Chụp X quang là gì có lẽ là băn khoăn của khá nhiều người. Đây là một kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh được sử dụng rộng rãi trong ngành y tế thế giới ngay từ cuối thế kỷ 19. Vậy chụp X quang cụ thể là gì và nó được ứng dụng trong lĩnh vực y tế ra sao, hãy cùng theo dõi ở bài viết này nhé!
Bạn đang đọc: Chụp X quang là gì và ứng dụng trong lĩnh vực y tế
1. Chụp X quang là gì?
1.1. X quang hay tia X được hiểu như thế nào?
Để giải đáp cho câu hỏi “chụp X quang là gì”, trước hết chúng ta cần hiểu về X quang, hay còn có tên gọi khác là tia X.
X quang là một loại bức xạ mang năng lượng cao. X quang có khả năng đâm xuyên rất mạnh, truyền qua được nhiều loại vật chất kể cả những bề mặt cứng như gỗ hay kim loại. Chúng cũng có khả năng làm phát quang một số chất và tác dụng mạnh lên kính ảnh.
1.2. Chụp X quang là gì?
Chụp X quang là phương pháp sử dụng máy chụp X quang có khả năng phát ra và chiếu các chùm tia X quang lên đối tượng nhằm dựng lại hình ảnh để khảo sát.
Các chùm tia X xuất phát từ máy chụp X quang sẽ đi xuyên qua bề mặt đối tượng, ví dụ như cơ thể người, rồi tiếp tục xuyên qua các bộ phận bên trong và cuối cùng sẽ tạo thành ảnh chụp trên các tấm phim đen trắng.
Các chùm tia X từ máy chụp X quang đi xuyên qua cơ thể và tác động lên kính ảnh
2. Ứng dụng của chụp X quang trong lĩnh vực y tế
2.1. Ứng dụng của chụp X quang là gì?
Nhờ khả năng đâm xuyên mạnh và ghi lại hình ảnh trên phim, chụp X quang là ứng dụng rất phổ biến trong y học. Kỹ thuật này nắm giữ một vai trò vô cùng quan trọng trong việc phát hiện và chẩn đoán rất nhiều bệnh lý, đặc biệt là các bệnh liên quan đến cơ xương khớp, tim mạch và hô hấp.
Lý giải cho ứng dụng thực tế này cũng khá đơn giản.
Khi sử dụng máy chụp X quang để chiếu lên cơ thể người ở một vị trí cố định, chùm tia X sẽ đi qua da rồi xuyên qua các mô mềm, dịch chất.
Khi gặp một số mô cứng hơn như xương, sụn, khớp thì tia X bị cản lại và tác động lên kính ảnh. Do đó những mô cứng này sẽ bộc lộ rất rõ ràng trên phim X quang đen trắng.
Nhờ có những hình ảnh vừa thu được sau khi thực hiện chụp X quang, các bác sĩ có thể dễ dàng phát hiện ra những tổn thương không thể nào quan sát được bằng mắt thường.
Có thể kể đến một số trường hợp chẩn đoán bệnh cụ thể sử dụng phương pháp chụp X quang như sau:
- Kiểm tra các bộ phận bị đau bất thường, bị đau do va đập, tai nạn, chấn thương
- Kiểm tra tình trạng răng, hàm trước khi nhổ răng, trồng răng, nắn chỉnh răng,…
- Chẩn đoán các bệnh về cơ xương khớp như gãy xương, viêm nhiễm, thoái hóa khớp, u xương,…
- Phát hiện các bệnh về hô hấp (viêm phổi, ung thư phổi, tràn dịch màng phổi,…)
- Phát hiện bệnh lý tim mạch, bệnh lý sỏi tiết niệu và nhiều các bệnh lý khác
- Theo dõi tình trạng bệnh và đánh giá hiệu quả điều trị bệnh
2.2. Thực hiện chụp X quang như thế nào?
Khi được bác sĩ chỉ định chụp X quang, người bệnh sẽ được đưa vào phòng chụp X quang.
Sau đó, kỹ thuật viên phòng chụp sẽ yêu cầu và hướng dẫn người bệnh ngồi, nằm hoặc đứng theo một vài tư thế nhất định để tiến hành chụp chiếu.
Với một số kỹ thuật đặc thù như chụp X quang phổi, để mang lại hiệu quả cao nhất, có thể người bệnh sẽ được yêu cầu nín thở cho đến khi thao tác hoàn thành.
