Chụp cộng hưởng từ não (MRI não) là phương pháp chẩn đoán hình ảnh hiện đại, giúp đánh giá và phát hiện các tổn thương ở não bộ. Phương pháp này có độ chính xác cao, an toàn, không xâm lấn.
Bạn đang đọc: Chụp cộng hưởng từ não – “trợ thủ đắc lực” chẩn đoán bệnh về não
1. Chụp cộng hưởng từ não là gì?
Chụp MRI não giúp phát hiện sớm và đánh giá khối u ở não
MRI não là phương pháp chẩn đoán hình ảnh hiện đại không xâm lấn, sử dụng từ trường và sóng radio để tạo ra hình ảnh chi tiết của não và thân não. Chụp cộng hưởng từ não phát hiện được nhiều vấn đề như u não, viêm não, dị dạng mạch máu não,…
Máy chụp MRI gồm một nam châm lớn, có đường hầm ở trung tâm. Khi chụp, người bệnh sẽ nằm trên một mặt bàn và được đưa vào đường hầm này. Sóng radio sẽ đập vào các vị trí từ của nguyên tử H+ trong cơ thể, phát ra tín hiệu gửi đến ăng-ten và máy tính. Máy tính sẽ thu nhận và xử lý thông tin để cho ra hình ảnh về các mặt cắt ngang của não bộ. Hình ảnh chụp MRI có độ tương phản cao, rõ ràng, sắc nét, có thể chuyển đổi dưới dạng 3D.
2. Ưu điểm của chụp cộng hưởng từ não
- Không xâm lấn
- Cho hình ảnh rõ ràng, sắc nét, khả năng tạo hình ảnh 3D giúp chẩn đoán bệnh tốt hơn.
- Không sử dụng tia xạ X, không nhiễm xạ, không cần tiêm thuốc tương phản vẫn thu được hình ảnh rõ nét về các bất thường ở não, sọ não, nhất là u não.
- MRI não là một trong những phương pháp được đánh giá cao vì có thể đánh giá được chức năng của não, chức năng vùng cảm giác, chức năng vùng vận động, phát hiện khối u bất thường, rối loạn trao đổi chất.
- Chụp MRI có thể quan sát bất thường về cấu trúc não như khối u, nang, xuất huyết, phù nề, viêm, nhiễm trùng. Quan sát được mạch máu não, phát hiện một số vấn đề như: phình mạch, dị dạng mạch máu não. Cho hình ảnh rõ ràng về các thành phần nhu mô não, các phần bị xương che khuất hoặc khó quan sát mà chụp cắt lớp vi tính (chụp CT-scanner) khó có thể thấy được.
- Chụp MRI não cũng giúp chẩn đoán tốt các bệnh lý thân não, tuyến yên.
- Đặc biệt, chụp cộng hưởng từ MRI não có thể phát hiện giai đoạn sớm của bệnh đột quỵ.
3. Chụp MRI não cần thiết khi nào?
Tìm hiểu thêm: Nội soi tai mũi họng có giúp phát hiện ung thư không?
Đau đầu là biểu hiện của nhiều bệnh lý trong có liên quan đến các bệnh ngoài não và trong não.
3.1. Chụp cộng hưởng từ não cần thiết trong các trường hợp sau
- Chấn thương sọ não
- U não, u dây thần kinh sọ não
- Tai biến mạch máu não (đột quỵ), xuất huyết não
- Viêm màng não, viêm não
- Dị dạng mạch máu não, bệnh lý mạch máu não
- Thoái hóa chất trắng
- Theo dõi, đánh giá sau phẫu thuật não
3.2. Các triệu chứng nên kiểm tra bằng chụp cộng hưởng từ não
– Đau đầu, chóng mặt kéo dài (đau nửa đầu hoặc đau cả đầu, đau âm ỉ hoặc thành cơn).
– Suy giảm trí nhớ rõ rệt: tư duy kém, khả năng tập trung giảm, hay quên, nhầm lẫn,…
– Mất ngủ kéo dài, ngủ chập chờn, ngủ không sâu giấc, hay bị thức giấc giữa đêm, thức dậy sớm và không ngủ lại được…
– Liệt nửa người, khó cầm nắm, khó vận động, rối loạn cảm giác.
– Thị lực giảm rõ rệt một bên hoặc cả hai bên
– Miệng méo, méo mặt, khó nói, khó nghe
– Chóng mặt, cứng gáy, nôn vọt, co giật, động kinh
4. Các trường hợp được bác sĩ chỉ định chụp MRI não
Phương pháp chụp cộng hưởng từ não thường được chỉ định trong những trường hợp sau:
– Nhồi máu não, xuất huyết não
– Tổn thương não hoặc tiểu não
– Bất thường não, dị tật não bẩm sinh
– Viêm não, viêm màng não, nhiễm trùng não
– Mất ý thức, mắc chứng động kinh
5. Quy trình chụp cộng hưởng từ
>>>>>Xem thêm: Trước và sau khi nội soi dạ dày cần lưu ý gì
Hình ảnh chụp cộng hưởng từ MRI
- Bước 1: Người bệnh thăm khám với bác sĩ nội thần kinh hoặc có chỉ định chụp cộng hưởng từ MRI não, sẽ được hướng dẫn làm thủ tục, đến phòng chụp cộng hưởng từ.
- Bước 2: Người bệnh sẽ được thay quần áo, cởi bỏ các đồ vật trang sức bằng kim loại trên người và cất vào tủ đựng đồ riêng có khóa.
- Bước 3: Kỹ thuật viên sẽ hướng dẫn người bệnh nằm lên bàn của máy chụp MRI, đeo tai nghe và dặn dò không cử động, thở đều, giữ tâm trạng thoải mái khi chụp.
- Bước 4: Bác sĩ sẽ tiến hành điều chỉnh máy chụp và thực hiện chụp tại vị trí yêu cầu.
- Bước 5: Quá trình chụp kết thúc, người bệnh thay đồ và có thể thực hiện các dịch vụ tiếp theo, kết quả sẽ được gửi về phòng khám bác sĩ ban đầu ngay khi có kết quả. Người bệnh không cần chờ đợi để lấy kết quả.
Lưu ý với người bệnh trước khi chụp MRI
Trong một vài trường hợp, người bệnh có thể được yêu cầu không ăn hoặc uống gì trong 4 giờ trước khi chụp. Tuy nhiên, người bệnh có thể được uống một lượng nước nhất định.
Vì hệ thống MRI sẽ tạo ra một vùng từ trường mạnh, người được chụp cần tháo các vật dụng bằng kim loại khỏi người trước khi chụp MRI. Những trường hợp đang đặt trong cơ thể các thiết bị như nẹp vít xương, máy tạo nhịp tim, khớp kim loại,…. sẽ chống chỉ định với chụp MRI hoặc theo sự hướng dẫn của bác sĩ.
Người bệnh cũng được thay trang phục chuyên dùng cho chụp MRI vì quần áo thông thường có thể có đính các vật kim loại.
Với những nguồi phải dùng thuốc đối quang từ, thuốc có thể gây ra tác dụng phụ như đau đầu, chóng mặt, phát ban da. Trước khi chụp, người bệnh sẽ được giải thích rõ về điều này. Các bệnh nhân mắc bệnh thận nặng sẽ được xét nghiệm chức năng thận trước khi chụp để đảm bảo sau khi chụp, thuốc bị đào thải hết ra khỏi cơ thể.
Chụp cộng hưởng từ thường diễn ra khoảng 15-20 phút tùy theo vùng cần chụp. Ở một số trường hợp có thể cần dùng đến các loại thuốc an thần do khả năng hợp tác hạn chế, nhất là trẻ nhỏ. Với người lớn, nếu dùng thuốc an thần sẽ cần phải có người thân đi cùng để trợ giúp. Bởi trong suốt 24 giờ sau khi chụp, khi thuốc an thần chưa hết hẳn tác dụng, bệnh nhân không nên tự lái xe về nhà hay làm các hoạt động cần đến sự tỉnh táo hoàn toàn.
Với các ưu điểm nêu trên, chụp MRI đóng vai trò quan trọng trong chẩn đoán các bệnh lý về não bộ, thần kinh, mạch máu. Vì vậy, nếu có các triệu chứng nghi ngờ liên quan bất thường vùng đầu, não, mọi người cần đi khám sớm. Qua thăm khám, bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định chụp MRI khi cần thiết, giúp người bệnh được chẩn đoán chính xác và điều trị đúng hướng.