo dài, không rõ nguyên nhân
– Chấn thương cấp tính
– Mất vững chày đùi và/hoặc mất vững bánh chè đùi: trật hoặc bán trật mạn tính, tái phát, bán cấp, cấp tính.
– Lệch trục chày đùi và/hoặc bánh chè đùi
– Hạn chế hoặc đau khi vận động
– Phù nề, teo phần mềm
– Áp xe
– Hội chứng cọ xát dài chậu chày
– Các trường hợp chuẩn bị nội soi khớp
– Các trường hợp tái phát, tồn dư hay có triệu chứng mới sau phẫu thuật khớp gối.
Đau nhức khớp gối là một dấu hiệu cảnh báo khớp gối của bạn có thể bị viêm hoặc do một số bệnh lý khác gây ra.
1.2 Chỉ định trên cận lâm sàng khi chụp cộng hưởng từ khớp gối
– Bất thường sụn chêm, sụn khớp
– Tổn thương dây chằng: rách dây chằng, đứt dây chằng
– Bất thường các cấu trúc duỗi gối: gân tứ đầu, gân bánh chè, xương bánh chè.
– Tổn thương xương sụn và bao khớp: gãy xương sụn, viêm xương sụn lóc tách, thoái hóa sụn, nhuyễn sụn, vỡ, chia tách sụn khớp.
– Dị vật: sụn, xương sụn, xương
– Loạn sản bao hoạt dịch: viêm bao hoạt dịch gồm viêm bao hoạt dịch thể lông nốt, viêm kén, nang khoeo.
– Bất thường tủy xương: hoại tử vô khuẩn, phù tủy xương.
– Bất thường gân, cơ: căng cơ, rách hoàn toàn hoặc bán phần, viêm gân, bệnh lý gân.
– U xương, khớp và phần mềm.
– Nhiễm khuẩn xương, khớp và phần mềm.
– Bất thường bẩm sinh và phát triển
– Bất thường mạch máu: phình mạch, hẹp, tắc mạch
– Bất thường thần kinh: chèn ép, viêm thần kinh ngoại vi
2. Ưu và nhược điểm khi chụp MRI khớp gối
2.1 Ưu điểm
– Không xâm lấn, không chịu ảnh hưởng của tia X, an toàn cho người cao tuổi, trẻ nhỏ và cả phụ nữ mang thai.
– Cho hình ảnh chi tiết cấu trúc trong khớp gối như sụn, xương, gân, dây chằng, cơ, mạch máu,…
– Phát hiện sớm, nhanh, chính xác các tổn thương dù là nhỏ nhất. Như trong một số trường hợp cần đánh giá thêm các tổn thương của bao hoạt dịch, dây chằng, sụn khớp, mô mềm quanh khớp, bác sĩ thường sẽ chỉ định chụp cộng hưởng từ khớp gối thay vì chụp X quang khớp gối.
– Có thể ứng dụng để phát hiện nhiều loại bệnh lý khác nhau mà chụp X quang hoặc chụp CT không phát hiện được.
Tìm hiểu thêm: Phẫu thuật cắt u lành đại tràng, trực tràng
Hình ảnh trên chụp cộng hưởng từ MRI có thể phát hiện chính xác tổn thương nhỏ nhất và có thể phát hiện nhiều loại bệnh lý khác nhau mà chụp X quang hoặc chụp CT không phát hiện được.
2.2 Nhược điểm
– Hạn chế với người bệnh có gắn các thiết bị kim loại trong người.
– Hạn chế với những người mắc hội chứng sợ không gian kín, người bị bệnh động kinh.
– Chi phí cao hơn chụp X quang, chụp CT.
– Máy chụp MRI có thể phát ra tiếng ồn nhưng điều này người bệnh có thể khắc phục được bằng việc đeo tai nghe để hạn chế tiếng ồn.
3. Một số bệnh lý khớp gối thường gặp
3.1 Bệnh lý sụn chêm
Thoái hóa sụn chêm, rách sụn chêm, qua chụp cộng hưởng từ khớp gối có thể phân biệt được các mức độ (Độ I, Độ II, Độ III, Độ IV) dựa vào các bất thường tăng tín hiệu, có hoặc không liên quan đến bề mặt sụn chêm, thoái hóa sụn chêm.
Và một số bệnh lý khác về sụn chêm cũng được phát hiện qua chụp mri khớp gối như: sụn chêm hình đĩa, nang sụn chêm, ngấm vôi sụn chêm.
3.2 Bệnh lý dây chằng
Đứt dây chằng chéo cấp tính, tổn thương dây chằng mạn tính, đứt dây chằng chéo sau, tổn thương dây chằng bên chày,… có thể phát hiện được thông qua chụp cộng hưởng từ khớp gối.
3.3 Bệnh về xương
Gãy xương, đặc biệt là các trường hợp gãy xương kín, ít di lệch, có thể kèm tổn thương sụn, dây chằng nếu chup X quang sẽ thường khó phát hiện hơn chụp MRI.
3.4 Sụn khớp
Tốn thương sụn được đánh giá rất tốt trên cộng hưởng từ MRI, bởi có thể nhận biết và phân chia mức độ tổn thương dựa vào phân độ nội soi khớp gồm có 4 mức độ từ I đến IV.
3.5 Khớp bánh chè, đùi
Nhuyễn sụn xương bánh chè, viêm sụn xương bóc tách, tổn thương gân xương bánh chè, rách dây chằng bánh chè, viêm nhiễm (tràn dịch khớp, viêm bao hoạt dịch, lắng đọng chất trong dịch khớp, kết hợp với viêm xương – tủy xương, viêm phù nề phần mềm,…)
4. Cần lưu ý gì khi chụp MRI khớp gối?
>>>>>Xem thêm: Chụp CT sọ não và một số điều cần biết
Người bệnh nên lựa chọn các cơ sở y tế uy tín như Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI để lựa chọn chụp MRI cho mình và gia đình.
– Người bệnh không cần nhịn ăn khi chụp MRI khớp gối.
– Bạn hãy tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ chẩn đoán hình ảnh, phối hợp với bác sĩ để quá trình chụp MRI khớp gối được diễn ra thuận lợi, đạt hiệu quả nhanh chóng và chính xác.
– Trước khi bước vào phòng chụp bạn cần lưu ý thay quần áo, cởi bỏ các vật dụng bằng kim loại ra khỏi cơ thể.
– Trong một số trường hợp chụp MRI có thể cần phải tiêm thuốc đối quang từ để chẩn đoán chính xác. Vì thế bạn vui lòng thông báo cho bác sĩ biết nếu bạn có tiền sử dị ứng với thứ gì ví dụ như dị ứng với thức ăn, dị ứng với thuốc, …
Kết quả chụp cộng hưởng từ phụ thuộc rất nhiều vào máy móc và trình độ của bác sĩ, kỹ thuật viên chẩn đoán hình ảnh. Do đó, bạn nên lựa chọn cho mình một địa chỉ chụp MRI uy tín đảm bảo sự an tâm cả về đội ngũ y bác sĩ, cũng như hệ thống máy móc trang thiết bị hiện đại, tân tiến như Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI.