Chụp X-quang cột sống thắt lưng giúp hỗ trợ chẩn đoán rất nhiều bệnh lý hay gặp ở cột sống như: dị dạng cột sống, bệnh thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, chấn thương cột sống, lao cột sống, viêm cột sống dính khớp, u tủy sống,…
Bạn đang đọc: Chụp X-quang cột sống thắt lưng phát hiện bệnh gì?
1.Thế nào là chụp X-quang cột sống?
Chụp X-quang cột sống là một phần trong các kỹ thuật chụp X-quang, được tiến hành tại vùng cột sống thắt lưng của bệnh nhân.
Chụp X-quang là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh quan trọng được áp dụng từ lâu trên thế giới. Nhờ có phương pháp này, rất nhiều bệnh nhân đã được chẩn đoán chính xác và được điều trị hiệu quả. Phương pháp này cũng đóng vai trò quan trọng trong nhiều phát minh y học. Vì vậy, chụp X-quang luôn được ngành y tế trên toàn cầu đánh giá cao.
Kỹ thuật chụp X-quang sử dụng tia X – một dạng bức xạ điện từ. Tuy bức xạ điện từ được xem là có nguy cơ gây ung thư. Tuy nhiên, với lượng bức xạ rất nhỏ được tính toán kỹ để giảm thiểu cùng những mặt lợi tích cực mà tia X mang lại, giá trị của chụp X-quang vẫn vượt trên các rủi ro tiềm ẩn.
Để tạo ra hình ảnh X-quang, một phần hoặc toàn bộ cơ thể bệnh nhân sẽ được đưa vào máy chụp. Thành phần canxi có trong xương sẽ hấp thụ các tia X và tạo ra hình ảnh màu trắng trên kết quả chụp. Tỷ lệ hấp thụ tia X sẽ thể hiện những vấn đề bất thường trong cơ thể qua các mức độ hình ảnh trắng, đen khác nhau.
Chụp X-quang có thể thực hiện ở nhiều vị trí trên cơ thể, trong đó có chụp X-quang cột sống thắt lưng.
2. Các phương pháp chụp X-quang cột sống
Chụp X-quang vùng cột sống thắt lưng các tư thế
Hiện nay, chụp X-quang bao gồm các cách chụp như:
Chụp từng vùng của cột sống thẳng và nghiêng: áp dụng với chụp X-quang cột sống cổ, cột sống thắt lưng,…
Chụp cột sống ở các tư thế đặc biệt tùy mục đích chẩn đoán: Chụp đốt sống C1, C2 với người bệnh ở tư thế thẳng và há miệng. Chụp chếch 3/4 cột sống.
Chụp tủy cản quang: nhằm phát hiện ống tuỷ có bị hẹp, tắc hay không. Chụp bao rễ thần kinh: có thể phát hiện tình trạng thoát vị đĩa đệm ở phần cột sống thắt lưng.
3. Chụp X-quang cột sống chẩn đoán những bệnh gì?
3.1. Dị dạng cột sống
Dị dạng cột sống do rối loạn chuyển tiếp
Tồn tại 8 đốt sống cổ. 6 đốt cột sống thắt lưng hoặc cột sống thắt lưng chỉ còn 4 đốt. Tồn tại xương sườn của đốt sống cổ…
Gai đôi và hở eo
Do quá trình cốt hóa cột sống thiếu hoàn thiện. Hở eo còn dễ làm trượt đốt sống ra trước có thể hoàn toàn tự phát hoặc sau một chấn thương nhẹ cột sống hoặc có thể do thoái hóa gây nên.
Dính hai thân đốt bẩm sinh
Hai thân đốt dính với nhau cả ở khe đĩa đệm và ở phần cung sau. Hai thân đốt không bị phá hủy nên trục cột sống không bị gù hoặc vẹo.
Cốt hóa góc trước đốt sống
Tồn tại điểm cốt hóa thân đốt sống ở góc của thân đốt, nguyên nhân là do quá trình cốt hóa không hoàn thiện.
Cong vẹo
Cột sống bị lệch trục, một số đốt bị biến dạng, xoay trục.
Gù đốt sống
Cột sống bị lồi ra sau do thân đốt bị biến dạng kiểu hình chêm.
3.2. Bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng
Tìm hiểu thêm: Những lưu ý khi nội soi dạ dày gây mê
Hình ảnh minh họa thoái hóa cột sống thắt lưng
Thường gặp ở những người từ 35 tuổi trở lên. Nguyên nhân chủ yếu là do sự lão hóa của tuổi tác khiến xương và dây chằng ở cột sống yếu đi, dễ dẫn đến gai cột sống (viêm xương khớp), các đĩa đệm cũng bị thoái hóa và dần suy yếu gây thoát vị đĩa đệm và lồi đĩa đệm. Thoái hóa cột sống gây đau nhức, giảm khả năng lao động và sinh hoạt của người bệnh. Trong đó thường gặp nhất là thoái hóa cột sống thắt lưng và thoái hóa cột sống cổ là hai tình trạng phổ biến nhất hiện nay.
3.3. Thoát vị đĩa đệm
Nhân keo ở đĩa đệm cột sống thoát ra khỏi vị trí bình thường và chèn ép vào rễ thần kinh, tủy sống (đĩa đệm lồi ra khỏi vị trí bình thường giữa các đốt sống). Thường gặp ở cột sống thắt lưng, một số ít ở cột sống cổ, hiếm gặp ở cột sống ngực.
3.4. Chấn thương cột sống
Nguyên nhân chính do tai nạn giao thông, sinh hoạt, lao động. Các tổn thương xảy ra thường là: vỡ thân đốt sống, xẹp thân đốt sống, trượt thân đốt sống, gãy mỏm ngang, gãy cung sau…
3.5. Lao cột sống
Đây là bệnh lý hay gặp nhất trong các bệnh lao xương khớp.
Giai đoạn khởi đầu (giai đoạn sớm): hẹp khe đĩa đệm
Giai đoạn toàn phát: vi khuẩn xâm nhập vào thân đốt sống và phá hủy. Cụ thể đó là bờ thân đốt sát đĩa đệm nham nhở, thân đốt xẹp, bờ cong sinh lý bị biến dạng gập ra trước gây gù.
Giai đoạn hồi phục và di chứng: các thân đốt bị lao dính với nhau, mất khe đĩa đệm, hình ảnh ổ áp xe lạnh.
3.6. Viêm cột sống dính khớp
Khởi đầu là viêm khớp cùng – chậu, tiếp đó là thưa xương ở cột sống, sau thời gian khoảng 3 năm xuất hiện vôi hóa các dây chằng và dính khớp cột sống. Ban đầu là tổn thương cột sống và khớp cùng chậu, sau đó lan tỏa sang hàng loạt khớp khác cũng bị dính như khớp háng.
3.7. U tủy sống
U tủy sống thường gồm 3 loại: u ngoài màng cứng, u trong màng cứng ngoài tủy, u trong tủy. Chụp tủy cản quang thấy hình ảnh cột sống bị tắc hoàn toàn hình “đáy chén”, hình “càng cua”.
4. Chụp X-quang cột sống thắt lưng hay chụp MSCT, MRI tốt hơn?
Chụp X-quang cột sống thắt lưng
Chụp X-quang có ý nghĩa trong chẩn đoán nhiều bệnh lý, đặc biệt là các bệnh về cơ xương khớp. Ưu điểm: dễ thực hiện, cho kết quả nhanh chóng, chi phí tương đối rẻ, kết quả tương đối chính xác. Tuy chụp X-quang có sử dụng tia X nhưng được tính toán để dùng lượng phóng xạ nhỏ nhất. Những trường hợp phải tiêm thuốc cản quang cần cân nhắc với người bệnh có tiền sử dị ứng loại thuốc này. Bởi vấn đề dị ứng thuốc cản quang có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người bệnh.
Chụp cắt lớp vi tính CT – Scanner cột sống
Chụp CT có lợi thế trong tạo ảnh cấu trúc xương cột sống, hỗ trợ chẩn đoán lao cột sống, u cột sống,… Ít có ý nghĩa trong chẩn đoán thoát vị đĩa đệm, vì không thể hiện được hình ảnh trực tiếp của đĩa đệm.
Chụp cộng hưởng từ MRI cột sống
>>>>>Xem thêm: Mổ nội soi ruột thừa an toàn, hiệu quả
Chụp MRI cột sống thắt lưng
Đây là phương pháp hữu hiệu nhất trong việc tạo hình ảnh cột sống, tủy sống. Với sự an toàn do không phải tiếp xúc với tia X, cho hình ảnh rõ nét về ống sống, đĩa đệm, tủy và ống tủy, rễ thần kinh, dây chằng thường được sử dụng trong chẩn đoán thoát vị đĩa đệm, u tủy và một số bệnh lý khác ở cột sống.
MRI an toàn cho cả người cao tuổi, trẻ nhỏ, kể cả phụ nữ có thai. Tuy nhiên chi phí chụp MRI tương đối cao hơn so với các phương pháp như chụp cắt lớp vi tính CT, chụp X-quang. Do đó, tùy thuộc từng loại bệnh lý, vị trí và mức độ nặng nhẹ của bệnh, các bác sĩ sẽ cân nhắc lựa chọn phương nào cần thiết và phù hợp nhất cho bệnh nhân.
Các bệnh lý cơ xương khớp không đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người bệnh nhưng về lâu dài sẽ làm suy giảm khả năng lao động, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, sinh hoạt, tạo gánh nặng cho bản thân, gia đình và xã hội. Chính vì vậy, bạn nên đi thăm khám sớm để bác sĩ kiểm tra, chẩn đoán và có biện pháp can thiệp, điều trị đạt hiệu quả tốt nhất.