Phim X quang thường được đặt ở phía sau bộ phận cần chụp để khi chùm tia X đi qua sẽ bị giữ lại một phần.
Nếu số lượng tia X được chiếu đến phim càng nhiều thì hình ảnh thu được sẽ càng đen. Điều này đồng nghĩa với việc các bộ phận có tính chất cản tia X như xương, khớp, sụn sẽ cho hình ảnh màu trắng, còn các bộ phận rỗng hoặc chứa đầy khí như phổi sẽ cho hình ảnh màu đen.
Mọi thao tác chụp X quang đều phải được thực hiện trong điều kiện an toàn, đảm bảo chặt chẽ các tiêu chuẩn về trang thiết bị và kỹ năng của kỹ thuật viên.
Tìm hiểu thêm: Nội soi đại tràng là gì? Bạn cần biết gì và cần chuẩn bị gì?
Các mô cứng như xương, khớp được hiển thị rất rõ nét trên phim chụp X quang
2.3. Cần chuẩn bị gì khi chụp X quang?
Chụp X quang là một kỹ thuật có quy trình và thao tác khá đơn giản, nhanh gọn nên bạn không cần chuẩn bị quá nhiều khi thực hiện. Để đảm bảo hiệu quả chụp, bạn nên lưu ý một số thông tin dưới đây:
- Để lộ vị trí cần chụp, mặc trang phục nhẹ nhàng hoặc mặc áo choàng được bệnh viện trang bị sẵn. Việc này sẽ giúp cho tia X dễ dàng đi qua và ghi lại hình ảnh rõ nét nhất trên phim chụp X quang.
- Không đeo trang sức, phụ kiện bằng kim loại trong quá trình chụp X quang vì chúng sẽ ảnh hưởng đến sự hoạt động của máy chụp X quang.
- Bác sĩ có thể chỉ định tiêm hoặc uống thuốc chống cản quang trong một vài trường hợp cụ thể nếu kết quả xét nghiệm cho thấy điều đó là cần thiết.
- Bác sĩ sẽ tiến hành tháo thụt, rửa sạch ruột trước khi chụp X quang các bộ phận liên quan đến đường tiêu hóa như thực quản, dạ dày, tá tràng, đại tràng,…
3. Ưu và nhược điểm của chụp X quang trong y học
3.1. Ưu điểm
Như đã đề cập ở trên, chụp X quang có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc chẩn đoán và điều trị rất nhiều loại bệnh.
Dưới đây là một số ưu điểm mà phương pháp này có thể mang lại:
- Cho kết quả với độ chính xác cao
- Thực hiện dễ dàng, nhanh chóng
- Chi phí tương đối thấp
- Sử dụng được cho nhiều bộ phận trên cơ thể với nhiều đối tượng bệnh nhân
>>>>>Xem thêm: Siêu âm ổ bụng thực hiện được nhiều trong một lần siêu âm
Dựa vào hình ảnh thu được từ kỹ thuật chụp X quang, bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh chính xác hơn
3.2. Nhược điểm
Tuy nhiên, chụp X quang cũng có nhược điểm là có thể ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi nên thường chống chỉ định cho phụ nữ mang thai.
Trong các trường hợp bắt buộc phải chụp để chẩn đoán bệnh hoặc kiểm tra vết thương do tai nạn đột xuất thì phải theo sát hướng dẫn của các bác sĩ chuyên khoa.
Ngoài ra, nếu chụp X quang liên tục nhiều lần trong một khoảng thời gian ngắn, người bệnh có thể gặp phải một số tổn thương không mong muốn như bỏng da, rụng tóc hay ảnh hưởng đến một số chức năng sinh lý. Chính vì vậy, bạn chỉ nên chụp X quang khi có chỉ định cụ thể của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý lạm dụng.
Hơn nữa, bạn cũng nên lựa chọn các bệnh viện hoặc cơ sở y tế uy tín, được trang bị đầy đủ các trang thiết bị hiện đại và đảm bảo được các tiêu chuẩn an toàn trong việc thực hiện kỹ thuật chụp X quang để hạn chế tối đa các tác động có hại của tia X lên cơ thể.
Nói một cách ngắn gọn, chụp X quang được ứng dụng trong lĩnh vực y tế mang đến rất nhiều lợi ích không thể bàn cãi cho cả người bệnh và các bác sĩ. Khi đi khám và được yêu cầu thực hiện chụp X quang thì bạn cũng đừng lo lắng gì nhé!