Chụp tử cung vòi trứng là một xét nghiệm X quang giúp quan sát bên trong tử cung, ống dẫn trứng và các khu vực xung quanh. Đây là xét nghiệm thường được áp dụng cho những chị em bị vô sinh hiếm muộn.
Bạn đang đọc: Chụp tử cung vòi trứng và những điều chị em cần biết
1. Chụp X quang tử cung vòi trứng là gì?
Chụp tử cung vòi trứng là một xét nghiệm X quang giúp quan sát bên trong tử cung, ống dẫn trứng và các khu vực xung quanh.
– Trong xét nghiệm này, một loại thuốc nhuộm (tương phản vật chất) được đưa qua một ống nhỏ từ âm đạo vào tử cung. Bởi vì tử cung và ống dẫn trứng nối với nhau, thuốc nhuộm sẽ chảy vào ống dẫn trứng. Nhờ đó hình ảnh chụp X quang có thể hiển thị các vấn đề ở tử cung hoặc ống dẫn trứng, chẳng hạn như tắc nghẽn ống dẫn trứng hoặc hình dạng tử cung bất thường.
– Chụp tử cung vòi trứng cũng giúp xác định vấn đề ở bên trong tử cung khiến trứng đã thụ tinh không thể bám vào thành tử cung.
2. Mục đích chụp X quang tử cung vòi trứng
Chụp X Quang tử cung vòi trứng được chỉ định thực hiện để:
– Kiểm tra ống dẫn trứng có thông suốt hay bị tắc nghẽn. Xét nghiệm này thường được thực hiện cho những chị em bị hiếm muộn.
– Tìm kiếm những vấn đề trong tử cung, chẳng hạn như tử cung có cấu trúc hay hình dạng bất thường, chấn thương, polyp, u xơ tử cung hoặc có vật thể lạ trong tử cung. Những vấn đề này thường dẫn tới những chu kỳ kinh nguyệt đau đớn, khó chịu hoặc sẩy thai lặp đi lặp lại.
– Đánh giá xem liệu phẫu thuật hỗ trợ điều trị thắt ống dẫn trứng có thành công hay không.
3. Cần chuẩn bị gì trước chụp?
Tìm hiểu thêm: Giải đáp: Xét nghiệm ung thư cổ tử cung bằng cách nào?
Thời điểm chụp tốt nhất là sau sạch kinh 2 – 5 ngày nhưng đồng thời cũng trước khi rụng trứng bởi vì sau đó bệnh nhân có khả năng có thai.
Trước khi thực hiện chụp, cần thông báo cho bác sĩ biết:
– Đang hoặc có thể có thai.
– Hiện đang mắc bệnh viêm vùng chậu hoặc bệnh lây truyền qua đường tình dục (như lậu hoặc chlamydia).
– Bị dị ứng với thuốc nhuộm iot được sử dụng trong chụp x quang tử cung vòi trứng hoặc bất kỳ chất nào khác có iot.
– Mắc bệnh hen suyễn, dị ứng với thuốc hoặc đã từng bị sốc phản vệ (phản ứng dị ứng nghiêm trọng) trước một chất nào đó như nọc ong đốt hoặc do ăn hải sản.
– Có vấn đề về đông máu hoặc đang dùng các thuốc làm loãng máu như aspirin hoặc warfarin.
– Có tiền sử bệnh thận hoặc bệnh tiểu đường, đặc biệt là những trường hợp dùng metformin đề hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.
Thuốc nhuộm được sử dụng trong chụp X quang tử cung vòi trứng có thể gây tổn thương thận ở những người có chức năng thận kém.
Với những trường hợp này, người bệnh có thể cần phải xét nghiệm máu (creatine, xét nghiệm nồng độ nitrogen trong máu) trước khi chụp để kiểm tra xem liệu thận có đang hoạt động tốt hay không.
– Xét nghiệm này nên được thực hiện 2 – 5 ngày sau khi chu kỳ kinh nguyệt kết thúc để chắc chắn rằng người bệnh hiện đang không mang thai.
Nó cũng nên được thực hiện sớm trước khi trứng rụng vài tháng (trừ khi người bệnh đang sử dụng biện pháp tránh thai) để tránh việc tia X quang ảnh hưởng tới thai sớm.
4. Chụp X quang tử cung vòi trứng được thực hiện như thế nào?
>>>>>Xem thêm: U thực quản lành tính và những điều cần biết
Quá trình chụp diễn ra trong khoảng 15 – 30 phút.
– Trước khi bắt đầu, người bệnh có thể được cho uống thuốc an thần hoặc ibuprofen để thư giãn cơ thể, thả lỏng tử cung tránh bị co rút trong quá trình làm xét nghiệm.
– Bệnh nhân nữ sẽ chụp phim ở tư thế nằm sản khoa. Bác sĩ sẽ đặt một dụng cụ (mỏ vịt) vào trong âm đạo, lau sạch cổ tử cung và đặt ống thông vào lỗ cổ tử cung.
– Tiếp đến bơm một ít dung dịch có chứa thuốc nhuộm vào buồng tử cung. Nếu ống dẫn trứng thông suốt, dung dịch cản quang sẽ đi vào hai ống dẫn trứng và ổ bụng. Sau chụp nếu thấy có hình ảnh thuốc cản quang trong bụng thì kết luận 2 buồng trứng thông suốt.
– Ngoài ra những bất thường trong lòng tử cung cũng có thể được phát hiện thông qua xét nghiệm tử cung vòi trứng.
– Sau khi hoàn thành xét nghiệm, mỏ vịt và ống thông sẽ được lấy ra. Quá trình này mất khoảng 15 – 30 phút.
5. Chụp X quang tử cung vòi trứng có nguy hiểm không?
– Đây được xem là một thủ thuật an toàn. Tuy nhiên vẫn tồn tại một số biến chứng nhỏ tuy nhiên tỷ lệ xảy ra không vượt quá 1%.
– Biến chứng nguy hiểm thường gặp nhất là nhiễm trùng vùng chậu. Nguy cơ này cao hơn ở những người đã từng nhiễm trùng ống dẫn trứng trước đó.
– Một số ít trường hợp, nhiễm trùng làm tổn thương ống dẫn trứng và phải cắt bỏ. Vì thế nếu có dấu hiệu đau nhiều hơn và bị sốt khoảng 1 – 2 ngày sau khi tiến hành chụp, người bệnh nên quay lại bệnh viện để kiểm tra.
Bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh nếu nghi ngờ người bệnh phát triển nhiễm trùng vùng chậu.
Qua bài viết trên, hy vọng chị em phụ nữ đã có những kiến thức cơ bản về phương pháp chụp tử cung vòi trứng. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì, chị em đến các cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ giải đáp thông tin nhanh nhất và chính xác nhất.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.