Chụp CT liều thấp tầm soát ung thư phổi như thế nào?

Chụp cắt lớp vi tính liều thấp là một trong những phương pháp chẩn đoán chính xác và hiện đại trong sàng lọc ung thư phổi sớm. Nhờ đó mà tăng khả năng điều trị hiệu quả lên tới 98%. Vậy hãy tìm hiểu xem ý nghĩa của chụp CT liều thấp trong tầm soát ung thư phổi như thế nào nhé!

Bạn đang đọc: Chụp CT liều thấp tầm soát ung thư phổi như thế nào?

1. Giai đoạn sớm ung thư phổi là giai đoạn nào?

1.1. Thế nào là giai đoạn sớm của ung thư phổi

Trước khi tìm hiểu về phương pháp chụp CT liều thấp trong tầm soát ung thư phổi, hãy cùng tìm hiểu thế nào là các giai đoạn sớm của ung thư phổi.

Ung thư phổi bắt đầu từ tế bào biểu mô bình thường chuyển thành thành tế bào ung thư. Sau đó hình thành các nốt và theo thời gian phát triển lớn dần thành khối u. Khi kích thước đạt 1cm, đã có hơn 1 tỷ tế bào ung thư.

Ung thư phổi gây hại nghiêm trọng đến hệ hô hấp và các cơ quan trong cơ thể. Từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tinh thần của người bệnh. Thậm chí đe dọa tính mạng khi bước vào giai đoạn cuối.

Với sự phát triển vượt bậc của nền y khoa, hiện nay không khó để phát hiện và chẩn đoán sớm ung thư phổi. Nhất là khi khối u chỉ mới rất nhỏ và chưa di căn xa. Giai đoạn sớm của ung thư phổi là giai đoạn I và giai đoạn II. Vì thế khi phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm thì việc điều trị khỏi bệnh rất cao. Bởi khi bệnh ung thư phổi đã ở giai đoạn muộn thì việc điều trị và chữa trị sẽ khó khăn và đòi hỏi nhiều nỗ lực hơn.

Chụp CT liều thấp tầm soát ung thư phổi như thế nào?

Ung thư phổi giai đoạn đầu dễ bỏ qua vì không bộc lộ triệu chứng rõ ràng

1.2. Triệu chứng cần “cảnh giác” của ung thư phổi giai đoạn đầu

Các triệu chứng của ung thư phổi giai đoạn đầu rất mơ hồ và khó nhận biết. Hầu hết các triệu chứng ở dạng dễ nhầm lẫn với bệnh lý thông thường. Nếu nhận thấy bản thân có những biểu hiện sau cần đi tầm soát ung thư phổi ngay:

– Ho kéo dài mà không biết nguyên nhân. Cụ thể là ho trên 2 tuần, dù đã uống thuốc nhưng không đỡ.

– Ho ra đờm có lẫn ít máu đỏ tươi, trong vài ngày liên tiếp. Ở những lần ho sau thì lượng máu có thể nhiều hơn. Triệu chứng này đặc biệt cần lưu tâm và không thể xem nhẹ.

– Đau ngực dạng đau âm ỉ, đau tăng lên khi ho, thường đau 1 bên ngực hoặc có thể lan lên vai, lan ra sau lưng.

– Khó thở là triệu chứng “quen thuộc” trong ung thư phổi giai đoạn sớm. Mới đầu khó thở xuất hiện khi vận động mạnh, leo cầu thang.

– Gầy sút cân và biểu lộ sự mệt mỏi. Đây là hệ quả của việc chán ăn, ăn không ngon kéo dài. Trọng lượng cơ thể gầy sút 5-6kg trong 1,2 tháng.

2. Chụp CT liều thấp là gì?

Cắt lớp vi tính lồng ngực liều chuẩn là một phương pháp chẩn đoán hình ảnh không thể thiếu trong chẩn đoán ung thư phổi. Tuy nhiên, phương pháp này không thích hợp để tiến hành sàng lọc cho ung thư phổi. Vì sao vậy? Nguyên nhân là do nguy cơ phơi nhiễm tia X khi chụp cắt lớp nhiều lần. Do đó, để khắc phục được nhược điểm trên mà chụp CT liều thấp được thay thế thực hiện.

Đây là hình thức chụp cắt lớp vi tính đa dãy không tiêm thuốc và với liều thấp. Vậy chụp CT liều thấp trong tầm soát ung thư phổi như thế nào? Chụp CT ở mức thông thường là 8mSv thì ở liều thấp chỉ dừng ở mức 1,5mSv.  Điều này đảm bảo giảm phơi nhiễm với tia X, đồng thời có thể phát hiện được các tổn thương nhỏ trong nhu mô phổi.

Tìm hiểu thêm: Mổ trĩ xong nên ăn gì?thức ăn dạng lỏng như cháo, súp

Chụp CT liều thấp tầm soát ung thư phổi như thế nào?

3. Ý nghĩa của chụp CT liều thấp trong tầm soát ung thư phổi như thế nào?

3.1. Lợi ích

Chụp CT liều thấp được đánh giá cao trong việc sàng lọc ung thư phổi ở giai đoạn sớm:

– Có thể phát hiện những nốt nghi ngờ ung thư phổi chỉ với kích thước rất nhỏ,. Có thể kích thước khối u

– Tiến hành chụp nhanh chóng, không mất quá nhiều thời gian

– Không gây đau đớn, không xâm lấn và không cần tiêm thuốc cản quang. Điều này rất có lợi cho những người bị dị ứng với thuốc cản quang

– Mức độ phơi nhiễm tia X ít hơn 90% so với cắt lớp vi tính ngực liều chuẩn. Đồng thời chất lượng hình ảnh không thua kém

Nếu bạn thuộc vào nhóm đối tượng nguy cơ cao mắc ung thư phổi thì cần được sàng lọc với cắt lớp vi tính ngực liều thấp theo chỉ định của bác sĩ. Điều này nhằm phát hiện những tổn thương nghi ngờ. Khi phát hiện những nốt bất thường tại phổi trên kết quả hình ảnh chụp, bạn sẽ được theo dõi mỗi 3 hoặc 6 tháng tùy thuộc vào đặc điểm của tổn thương.

3.2. Rủi ro

Nếu như nói chụp CT liều thấp không có rủi ro thì hoàn toàn không đúng. Vậy rủi ro của chụp CT liều thấp trong tầm soát ung thư phổi như thế nào? Có thực sự nghiêm trọng không?

Tuy tiếp xúc với bức xạ ion hóa thấp hơn so với chụp CT truyền thống nhưng cũng gây ra nhiều lo ngại về sức khỏe. Vì thế bạn nên tuân theo hướng dẫn cũng như chỉ thực hiện khi có chỉ định của bác sĩ. Việc đánh giá sơ bộ về tình trạng sức khỏe hiện tại cũng như sự nghi ngờ về ung thư phổi, bác sĩ sẽ biết được bạn có thực hiện hay không.

4. Ai nên chụp CT tầm soát ung thư phổi liều thấp

Không phải ai cũng có thể chụp CT liều thấp khi tầm soát ung thư phổi. Chỉ những đối tượng sau mới nên sử dụng phương pháp này:

– Những người thuộc nhóm độ tuổi từ 50 đến 80.

– Có tiền sử hút thuốc trên dưới 20 năm.

– Những người đang hút thuốc hoặc đã bỏ thuốc trong vòng 15 năm qua.

Chụp CT liều thấp tầm soát ung thư phổi như thế nào?

>>>>>Xem thêm: Tìm hiểu chi tiết về phương pháp chụp CT xoang mũi

Bác sĩ sẽ chỉ định chụp CT liều thấp ở những người có nguy cơ mắc ung thư phổi cao

5. Lưu ý đối với chụp CT liều thấp

Để quy trình chụp CT diễn ra an toàn và có kết quả chính xác nhất, bạn cần lưu ý một vài điều sau:

– Nhịn ăn ít nhất 4 giờ trước khi tiến hành chụp CT.

– Nếu đang cho con bú, phụ nữ trong thời kỳ thai sản hoặc nghi ngờ mang thai thì bạn cần báo sớm cho bác sĩ biết.

– Nếu có các triệu chứng hoặc tiền sử bệnh lý: Tiểu đường, hen suyễn, tim mạch, thận, dị ứng thuốc thì cần báo cho bác sĩ trước khi thực hiện chụp CT.

– Kim loại có thể ảnh hưởng đến độ chính xác của kết quả chụp CT. Vì thế, để đảm bảo kết quả chụp được chính xác thì bạn cần tháo: cặp tóc, trang sức, kính, thiết bị trợ thính, răng giả,…trước khi thực hiện.

Ngoài ra để có được kết quả chụp chính xác thì bạn cũng cần lưu ý trong việc lựa chọn địa chỉ thực hiện. Hãy chọn cơ sở y tế uy tín, được nhiều người lui tới thăm khám thay vì những cái tên có độ uy tín không cao. Tại Hà Nội, Thu Cúc TCI là địa chỉ mà người dân thường hay tới kiểm tra, sàng lọc ung thư. Tại đây không chỉ có bác sĩ giỏi nhiều năm kinh nghiệm mà còn ứng dụng mạnh mẽ công nghệ máy móc tiên tiến để phục vụ chăm sóc sức khỏe của người dân.

Trên đây là thông tin gửi tới bạn về vai trò, ý nghĩa của chụp CT liều thấp trong tầm soát ung thư phổi như thế nào. Hy vọng qua bài viết này bạn có cái nhìn rõ nét hơn về vấn đề này rồi nhé.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *