Chụp X quang nguy hiểm tới mức nào?

Chụp X quang nguy hiểm tới mức nào là nỗi lo lắng khiến nhiều người e ngại khi cần thực hiện loại xét nghiệm này. Đây là một xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh rất phổ biến để khảo sát xương và một số mô khác.

Bạn đang đọc: Chụp X quang nguy hiểm tới mức nào?

Chụp X quang nguy hiểm tới mức nào?

Chụp X quang nguy hiểm tới mức nào là nỗi lo lắng khiến nhiều người e ngại khi cần thực hiện loại xét nghiệm này.

X quang là một loại bức xạ năng lượng cao. Máy chụp X quang sẽ phát ra các chùm tia X, các tia này xuyên qua các mô mềm và thành phần dịch trong cơ thể dễ dàng. Ngược lại các mô đặc như xương sẽ cản tia X lại, từ đó bác sĩ có thể quan sát được hình ảnh xương, răng… Tuy nhiên có một số người lại lo lắng rằng việc chụp X quang không an toàn vì tiếp xúc với bức xạ có thể gây đột biến tế bào dẫn tới ung thư. Vậy thực chất chụp X quang nguy hiểm như thế nào?
Trước hết cần hiểu lượng bức xạ mà cơ thể người bệnh tiếp xúc khi chụp X quang còn phụ thuộc vào mô hoặc các cơ quan được kiểm tra. Độ nhạy cảm của bức xạ cũng phụ thuộc vào độ tuổi của người cần chụp X quang, thông thường trẻ em sẽ nhạy cảm hơn so với người lớn.
Nhìn chung lượng bức xạ tiếp xúc trong quá trình chụp X quang là rất thấp và lợi ích mà việc chụp X quang mang lại cao hơn so với những rủi ro mà người bệnh có thể gặp phải. Lưu ý người đang mang thai hoặc nghi ngờ có thai, cần thông báo cho bác sĩ trước khi tiến hành chụp X quang. Mặc dù ảnh hưởng của tia X tới thai nhi là rất nhỏ nhưng bác sĩ có thể sẽ đề xuất một phương pháp xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh khác, an toàn hơn cho phụ nữ có thai, chẳng hạn như siêu âm.

Tìm hiểu thêm: Vai trò của nội soi phế quản trong sàng lọc bệnh lý đường hô hấp

Chụp X quang nguy hiểm tới mức nào?

>>>>>Xem thêm: Khi nào nên chụp MRI khớp vai? Cần lưu ý gì?

Nhìn chung lượng bức xạ tiếp xúc trong quá trình chụp X quang là rất thấp và lợi ích mà việc chụp X quang mang lại cao hơn so với những rủi ro mà người bệnh có thể gặp phải.

Với những trường hợp chụp X quang có cản quang có thể gặp phải các tác dụng phụ như:

  • Cơ thể nóng, đỏ bừng
  • Miệng có vị kim loại
  • Chóng mặt
  • Buồn nôn
  • Ngứa
  • Nổi mề đay

Ngoài ra còn có một số phản ứng cực kỳ nghiêm trọng như:

  • Huyết áp thấp
  • Sốc phản vệ
  • Ngừng tim

Tuy nhiên người bệnh cũng không nên quá lo lắng bởi nguy cơ xảy ra các tác dụng phụ này là rất thấp.
Để đảm bảo an toàn khi chụp X quang, người bệnh nên lựa chọn những địa chỉ, cơ sở y tế uy tín, được trang bị đầy đủ máy móc, hệ thống phòng chụp đảm bảo đạt tiêu chuẩn an toàn do Bộ Y tế và tổ chức thế giới đề ra.
Mặc dù chụp X quang là an toàn nhưng tuyệt đối không nên lạm dụng, chỉ nên chụp X quang khi cần thiết và có sự chỉ định của bác sĩ.
Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc có thắc mắc cần giải đáp về chụp X quang,  xin vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 1900 55 88 92 hoặc hotline: 0936 388 288.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *