Chụp MRI dây chằng đầu gối được chỉ định khi nào?

Tổn thương dây chằng đầu gối là tình trạng thường xuyên xảy ra trong cuộc sống lao động và sinh hoạt hằng ngày. Nếu để tình trạng này kéo dài lâu sẽ gây ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Chụp MRI dây chằng đầu gối hay còn gọi là chụp cộng hưởng từ khớp gối, là phương pháp tối ưu trong việc chẩn đoán và đánh giá tình trạng đầu gối khi bị tổn thương, từ đó các bác sĩ có thể đưa ra liệu pháp điều trị phù hợp nhất.

1. Tìm hiểu về chụp cộng hưởng từ MRI đầu gối

1.1. Chụp MRI đầu gối là gì?

Chụp cộng hưởng từ (hay còn gọi là chụp MRI) đầu gối là phương pháp chẩn đoán hình ảnh sử dụng từ trường mạnh và sóng vô tuyến để để phác họa lại hình ảnh chi tiết bên trong đầu gối. Từ trường này sẽ kích thích các nguyên tử Hydrogen trong cơ thể để tạo ra tín hiệu và những tín hiệu này sẽ được máy thu thập và xử lý thành hình ảnh chi tiết cấu trúc của đầu gối như xương, sụn, gân, dây chằng, cơ và các mạch máu.

Chụp cộng hưởng từ MRI đầu gối thường được sử dụng để chẩn đoán và đánh giá tình trạng tổn thương bên trong và xung quanh khớp gối. Như đã nói ở trên, tình trạng tổn thương dây chằng thường xuyên gặp phải trong cuộc sống hàng ngày của người bệnh, nên chụp MRI đầu gối sẽ giúp xác định chính xác loại tổn thương tại dây chằng, từ đó có thể giúp xác định xem bệnh nhân có cần thực hiện phẫu thuật hay là không.

Hình ảnh chi tiết cấu chụp khớp gối thông qua chụp MRI dây chằng khớp gối

Hình ảnh cấu trúc khớp gối chụp bằng máy MRI

1.2. Những ưu điểm khi chụp MRI dây chằng đầu gối

– Đây là phương pháp an toàn cho người bệnh bởi vì khi chụp cộng hưởng từ, bệnh nhân không bị nhiễm xạ, vì vậy mà chụp cộng hưởng từ dây chằng có thể áp dụng cho rất nhiều đối tượng bệnh nhân khác nhau.

– Giúp quan sát chi tiết tổn thương của dây chằng thông qua hình ảnh 3D của khớp gối, hỗ trợ chẩn đoán được các tình trạng tổn thương nguy hiểm như đứt bán phần hay đứt hoàn toàn dây chằng, thoái hóa dây chằng,…

– Ngoài ra, chụp cộng hưởng từ còn có thể quan sát và chẩn đoán các tổn thương khác về sụn, các mạch máu xung quanh và vùng gân cơ lân cận.

– Giúp đánh giá tình trạng hồi phục của bệnh nhân để điều chỉnh phương pháp phục hồi chức năng phù hợp.

1.3. Quy trình chụp MRI dây chằng đầu gối

Quy trình chụp MRI dây chằng được thực hiện theo những bước như sau:

– Bước 1: Đầu tiên, người bệnh cần tháo bỏ toàn bộ các vật dụng bằng kim loại và nghe theo hướng dẫn của kỹ thuật viên chụp.

– Bước 2: Tiếp đến, bệnh nhân cần nằm im trên máy trong quá trình chụp. Các kỹ thuật viên sẽ cố định tốt khớp cần chụp tránh di động dẫn đến chụp sai. Do thời gian chụp tương đối lâu, kỹ thuật viên sẽ kê đệm lót giúp tư thế bệnh nhân được thoải mái và dễ chịu hơn.

– Bước 3: Bệnh nhân sẽ được đưa vào bên trong máy để tiến hành chụp. Thời gian chụp thông thường sẽ diễn ra trong khoảng 15 đến 20 phút.

– Bước 4: Kết quả sẽ có sau 15 đến 20 phút sau khi chụp, bệnh nhân sẽ cầm kết quả cho bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp với tình trạng tổn thương.

Quy trình chụp MRI dây chằng đầu gối

Quy trình chụp MRI dây chằng đầu gối

Như vậy, chụp cộng hưởng từ là phương pháp chẩn đoán hình ảnh nhanh chóng và hiệu quả, giúp người bệnh có thể nhanh chóng biết được tình trạng tổn thương khớp gối của bản thân. Tuy nhiên, đây là phương pháp có yêu cầu cao về chất lượng máy móc và kỹ thuật chuyên môn cao. Chính vì vậy, khi đi khám, bệnh nhân nên tìm hiểu và lựa chọn đơn vị uy tín và có chất lượng thiết bị khám bệnh đảm bảo.

Hiện nay, Hệ thống y tế Thu Cúc TCI đang được trang bị hệ thống máy móc khám bệnh hiện đại như máy chụp cộng hưởng từ MRI, máy chụp cắt lớp vi tính,… cùng đội ngũ y bác sĩ y bác sĩ đầu ngành và các chuyên gia ung bướu hàng đầu Singapore giúp chẩn đoán và điều trị. Khi đến thăm khám tại đây, bệnh nhân hoàn toàn có thể an tâm rằng kết quả khám bệnh tại đây đảm bảo chính xác, nhanh chóng và hiệu quả.

2. Những trường hợp chỉ định chụp MRI dây chằng đầu gối

Với những trường hợp sau, người bệnh nên thực hiện chụp MRI dây chằng đầu gối:

– Chấn thương xảy ra trong khi lao động nặng nhọc, tai nạn giao thông, chơi thể thao dẫn đến sưng, đau, thâm tím và chảy máu đầu gối.

– Chấn thương khi vận động như gập gối, ngã khuỵu gối hoặc va chạm mạnh tại đầu gối,… Sau khi va chạm cảm thấy di chuyển khó khăn như đi tập tễnh, di chuyển đầu gối hạn chế hay cảm giác không vững tại đầu gối.- Khi xảy ra va chạm hoặc tác động vào đầu gối, có xuất hiện tiếng “pop” hoặc “lách tách” ở đầu gối.

– Phát hiện các tổn thương khác của dây chằng mà không quan sát được bằng chụp cắt lớp vi tính (chụp CT), chụp X-quang và các phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác.

– Theo dõi biến chứng sau khi phẫu thuật khớp và dây chằng gối.

3. Lưu ý khi chụp cộng hưởng từ dây chằng đầu gối

Hiện nay chưa có bất kỳ tác dụng phụ nào liên quan khi tiến hành chụp dây chằng đầu gối. Tuy nhiên, khi chụp cộng hưởng từ sẽ tạo ra một từ lực từ lớn nên trước khi thực hiện. Do vậy. cvới các trường hợp sau không nên thực hiện chụp:

– Bệnh nhân đã từng phẫu thuật cấy ghép kim loại như cấy ghép van tim nhân tạo, đặt stent mạch vành,…

– Bệnh nhân đang sử dụng các thiết bị hỗ trợ như máy tạo nhịp tim, máy khử rung tim hoặc thiết bị bơm thuốc tự động dưới da (với bệnh nhân điều trị đái tháo đường)…

– Bệnh nhân sợ các nơi chật hẹp hay có hội chứng sợ lồng kính.

– Người bệnh đang làm việc trực tiếp trong môi trường khai thác và sản xuất kim loại.

– Bệnh nhân mắc bệnh suy thận với mức lọc cầu thận dưới 30 mL/phút.

Trước khi thực hiện chụp, người bệnh nên nghe theo hướng dẫn của kỹ thuật viên để có quá trình chụp thuận lợi và an toàn nhất

Trước khi thực hiện chụp, người bệnh nên nghe theo hướng dẫn của kỹ thuật viên để có quá trình chụp thuận lợi và an toàn nhất

Ngoài ra, có một số lưu ý dành cho người bệnh trước khi chụp cộng hưởng từ khớp gối:

– Bởi vì không cần nhịn ăn trước khi chụp cộng hưởng từ MRI, trước khi đến khám, người bệnh có thể ăn nhẹ.

– Người khám cần cung cấp thông tin về tình trạng sức khỏe hiện tại và tiền sử các bệnh lý cho bác sĩ.

– Trước khi chụp, bệnh nhân sẽ được yêu cầu loại bỏ tất cả các vật kim loại có từ tính ra khỏi cơ thể như điện thoại, trang sức,…

– Bên cạnh đó, người bệnh sẽ được thay trang phục chuyên dùng để chụp cộng hưởng từ. Điều này là do quần áo thường ngày có thể có khóa hoặc nút làm bằng kim loại ảnh hưởng đến quá trình chụp.

Như vậy, ta có thể thấy chụp cộng hưởng từ dây chằng là phương pháp tối ưu giúp các bác sĩ có thể xác định rõ những tổn thương và đưa ra phương án điều trị phù hợp. Trên là những thông tin hữu ích về phương pháp chụp cộng hưởng từ dây chằng khớp gối, mong rằng những thông tin này sẽ hữu ích đối với bạn!

Nguồn bài viết: Benhvienthucuc.vn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *