Chụp Pet CT có hại không là vấn đề được rất nhiều người quan tâm đặc biệt là những người đang có ý định chụp Pet CT. Vậy, Chụp Pet CT có hại không? Cần phải làm gì trước và sau khi chụp PET/CT? Tất cả sẽ có lời giải đáp ngay dưới đây.
Bạn đang đọc: Chụp Pet CT có hại không?
- Chụp Cắt Lớp là gì? Tác dụng của chụp cắt lớp vi tính
- Chụp X Quang ĐẦU bao nhiêu tiền? 【Bảng giá chuẩn MỚI cập nhật】
Chụp Pet CT là gì?
Chụp cắt lớp phát xạ (Pet CT) là một kỹ thuật kết hợp của hai phương pháp Pet và CT. Chụp Pet CT rất có giá trị trong việc đánh giá chức năng sinh học của một số cơ quan nội tạng, giúp chẩn đoán sớm và chính xác bệnh ung thư, bệnh lý thần kinh trung ương, bệnh tim mạch…
Chụp cắt lớp phát xạ (Pet CT) là một kỹ thuật kết hợp của hai phương pháp Pet và CT.
Chính vì những lợi ích to lớn đó mà rất nhiều người muốn sử dụng kỹ thuật này để chẩn đoán bệnh sớm đặc biệt là bệnh ung thư. Tuy nhiên, câu hỏi được đặt ra là, chụp Pet CT có hại không? Vậy, chụp Pet CT có hại không?
Chụp Pet CT có hại không?
Để đánh giá mức độ an toàn hay rủi ro của kỹ thuật chụp Pet CT, chúng ta cần đánh giá trên từng kỹ thuật riêng rẽ Pet và CT. Cụ thể:
►► Trước khi chụp Pet hoặc Pet CT, bệnh nhân được tiêm một liều lượng nhỏ dược chất phóng xạ 18F-FDG vào cơ thể. Do đó, rủi ro của kỹ thuật này là người bệnh phải tiếp xúc với phóng xạ trong quá trình chụp. Tuy nhiên, liều lượng phóng xạ được tiêm vào cơ thể người bệnh là rất nhỏ nên rủi ro nhiễm xạ là rất thấp.
Tìm hiểu thêm: Kết hợp xương bằng nẹp vít mang lại hiệu quả cao
Để đánh giá mức độ an toàn hay rủi ro của kỹ thuật chụp Pet CT, chúng ta cần đánh giá trên từng kỹ thuật riêng rẽ Pet và CT.
►► Rủi ro phơi nhiễm tia X trong chụp CT: Việc tiếp xúc với bức xạ tia X ở một liều lượng nhất định có rủi ro liên quan tới bệnh ung thư. Tuy nhiên, liều lượng sử dụng trong y học đã được tính toán ở mức thấp hợp lý để đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
►► Phụ nữ có thai và đang cho con bú cần đặc biệt cẩn trọng với chụp Pet CT.
Cần làm gì khi chụp PET/CT?
Trước khi chụp PET/CT:
✓ Người bệnh cần mang theo tất cả hồ sơ bệnh lý của mình đặc biệt các phiếu siêu âm, CT, MRI, phim chụp X-quang (nếu có).
✓ Không đeo đồ trang sức
✓ Nhịn ăn hoàn toàn 6 tiếng trước khi chụp
✓ Uống nhiều nước lọc, không uống nước có chứa cafein và đường
✓ Không hút thuốc lá trong ngày chụp Pet CT
✓ Không thay đổi loại thuốc đang sử dụng (nếu có)
✓ Người bị đái tháo đường cần điều hòa đường máu về mức bình thường trước khi chụp Pet CT.
Quy trình chụp PET/CT:
Tổng thời gian chụp Pet CT có thể kéo dài từ 2 – 3 tiếng.
➻❥ Bệnh nhân điền thông tin cá nhân vào hồ sơ chụp. Tiếp đến, nhân viên y tế sẽ đặt một đường truyền tĩnh mạch. Bệnh nhân có thể uống thuốc an thần (nếu cần).
➻❥ Mức đường máu sẽ được kiểm tra ngay trước khi chụp. Bệnh nhân sẽ được tiêm một lượng nhỏ gluco FDG vào tĩnh mạch và nghỉ 45 – 90 phút để chờ đợi cơ thể trao đổi chất với gluco FDG.
➻❥ Sau thời gian chờ đợi, bệnh nhân sẽ được đưa vào máy chụp, thời gian chụp khoảng 30 phút. Một số trường hợp có thể sẽ phải chụp thêm sau 2 hoặc 3 tiếng.
>>>>>Xem thêm: Viêm khớp gối trẻ em chữa trị kịp thời
Tổng thời gian chụp Pet CT có thể kéo dài từ 2 – 3 tiếng.
Sau khi chụp PET/CT:
♥♥♥ Nên uống nhiều nước sau khi chụp vài giờ
♥♥♥ Bệnh nhân không bị hạn chế vận động và có dấu hiệu bất thường sau khi chụp.
Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc cần giải đáp thêm về chụp PET CT có hại không, bạn đọc vui lòng liên hệ với Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc theo số điện thoại 024.383.55555 hoặc 1900 558892 hoặc hotline: 0936 388 288.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.