Chụp X quang ở đâu tốt? Lưu ý gì khi chụp X quang?

Chụp X quang là kĩ thuật chẩn đoán hình ảnh dễ thực hiện và được áp dụng phổ biến trong quá trình thăm khám. Phương pháp này hỗ trợ phát hiện sớm các bệnh lý xương khớp, hô hấp, tiêu hóa, tim mạch,… Vậy thực hiện chụp X quang ở đâu tốt? Cần lưu ý những điểm gì khi thực hiện chụp X quang? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Bạn đang đọc: Chụp X quang ở đâu tốt? Lưu ý gì khi chụp X quang?

1. Tìm hiểu về chụp X quang

1.1. Định nghĩa

Chụp X quang là kĩ thuật chẩn đoán hình ảnh được áp dụng phổ biến trong nhiều thập kỉ. Phương pháp này tạo ra những hình ảnh rõ nét về hệ cơ xương và các mô trong cơ thể, hỗ trợ bác sĩ chẩn đoán, theo dõi và điều trị nhiều bệnh lý khác nhau. Đặc biệt là các bệnh lý xương khớp, tim mạch và hô hấp.

Máy X quang sử dụng bức xạ ánh sáng hoặc sóng vô tuyến. Một ống đặc biệt lắp trong máy sẽ tạo ra các chùm tia X có bức xạ cao, được các mô trong cơ thể hấp thụ ở mức độ khác nhau. Cụ thể các mô dày đặc như xương sẽ chặn hầu hết tia bức xạ, trong khi các mô mềm như cơ hoặc mỡ chặn ít hơn.

Sau khi đi qua cơ thể, chùm tia X sẽ chiếu vào một tấm phim hoặc máy dò đặc biệt. Các mô chặn lượng bức xạ cao như xương hiển thị trên ảnh chụp là màu trắng. Các mô mềm chặn ít bức xạ hơn hiển thị là màu xám. Những khối u thường dày đặc hơn các mô xung quanh, do đó chúng hiển thị là màu xám nhạt hơn. Các cơ quan chủ yếu là không khí như phổi hiển thị màu đen.

Chụp X quang ở đâu tốt? Lưu ý gì khi chụp X quang?

Hình ảnh X quang hiển thị trực tiếp trên máy tính.

1.2. Ứng dụng

X quang có thể được chỉ định trong thăm khám tại cái cơ quan sau:

– Xương khớp chi dưới: Cổ chân, bàn chân, xương đùi, khớp gối, khớp háng, khung chậu.

– Xương khớp chi trên: Cổ tay, bàn tay, khuỷu tay, cẳng tay, cánh tay, xương bả vai, xương đòn.

– Lồng ngực: Tim, phổi, khớp ức đòn, xương sườn, xương ức.

– Hệ tiêu hóa: Thực quản, ruột non, đại tràng, dạ dày – tá tràng, đường mật – túi mật.

– Hệ tiết niệu: Thận, bàng quang.

– Hệ sinh dục: Tử cung – vòi trứng, tuyến vú.

– Cột sống: Cột sống cổ, thắt lưng, ngực, xương cùng.

– Xương sọ mặt: Sọ, nền sọ, hố mắt, xương gò má, xương chũm, tai xương chũm, xương chính mũi, mỏm châm, hàm dưới, răng.

2. Quy trình chụp X quang diễn ra như thế nào?

2.1. Quy trình chụp

Quy trình chụp X quang cơ bản sẽ diễn ra như sau:

Trước khi chụp

Quy trình chụp X quang khá đơn giản và không cần chuẩn bị quá nhiều trước khi chụp. Bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thay áo của bệnh viện và tháo bỏ đồ trang sức hoặc vật dụng kim loại khỏi cơ thể. Nếu trong người bạn có các thiết bị y tế kim loại như ốc tai điện tử, van tim nhân tạo, khớp nhân tạo,… hãy thông báo với bác sĩ để tìm hướng xử lý bởi những đồ vật này có thể chặn tia X đi qua cơ thể và cho kết quả X quang sai lệch.

Trong một vài trường hợp, bạn cần dùng thuốc cản quang trước khi chụp X quang để cải thiện chất lượng hình ảnh trên phim chụp. Thuốc có thể chứa các hợp chất iốt hoặc bari.

Nếu bạn chụp X quang kiểm tra hệ tiêu hóa, bác sĩ có thể chỉ định bạn nhịn ăn trong một khoảng thời gian nhất định trước khi chụp để đảm bảo kết quả chính xác.

Trong khi chụp

Khi bạn đã chuẩn bị xong, kĩ thuật viên sẽ hướng dẫn bạn cách đặt vị trí cơ thể để có hình ảnh rõ ràng. Bạn có thể được yêu cầu nằm, ngồi hoặc đứng trong quá trình chụp. Dù ở tư thế nào, bạn cần giữ cơ thể bất động để hình ảnh được rõ ràng nhất.

Sau khi chụp

Sau khi quá trình chụp kết thúc, tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của bạn, bác sĩ sẽ khuyên bạn sinh hoạt bình thường hoặc ngồi nghỉ trong lúc chờ kết quả. Khi nhận được hình chụp X quang, bác sĩ sẽ xem xét và yêu cầu bạn thực hiện thêm các chẩn đoán hình ảnh khác như MRI hoặc CT nếu cần thiết.

Tìm hiểu thêm: Chụp cắt lớp não là thế nào, có nguy hiểm không?

Chụp X quang ở đâu tốt? Lưu ý gì khi chụp X quang?

Quá trình chụp X quang diễn ra đơn giản và nhanh chóng.

2.2. Lưu ý khi thực hiện

Trước khi thực hiện chụp X quang, bạn cần lưu ý những điểm sau:

– Không được tự ý chụp X quang mà cần chỉ định của bác sĩ để đảm bảo chỉ thực hiện khi cần thiết và an toàn cho sức khỏe. Bên cạnh đó, bạn nên lựa chọn chụp X quang tại những cơ sở y tế trang bị máy móc hiện đại để có kết quả tối ưu.

– Không đeo hay mang trên người đồ dùng bằng kim loại.

– Nếu bạn đang mang thai hoặc nghi ngờ mang thai, hãy thông báo với bác sĩ để được chỉ định một phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác như siêu âm hoặc MRI.

Tuy nhiên, hiện nay nếu có chỉ định chụp X quang từ bác sĩ, người bệnh có thể yên tâm. Bởi với kỹ thuật X quang liều thấp hiện nay, sức khỏe người được chụp sẽ không bị ảnh hưởng.

3. Giải đáp: Chụp X quang ở đâu tốt?

3.1. Các tiêu chí nhận biết chụp x quang ở đâu tốt

– Đội ngũ bác sĩ trình độ cao

Đây là yếu tố bạn cần chú trọng trong quá trình tìm hiểu về địa chỉ thực hiện chụp x quang.

– Trang thiết bị

Địa chỉ bạn tìm hiểu sử dụng thiết bị, công nghệ nào để thực hiện chụp x quang? Họ có những biện pháp nào đảm bảo sức khỏe, cản bớt tia X trong quá trình chụp chiếu? Hãy tìm hiểu kĩ những vấn đề này trước khi ra quyết định.

– Cơ sở vật chất

Bạn nên lựa chọn những địa chỉ y tế có không gian rộng rãi, quy trình làm việc khép kín để đảm bảo trải nghiệm thăm khám dễ dàng, nhanh chóng và an toàn.

3.2. Chụp X quang ở đâu tốt, an toàn, chính xác?

Như đã nói, việc lựa chọn một cơ sở y tế uy tín để tiến hành chụp X quang rất quan trọng. Nếu bạn vẫn đang phân vân với các lựa chọn của mình thì Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI sẽ là một gợi ý đáng cân nhắc.

Thu Cúc TCI đã và đang sử dụng hệ thống chụp X quang kỹ thuật số hiện đại trong sàng lọc, thăm khám và điều trị – đảm bảo cho hình ảnh rõ nét, đánh giá chính xác tổn thương và giúp bác sĩ lên phác đồ điều trị phù hợp nhất. Ngoài ra, đến với Thu Cúc TCI, bạn sẽ được trải nghiệm quy trình thăm khám khép kín, an toàn cùng đội ngũ y bác sĩ dày dặn kinh nghiệm, hỗ trợ tối đa trong chẩn đoán và phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường.

Chụp X quang ở đâu tốt? Lưu ý gì khi chụp X quang?

>>>>>Xem thêm: Chụp CT phổi cần chuẩn bị gì trước khi thực hiện

Thu Cúc TCI tự hào là địa chỉ được đông đảo người dân tin chọn.

Hi vọng qua bài viết trên, bạn đã bỏ túi được một địa chỉ thăm khám đáng tin cậy. Hãy chủ động khám sức khỏe định kỳ để bảo vệ bản thân và gia đình hiệu quả nhé!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *