Chụp X quang ảnh hưởng đến sức khỏe không?

Chụp X quang là chỉ định cần thiết để chẩn đoán một số bệnh lý tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng áp dụng phương pháp này. Vậy chụp X quang ảnh hưởng đến sức khỏe không?

Bạn đang đọc: Chụp X quang ảnh hưởng đến sức khỏe không?

1. Chụp X quang là gì?

Tia X hay X quang là một dạng của sóng điện từ, có bức xạ năng lượng cao, bước sóng trong khoảng từ 0,01 đến 10 nm. Bước sóng của nó ngắn hơn tia tử ngoại nhưng dài hơn tia Gamma.

Chụp X quang ảnh hưởng đến sức khỏe không?

Tia X có khả năng xuyên qua nhiều vật chất

Tia X có khả năng xuyên qua nhiều vật chất nên thường được dùng trong chụp ảnh y tế, nghiên cứu tinh thể, kiểm tra hành lý hành khách trong ngành hàng không.

2. Chụp X quang có ảnh hưởng đến sức khỏe không?

Hiện nay, lĩnh vực y tế đang sử dụng khá phổ biến các nguồn bức xạ để phục vụ việc chẩn đoán, điều trị bệnh như máy X-quang chẩn đoán, máy xạ trị và chất phóng xạ,… Tia X có khả năng gây ion hóa hoặc các phản ứng có thể nguy hiểm cho sức khỏe con người, do đó bước sóng, cường độ và thời gian chụp ảnh y tế luôn được điều chỉnh cẩn thận để tránh tác hại cho sức khỏe.

Nhìn chung, chụp X quang chống chỉ định với phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, với trường hợp phụ nữ mang thai có chỉ định cần thiết phải chụp để chẩn đoán các vấn đề sức khỏe hoặc tai nạn thì có thể chụp. Nguy cơ nhiễm xạ cho thai nhi là rất thấp nên chị em không nên quá lo lắng.

Tìm hiểu thêm: Chụp ct có cản quang là gì? chẩn đoán phát hiện các bệnh

Chụp X quang ảnh hưởng đến sức khỏe không?

>>>>>Xem thêm: Tìm hiểu chụp cộng hưởng từ não có hại không?

Chụp X quang có ít nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe vì vậy cần được bác sĩ chỉ định

Chụp X-quang tuy không gây nguy hiểm nhưng tia X lại rất độc hại, nếu chụp X-Quang không được tiến hành trong điều kiện an toàn, phòng chụp, thiết bị chụp không đạt tiêu chuẩn an toàn do Bộ Y tế và tổ chức Y tế thế giới đề ra, cùng với việc đội ngũ bác sỹ chụp X-quang không được trang bị đầy đủ kiến thức thì quả là điều nguy hiểm đối với người bệnh.

Khi diện tích phòng chụp quá nhỏ so với tiêu chuẩn, tức dưới 25 m2/bệnh nhân thì ngoài tia X được chiếu vào phần cơ thể cần chụp để xác định bệnh còn phải chịu thêm một phần bức xạ tán xạ trở lại.

Ngoài nguyên nhân từ máy chụp X-quang và phòng chụp không đạt chuẩn, bệnh nhân có thể bị nhiễm xạ từ sự lạm dụng chụp X-quang (thời gian chụp, số lần chụp). Do đó chỉ nên chụp X-quang khi thật sự cần thiết và đó là yêu cầu từ phía bác sĩ.

Với điều kiện phòng chụp hiện đại, trang thiết bị hiện đại cùng đội ngũ kĩ thuật viên chuyên nghiệp, bệnh viện ĐKQT Thu Cúc thực hiện  chụp X quang chuẩn xác hỗ trợ phát hiện bệnh hiệu quả.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *