Chụp cộng hưởng từ được đánh giá là phương pháp chẩn đoán hình ảnh tốt nhất để đánh giá các khối u và các tổn thương bất thường khác ở tuyến yên cũng như các cấu trúc xung quanh tuyến yên. Vậy hãy cùng theo dõi bài viết để hiểu rõ về công dụng của chụp cộng hưởng từ trong chẩn đoán hình ảnh u tuyến yên nhé!
Bạn đang đọc: Chụp MRI giúp chẩn đoán hình ảnh u tuyến yên
1. Hiểu rõ về vai trò của cộng hưởng từ trong chẩn đoán hình ảnh u tuyến yên
1.1. Tầm quan trọng của cộng hưởng từ trong chẩn đoán hình ảnh u tuyến yên
Tuyến yên là một tuyến nhỏ nằm trong hố yên của xương bướm thuộc nền sọ. Tuy rất nhỏ nhưng đây là tuyến điều tiết nhiều hóc môn điều hòa hoạt động của hệ nội tiết, cùng với hệ thần kinh điều hòa toàn bộ hoạt động của cơ thể.
Vậy nên để đánh giá cấu trúc của tuyến yên rõ nét và chi tiết thì vai trò của máy chụp cộng hưởng từ có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Với khả năng tạo nhiều lát cắt chi tiết, chụp cộng hưởng từ đem lại hình ảnh cấu trúc, hình thái tuyến yên rõ nét được thể hiện trên nhiều mặt cắt theo nhiều hướng khác nhau. Chụp cộng hưởng từ được các chuyên gia đánh giá:
– Đây là phương pháp an toàn với người bệnh do không sử dụng tia phóng xạ (tia X). Vì cơ chế hoạt động sử dụng từ trường và sóng vô tuyến nên chụp cộng hưởng từ tuyến yên có thể áp dụng cho cả trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai.
– Có khả năng phát hiện được những tổn thương kích thước nhỏ tại tuyến yên và màng não so với các phương pháp khác.
Chụp cộng hưởng từ MRI là phương pháp hiệu quả để đánh giá và phát hiện các tổn thương bất thường tại tuyến yên
1.2. Công dụng của chụp cộng hưởng từ trong chẩn đoán hình ảnh u tuyến yên và các bệnh lý liên quan
Chụp cộng hưởng từ thường được ưu tiên để đánh giá, chẩn đoán các tổn thương tuyến yên. Ngoài ra, phương pháp này còn được sử dụng để đánh giá hiệu quả sau khi phẫu thuật tuyến yên.
Hình ảnh chẩn đoán xác định u tuyến yên thông qua chụp MRI
– Đối với khối u tuyến yên lớn: Hình ảnh chụp xuất hiện khối tăng sinh xuất phát từ hố yên, phát triển chủ yếu lên phía trên. Đôi khi khối này sẽ xâm lấn sang hai bên ra xoang hang hoặc xuống dưới vào xoang bướm và phá hủy hết các cấu trúc tuyến yên. Các khối u này bắt thuốc cản quang mạnh, khá đồng nhất, đôi khi sẽ có xuất hiện nang trong u.
– Đối với khối tuyến yên nhỏ: Hình ảnh chụp cho thấy tổn thương xuất hiện bên trong tuyến yên, phát hiện dễ dàng hơn trên phim chụp động. Khối u thường đẩy lệch cuống tuyến yên sang bên đối diện. Những khối này thường bắt thuốc sớm hơn và mạnh hơn mô tuyến bình thường.
Tìm hiểu thêm: Phẫu thuật cắt ngón thừa tại Thu Cúc như thế nào?
Hình ảnh cấu trúc tuyến yên và sọ não trên phim chụp cộng hưởng từ MRI
Các bệnh lý liên quan mà chụp cộng hưởng từ có thể phát hiện
– Nang tuyến yên: Các nang này thường có tính chất lành tính. Tuy nhiên, nếu các nang này phát triển lớn hơn 10mm thì có thể đè và gây ảnh hưởng đến các cơ quan xung quanh.
– Tình trạng trống tuyến yên: Đây là tình trạng không quan sát thấy nhu mô tuyến yên nằm trong hố yên mà nằm sát vào thành hố yên gây khó quan sát. Khi mắc hội chứng này thì chức năng tuyến yên vẫn bình thường. Đa số trường hợp mắc phải là do bẩm sinh, chỉ có một số ít trường hợp do biến chứng sau phẫu thuật, chấn thương sọ não, xạ trị.
– Ngoài ra, chụp cộng hưởng từ tuyến yên còn phát hiện một số bệnh lý khác như nang khe Rathke, u sọ hầu, u màng não,…
2. Đối tượng được chỉ định và chống chỉ định chụp cộng hưởng từ tuyến yên
2.1. Đối tượng chỉ định chụp cộng hưởng từ tuyến yên
Khi mắc các bệnh lý liên quan, tuyến yên sẽ bị rối loạn điều tiết hooc môn, dẫn đến càng triệu chứng lâm sàng xuất hiện rất rõ rệt. Dựa vào một số triệu chứng lâm sàng sau mà bác sĩ có thể chỉ định người bệnh thực hiện chụp cộng hưởng từ tuyến yên:
– Tăng tiết hoặc giảm tiết các hormon tuyến yên (Prolactin, FSH, ACTH, GH, …).
– Có các triệu chứng bất thường về thị giác như mắt nhìn mờ, nhìn thấy hai ảnh cùng lúc, sụp mí, suy giảm thị lực,…
– Có các triệu chứng đau đầu không đặc hiệu hoặc hạ đường huyết đột ngột tái phát nhiều lần.
– Thể hiện rõ bất thường về chiều cao hoặc sự tăng trưởng như quá cao hoặc quá thấp.
– Tăng cân quá nhanh và có tình trạng béo phì
– Rối loạn kỳ kinh nguyệt ở nữ giới như không có kinh hay chu kỳ kinh nguyệt kéo dài.
– Giảm ham muốn tình dục ở cả nam và nữ.
– Bị hiếm muộn, vô sinh không có lý do.
Ngoài ra, chụp cộng hưởng từ còn được chỉ định để đánh giá hiệu quả và đánh giá khối u tái phát sau khi phẫu thuật tuyến yên.
>>>>>Xem thêm: 3 điều cần biết về chụp MRI cột sống cổ
Đau đầu bất đặc hiệu là một trong số những triệu chứng lâm sàng thường gặp khi xuất hiện u tuyến yên
2.2. Đối tượng chống chỉ định chụp cộng hưởng từ tuyến yên
Tuy nhiên, đối với một số trường hợp sau, các bác sĩ khuyến nghị không nên thực hiện chụp cộng hưởng từ vì có thể gây ra một số hậu quả không mong muốn. Cụ thể bao gồm:
– Các trường hợp người bệnh có cấy ghép hoặc đặt các thiết bị điện tử/kim loại ở bên trong cơ thể như máy tạo nhịp tim, máy bơm insulin, đặt stent trong mạch máu, clips phẫu thuật,… Việc thực hiện chụp đối với những trường hợp này rất nguy hiểm vì kim loại trong cơ thể có thể di chuyển trong quá trình chụp và gây tổn thương cho người bệnh.
– Phụ nữ mang thai dưới 12 tuần tuổi vì có thể gây ảnh hưởng cho thai nhi.
– Người bệnh dị ứng với thuốc cản quang.
– Chống chỉ định tương tối với những người có hội chứng sợ bóng tối/ sợ buồng kín.
Trên đây là những thông tin liên quan đến công dụng và hiệu quả của chụp cộng hưởng từ MRI trong việc chẩn đoán hình ảnh khối u tuyến yên và các bệnh lý liên quan. Mong rằng những thông tin trên đã đem lại cho bạn đọc những hiểu biết bổ ích về phương pháp chụp cộng hưởng từ tuyến yên. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, bạn đọc có thể liên hệ ngay đến Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI để được hỗ trợ sớm nhất!