Nhiều chị em phụ nữ phân vân không rõ chụp tử cung vòi trứng như thế nào, có nguy hiểm không, cần chuẩn bị gì trước khi thực hiện xét nghiệm này. Bài viết sau sẽ cung cấp một số thông tin cơ bản về chụp tử cung vòi trứng để người bệnh an tâm và chủ động hơn trong quá trình thăm khám.
Chụp tử cung vòi trứng là phương pháp sử dụng tia X để kiểm tra ống dẫn trứng có thông suốt hay bị tắc nghẽn và xem được hình dạng buồng tử cung có bình thường hay không.
Bạn đang đọc: Chụp tử cung vòi trứng như thế nào?
Chuẩn bị trước khi chụp tử cung vòi trứng
Một số trường hợp cảm thấy đau hoặc khó chịu khi chụp tử cung vòi trứng, do đó bác sĩ có thể kê đơn thuốc giảm đau để hạn chế tình trạng này. Thuốc thường được uống khoảng 1 giờ trước khi tiến hành xét nghiệm. Bác sĩ cũng có thể chỉ định sử dụng thuốc an thần để giúp người bệnh thoải mái và ổn định tâm lý. Thuốc kháng sinh có thể được sử dụng trước hoặc sau khi chụp tử cung vòi trứng để hạn chế nguy cơ nhiễm trùng.
Thời điểm tốt nhất để thực hiện xét nghiệm chụp tử cung vòi trứng là 2 – 3 ngày sau sạch kinh (kiêng không giao hợp). Chụp tử cung vòi trứng không áp dụng cho những phụ nữ đang mang thai vì có thể gây nguy hiểm cho thai nhi. Ngoài ra những ai bị viêm vùng chậu hoặc chảy máu âm đạo không rõ nguyên nhân cũng không thể chụp tử cung vòi trứng.
Chụp tử cung vòi trứng sử dụng chất cản quang chứa Iot. Khi chất này được tiêm hoặc nuốt vào trong cơ thể sẽ giúp làm nổi bật hình ảnh các cơ quan hay mô nhất định. Sau khi hoàn thành xong xét nghiệm, chất cản quang sẽ tự đào thải ra ngoài qua đường tiết niệu, không gây ảnh hưởng gì tới sức khỏe. Lưu ý cần thông báo cho bác sĩ nếu bị dị ứng với chất cản quang.
Người bệnh cũng sẽ được yêu cầu gỡ bỏ các vật dụng kim loại, chẳng hạn như đồ trang sức ra khỏi cơ thể trước khi tiến hành chụp tử cung vòi trứng.
Chụp tử cung vòi trứng diễn ra như thế nào?
Tìm hiểu thêm: Siêu âm thai 2 lần trong 1 ngày có ảnh hưởng gì không?
Trong thủ thuật này, người bệnh cần chụp phim sẽ nằm theo tư thế sản khoa. Tiếp đó bác sĩ sẽ chèn một dụng cụ (mỏ vịt) vào âm đạo, lạc sạch cổ tử cung và có thể thuốc tê tại chỗ vào cổ tử cung để giảm sự khó chịu. Sau đó rút mỏ vịt và đặt một ống thông vào lỗ cổ tử cung rồi bơm vào vào buồng tử cung một ít dung dịch có chứa chất cản quang (Iot).
Người bệnh được đặt dưới máy chụp X quang và tiến hành chụp, có thể sẽ phải thay đổi nhiều tư thế để chụp được hình ảnh ở các góc độ khác nhau. Dung dịch cản quang sẽ đi vào hai ống dẫn trứng, và vào ổ bụng nếu ống dẫn trứng thông suốt. Những bất thường trong lòng tử cung cũng có thể phát hiện nhờ phim X quang.
Khi đã hoàn thành xong chụp X quang, bác sĩ sẽ lấy ống thông ra khỏi cơ thể.
Lưu ý sau chụp tử cung vòi trứng
>>>>>Xem thêm: Tiểu đường thai kỳ có sinh thường được không? Rủi ro hay gặp khi sản phụ bị tiểu đường thai kỳ
Sau khi chụp tử cung vòi trứng, người bệnh có thể sẽ cảm thấy đau bụng tương tự như ở những ngày kinh nguyệt. Nhiều trường hợp có tiết dịch âm đạo hoặc chảy máu âm đạo nhẹ. Một số phụ nữ cũng bị chóng mặt và buồn nôn. Tuy nhiên không nên quá lo lắng vì các triệu chứng này là bình thường và cuối cùng sẽ biến mất. Thông báo ngay cho bác sĩ nếu phát hiện có các triệu chứng nhiễm trùng bao gồm:
- Sốt
- Đau bụng
- Dịch tiết âm đạo có mùi hôi
- Chảy máu âm đạo nặng
- Nôn
- Ngất xỉu
Bác sĩ sẽ thông báo kết quả và giải thích chi tiết cho người bệnh. Tùy thuộc vào kết quả xét nghiệm, người bệnh sẽ tiếp tục theo dõi hoặc thực hiện thêm các xét nghiệm chuyên sâu khác.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.