Nếu lựa chọn các gói tầm soát sức khỏe chuyên sâu thì chụp cộng hưởng từ toàn thân là một trong các danh mục mà bạn sẽ thực hiện. Vậy vai trò, ý nghĩa của danh mục này là như thế nào, bạn hãy tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết này nhé.
Bạn đang đọc: Chụp cộng hưởng từ toàn thân trong tầm soát sức khỏe
1. Ý nghĩa của chụp cộng hưởng từ toàn thân trong tầm soát
Chụp cộng hưởng từ đang là phương pháp chẩn đoán hình ảnh tân tiến nhất hiện nay. Kết quả của phương pháp này góp phần quan trọng trong việc tìm ra các dấu ấn bất thường và kết luận về tình trạng sức khỏe. Chụp cộng hưởng từ toàn thân khảo sát và đánh giá từ đầu tới chân, giúp bắt trọn từ các bệnh lý phổ biến cho tới bệnh lý ung thư.
Với việc sử dụng từ trường và sóng vô tuyến, máy chụp mri sẽ thu lại hình ảnh về một cơ quan và mô trong cơ thể cần khảo sát. Qua quan sát hình ảnh thu được, bác sĩ dễ dàng phát hiện những tổn thương, từ đó có những chẩn đoán chính xác nhất.
1.1. Đánh giá bệnh lý phổ biến
Các bộ phận sẽ được quét và chụp lại bao gồm:
– Vùng đầu nhằm phát hiện các bệnh lý phình động mạch não, hẹp tắc động mạch não, thoái hóa não,….
– Vùng cổ nhằm khảo sát phần mềm vùng cổ, các bệnh lý liên quan đến tuyến giáp.
– Vùng ngực nhằm đánh giá tổn thương tuyến vú
– Vùng bụng – chậu nhằm phát hiện sớm các bệnh lý gan, mật, tụy, lách và các bệnh lý vùng tiểu khung như khớp háng, bàng quang, đại trực tràng
– Vùng cột sống và các cơ xương khớp nhằm phát hiện sớm bệnh lý cột sống, bệnh lý thoái hóa,..
Chỉ 1 lần chụp giúp sàng lọc nhiều bệnh lý từ đầu đến chân
1.2. Sàng lọc ung thư nguy hiểm
Ngoài ra, phương pháp chụp cộng hưởng từ cũng được ứng dụng cao trong sàng lọc bệnh lý ung thư nguy hiểm. Bao gồm:
– Ung thư tuyến giáp
– Ung thư vú
– Ung thư buồng trứng
– Ung thư tiền liệt tuyến
– Ung thư đại trực tràng
2. Quy trình thực hiện chụp cộng hưởng từ toàn cơ thể
Ở danh mục này, bạn sẽ cần dành 30-90 phút để thực hiện khảo sát, đánh giá tỉ mỉ. Có 4 bước lần lượt là:
– Bước 1: Hoàn thiện hồ sơ. Bước này nhằm đánh giá xem bạn có đủ điều kiện thực hiện chụp mri hay không.
– Bước 2: Cởi bỏ các đồ dùng, phụ kiện kim loại ra khỏi cơ thể. Sau đó thay áo choàng chụp được cấp bởi kỹ thuật viên. Bạn yên tâm là quần áo và đồ dùng cá nhân sẽ được cất giữ trong tủ đựng đồ riêng.
– Bước 3: Bước vào phòng máy và nằm lên bàn trượt. Lúc này kỹ thuật viên sẽ hướng dẫn, dặn dò lần nữa về các thao tác chụp sắp diễn ra.
– Bước 4: Sau khi chụp xong, bạn thay quần áo và ra ngoài ngồi chờ lấy kết quả. Tùy vào từng cơ sở y tế, bạn có thể tiếp tục thực hiện các danh mục sàng lọc khác có trong gói mà mình lựa chọn và quay lại lấy kết quả sau.
Quy trình chụp mri đơn giản và được hướng dẫn qua từng bước
3. Chụp cộng hưởng từ có hại không?
Đa số mọi người sẽ lo lắng về độ an toàn của danh mục chụp cộng hưởng từ toàn thân. Tuy nhiên, bạn hãy yên tâm vì đây là phương pháp có độ an toàn cao do không sử dụng tia X và gây nhiễm xạ. Phụ nữ có thai và thai nhi hoàn toàn không bị ảnh hưởng gì khi chụp.
Tuy nhiên, trường hợp chụp cộng hưởng từ có tiêm thuốc cản quang thì bạn sẽ có cảm giác buồn nôn, đau đầu và nóng rát tại vị trí tiêm. Nếu cảm thấy có biểu hiện khác lạ hãy báo ngay cho kỹ thuật viên hoặc bác sĩ để được kiểm tra kịp thời.
3.1. Những lưu ý để chụp cộng hưởng từ toàn thân thuận lợi
Bạn hãy ghi nhớ một vài điều sau để quá trình thực hiện cũng như kết quả chụp lại được chính xác nhất:
– Tuân thủ theo mọi hướng dẫn của kỹ thuật viên trong phòng máy.
– Đồ trang sức, răng giả, thẻ ATM, các vật dụng bằng kim loại đều bị cấm mang vào phòng chụp mri
– Giữ tư thế nằm im trong suốt quá trình chụp. Điều này cho ra hình ảnh kết quả chuẩn xác và không gây khó khăn trong chẩn đoán.
– Với các thiết bị điện tử như máy khử rung, máy trợ thính, máy tạo nhịp nhân tạo thì bạn lưu ý không thực hiện danh mục này.
– Báo trước cho bác sĩ biết để được tư vấn trong trường hợp bản thân có mang theo van tim nhân tạo, vòng tránh thai, chỏm xương nhân tạo,..
Tìm hiểu thêm: Có thể phát hiện những bệnh gì khi chụp cộng hưởng từ
Giữ tâm trạng thoải mái khi chụp
3.2. Đối tượng không nên chụp mri
Phương pháp chụp cộng hưởng từ toàn thân sẽ không dành cho:
– Phụ nữ mới mang thang (trong 3 tháng đầu)
– Nếu có tiền sử bị dị ứng, bạn không nên tiêm thuốc cản quang.
– Người đã mổ thay van tim vì van có thành phần kim loại
– Trong người có vật liệu ghép từ tính
– Người có máy nghe gắn trong ốc tai, máy kích thích thần kinh
– Kẹp mạch máu trong sọ
4. Chọn địa chỉ chụp cộng hưởng từ uy tín cần dựa vào yếu tố nào?
Để nhận biết được đâu là nơi chụp cộng hưởng từ uy tín, bạn cần xem xét trên các yếu tố sau:
– Lưu lượng khách tới khám có sự ổn định qua từng ngày. Điều này cho thấy mức độ tin cậy khi nhiều người lựa chọn tới khám tại đây.
– Dễ dàng tìm và đọc những bài chia sẻ kinh nghiệm, các bài đánh giá, khen ngợi từ khách hàng từng thăm khám. Điều này nhằm
– Trang thiết bị máy móc được đầu tư hiện đại, cập nhật từ các nước phát triển mạnh về công nghệ y học.
>>>>>Xem thêm: Chụp CT có hại không – chia sẻ từ chuyên gia
Nếu bạn đang sinh sống tại Hà Nội và chưa biết đi tầm soát sức khỏe ở đâu tốt thì hãy cân nhắc đến Hệ thống y tế Thu Cúc – TCI. Các gói tấm soát sức khỏe chuyên sâu đều ứng dụng kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh chụp mri nguyên lý H2. Chỉ một lần chụp là có thể sàng lọc nhiều bệnh lý và cả ung thư nguy hiểm.
Ở Thu Cúc TCI, bạn sẽ được trải nghiệm quy trình thăm khám với đầy đủ các bước. Các kỹ thuật viên và nhân viên của Thu Cúc TCI luôn hướng dẫn kỹ lưỡng trước, trong và sau quá trình chụp.
Trên đây là những thông tin giúp bạn hiểu hơn về vai trò, ý nghĩa của chụp cộng hưởng từ toàn thân trong các gói tầm soát sức khỏe hiện nay. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã hiểu thêm về phương pháp chẩn đoán hình ảnh hiện đại này rồi nhé.