Chụp MRI ổ bụng là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh hiện đại nhất hiện nay trong việc chẩn đoán và đánh giá những tổn thương tại vùng ổ bụng. Đây là phương pháp được các bác sĩ đánh giá cao bởi những ưu điểm vượt trội mà nó đem lại trên phương diện chẩn đoán hình ảnh. Vậy phương pháp này là gì? Quy trình ra sao? Hãy cùng tìm hiểu những thông tin dưới đây để hiểu hơn nhé!
Bạn đang đọc: Chụp MRI ổ bụng được chỉ định khi nào?
1. Những điều cần biết về chụp cộng hưởng từ ổ bụng
1.1. Chụp MRI ổ bụng là gì?
Tính đến thời điểm này thì chụp MRI ổ bụng là phương pháp giúp chẩn đoán và đánh giá những bệnh lý trong ổ bụng không xâm lấn, an toàn, hiệu quả và có độ chính xác cao.
Chụp cộng hưởng từ (Magnetic Resonance Imaging) ổ bụng là phương pháp chẩn đoán hình ảnh giúp thu lại hình ảnh chi tiết các cơ quan trong ổ bụng dựa trên tác động của từ trường và sóng radio. Khi các nguyên tử Hydrogen trong cơ thể sẽ hấp thụ và phóng thích năng lượng dưới tác động của từ trường, máy chụp MRI sẽ thu nhận được những tín hiệu này, xử lý và chuyển đổi tín hiệu thành dạng hình ảnh.
Chụp cộng hưởng từ cho phép bác sĩ khảo sát được nhiều mặt cắt, hình ảnh rõ nét, chi tiết và có độ phân giải cao. Nhờ đó có thể đánh giá chi tiết được chức năng hoạt động của cấu trúc và tình trạng tổn thương bên trong ổ bụng. Ngoài ra, khi kết hợp chụp MRI với thuốc đối quang từ sẽ giúp quan sát được phân bố mạch máu và các bất thường trong mạch máu. So với các phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác như chụp cắt lớp, chụp X-quang hay siêu âm thì chụp cộng hưởng từ trong một số bệnh lý cho kết quả chính xác hơn hẳn.
Hình ảnh máy chụp cộng hưởng từ MRI
1.2. Ưu điểm của phương pháp chụp cộng hưởng từ ổ bụng
Chụp MRI đã chứng minh được tầm quan trọng trong việc chẩn đoán, theo dõi và điều trị ở nhiều bệnh lý khác nhau, đặc biệt là quan sát các tạng nằm trong ổ bụng với những ưu điểm như:
– Có thể khảo sát được nhiều mặt cắt và đem lại hình ảnh sắc nét, chi tiết về các bộ phận bên trong ổ bụng, nhờ đó mà bác sĩ có căn cứ để đánh giá chi tiết các tổn thương và tình trạng hoạt động của các cơ quan bên trong ổ bụng.
– So với các phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác như chụp cắt lớp, chụp X-quang hay siêu âm, thì trong rất nhiều trường hợp, chụp MRI cho kết quả chính xác hơn hẳn.
– Có thể áp dụng chụp cho nhiều đối tượng bệnh nhân khác nhau
– Quá trình chụp không sử dụng tia xạ nên đảm bảo an toàn, không xâm lấn.
1.3. Quy trình thực hiện chụp MRI ổ bụng
Trước khi chụp
Người bệnh cởi bỏ quần áo, thay trang phục mà bệnh viện chuẩn bị sẵn, đồng thời tháo trang sức và cất hết các thiết bị gắn từ như thẻ tín dụng, thẻ ATM, thẻ nhớ, chìa khóa từ, điện thoại di động,…Sau đó bệnh nhân sẽ được kỹ thuật viên hướng dẫn vào phòng chụp.
Trong khi chụp
Khi bắt đầu chụp cộng hưởng từ, bệnh nhân sẽ nằm ngửa trên bàn kết nối với máy quét MRI. Cơ thể của người bệnh sẽ được giữ cố định bằng dây đai, tránh để cơ thể xê dịch ảnh hưởng đến kết quả chụp.
Khi người bệnh đã nằm ổn định, bàn sẽ trượt vào bên trong không gian chứa nam châm của máy MRI để quét. Từ đó, hình ảnh của bộ phần cần kiểm tra được chụp lại ở nhiều góc khác nhau. Người bệnh có thể được đeo tai nghe để tránh được tiếng ồn phát ra từ máy.
Tìm hiểu thêm: Giải đáp 5 câu hỏi về công nghệ chụp cộng hưởng từ MRI toàn thân
Kỹ thuật viên sẽ đeo tai nghe cho bệnh nhân nhằm tránh những tiếng ồn phát ra từ máy
Thời gian thực hiện chụp MRI ổ bụng có thể kéo dài từ 15 đến 30 phút.
Sau khi chụp
Sau khi kết thúc quá trình chụp cộng hưởng từ, người bệnh có thể ngồi dậy và thực hiện các hoạt động khác một cách bình thường.
2. Chụp MRI ổ bụng được chỉ định khi nào?
Cộng hưởng từ ổ bụng được chỉ định thực hiện khi bác sĩ nghi ngờ có những tổn thương, bệnh lý của các tạng, các cơ quan trong ổ bụng như:
– Điều tra các nguyên nhân gây đau hoặc sưng tại vùng bụng. Các triệu chứng kèm theo đau bụng như: da tái lạnh, niêm mạc nhợt, tiêu chảy, buồn nôn, vàng da, sốt, sụt cân…
– Khi bệnh nhân có tình trạng tiểu nhiều hoặc không đi tiểu được, nước tiểu có màu sẫm hoặc tiểu ra máu.
– Tầm soát ung thư sớm của các bộ phận trong ổ bụng.
– Theo dõi các tiến triển sau phẫu thuật viêm ruột thừa, xử lý u, sỏi, ung thư, ghép tạng
– Chẩn đoán các bệnh của cơ quan trong ổ bụng, bao gồm:
2.1. Gan mật
– Phát hiện khối u gan, các tổn thương ở gan và những bất thường về cấu trúc mạch máu.
– Đánh giá sự co giãn ống mật chủ, độ căng túi mật,…
– Đánh giá tình trạng sỏi trong ống mật và đường mật.
2.2. Thận
– Phát hiện khối u thận, u tuyến thượng thận và các tổn thương khác.
– Quan sát và đánh giá tình trạng khoang cạnh thận.
2.3. Lách
– Phát hiện các dấu hiệu bất thường về cấu trúc và các tổn thương ở lách.
2.4. Tụy
– Phát hiện và đánh giá khối u tụy, tình trạng viêm tụy cấp và mạn tính.
– Các bất thường của ống tụy như tắc/ giãn ống tụy và quanh ống tụy.
2.5. Phổi
– Đánh giá dịch màng phổi và phát hiện các khối u ung thư của phổi, phế quản, trung thất.
Có thể thấy, chụp cộng hưởng từ ổ bụng cho phép bác sĩ khảo sát được nhiều mặt cắt của bộ phận, mang lại những hình ảnh chi tiết, có độ phân giải cao và cực kỳ an toàn cho người bệnh. Khi có nhu cầu thực hiện chụp MRI ổ bụng, người bệnh hãy lựa chọn cơ sở y tế uy tín với đầy đủ máy móc hiện đại để thu được kết quả chấn đoán bệnh chính xác nhất.
>>>>>Xem thêm: Siêu âm tim cơ bản và những điểm cần lưu ý
Hãy lựa chọn cơ sở y tế uy tín với đầy đủ máy móc hiện đại để thu được kết quả chấn đoán chính xác
Hiện nay, hầu hết các cơ sở y tế lớn đều cung cấp dịch vụ chụp cộng hưởng từ để hỗ trợ bác sĩ trong thăm khám, chẩn đoán và điều trị. Trong đó, Hệ thống y tế Thu Cúc TCI là một trong những địa chỉ vàng uy tín được nhiều người lựa chọn khi muốn chụp cộng hưởng từ MRI nói chung và chụp MRI ổ bụng nói riêng. Đây là nơi quy tụ các chuyên gia, bác sĩ đầu ngành, giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực chẩn đoán hình ảnh. Ngoài ra, đội ngũ nhân viên hướng dẫn luôn luôn hỗ trợ 24/7 sẽ đem lại cho bạn trải nghiệm dịch vụ tốt nhất khi thăm khám tại Thu Cúc TCI.