Chụp X quang tại phổi là một phương pháp chẩn đoán hình ảnh có ý nghĩa lớn trong sàng lọc và phát hiện những bất thường tại các vị trí khác nhau của phổi. Vậy chụp X quang phổi là gì? Phương pháp này giúp phát hiện được bệnh lý nào? Cần lưu ý gì trước khi chụp? Tham khảo bài viết sau để giải đáp thắc mắc nhé!
Bạn đang đọc: Chụp X quang phổi giúp phát hiện những bệnh lý nào?
1. Chụp X quang phổi là gì? Ưu điểm và hạn chế của phương pháp này
1.1. Giải đáp: Chụp X quang tại phổi là gì?
Chụp X quang phổi là phương pháp thường gặp trong quá trình sàng lọc các bệnh lý liên quan tới phổi. Với kỹ thuật này, người bệnh sẽ được hướng dẫn đứng trước tấm chứa phim X quang hoặc một đầu thu đặc biệt để ghi lại hình ảnh của tim, phổi, đường thở, mạch máu và hạch bạch huyết.
Chụp X quang còn có một số vai trò khác như:
– Tầm soát và chẩn đoán bệnh lý.
– Hỗ trợ lên phác đồ điều trị nội và ngoại khoa.
– Hướng dẫn và theo dõi suốt quá trình điều trị bệnh.
Chụp X quang là phương pháp chỉ định thường gặp trong quá trình sàng lọc các bệnh lý liên quan tới phổi
1.2. Ưu điểm của chụp X quang phổi
– Kỹ thuật được thực hiện nhanh chóng, an toàn, không đau, không xâm lấn tới cơ thể.
– Phát hiện và đánh giá sơ bộ những tổn thương tại phổi, lồng ngực và bệnh lý về tim như: Tràn dịch màng phổi, viêm phổi, ung thư phổi hay gãy xương sườn…
– Tiết kiệm chi phí
1.3. Hạn chế của chụp X quang phổi
– Không phát hiện được những tổn thương nhỏ của phổi ở giai đoạn đầu của bệnh lý.
– Khi thực hiện chụp X quang, các tổn thương tại phổi có thể bị che bởi bóng tim, xương sườn
– Đối với tổn thương ở vị trí đỉnh phổi chụp X-quang chưa là kỹ thuật tối ưu nhất.
– Phương pháp này bắt buộc phải sử dụng tia bức xạ X , tia này nếu sử dụng nhiều sẽ gây ảnh hưởng tới con người. Đối với phụ nữ có thai, phương pháp này có thể gây những tác hại nhất định cho thai nhi.
2. Giải đáp: Chụp X quang phổi giúp phát hiện những bệnh lý nào?
Máy chụp X quang sẽ chiếu tia X vào người bệnh, tia X sẽ xuyên qua các cơ quan của lồng ngực và thu lại hình ảnh của tim, phổi, xương lồng ngực… Dựa vào kết quả hình ảnh, bác sĩ có thể xác định và chẩn đoán sớm một số bệnh lý như:
2.1. Tràn dịch màng phổi
Hình ảnh chụp X quang của tràn dịch màng phổi có một số đặc điểm như: Mờ đậm đồng đều, bờ rõ, không có hiện tượng co kéo.
Trường hợp tràn dịch nhiều, trên phim chụp X quang sẽ thấy mờ đều toàn bộ một bên phổi.
Trường hợp tràn dịch ít, trên phim chụp sẽ thấy đường cong có phái lõm quay lên trên (đường cong Damoiseau)
2.2. Tràn khí màng phổi
Trường hợp tràn khí màng phổi nhiều sẽ tạo ra chứng tràn khí màng phổi trên lâm sàng.
Tùy vào mức độ tràn khí nhiều hay ít mà trên phim X quang có thể thấy phổi bị xẹp nhiều hay ít. Đối với trường hợp nghi ngờ tràn khí màng phổi nhưng trên phim chụp màng phổi thẳng không phát hiện được thì tiến hành chụp phim phổi nghiêng. Trường hợp nhiều, nhu mô phổi co rúm thành một cục nhỏ ở rốn phổi bên tràn khí.
2.3. Viêm phổi
Đây là hiện tượng viêm nhiễm của nhu phổi do vi khuẩn, virus gây ra.
Hình ảnh chụp X quang viêm phổi thùy sẽ có một đám mờ tại một thùy hoặc một phân thùy, có hình tam giác với đáy quay ra ngoài và đỉnh quay vào trong.
2.4. Lao phổi
Tùy vào mỗi loại lao phổi mà kết quả hình ảnh sẽ có những sự khác nhau, cụ thể như:
– Lao sơ nhiễm: Hình ảnh chụp X quang sẽ có hình quả tạ được tạo nên bởi ổ sơ nhiễm lao, viêm hạch phổi rốn và đường bạch mạch.
– Lao thâm nhiễm sớm: Ảnh chụp X quang sẽ xuất hiện đám mờ không đồng đều, ranh giới không rõ ở vùng trên phổi.
– Lao phổi mạn tính: Phim X quang có hình nốt, hình xơ hoặc co kéo xẹp phổi.
2.5. Ung thư phổi
Đối với ung thư phổi thì chụp X quang phổi là danh mục khám cận lâm sàng rất quan trọng trong chẩn đoán ung thư:
– Kết quả hình ảnh trực tiếp: Đám mờ thường có đường kính trên 3cm, bờ không rõ, có múi hoặc tua gai. Ít thấy có vôi hóa trong đám mờ, nếu có thì thường lệch tâm.
– Kết quả hình ảnh gián tiếp: Khối u chèn ép vào đường thở tạo hình ảnh “khí cạm”, xẹp phổi, viêm phổi dưới chỗ chít hẹp hoặc gây chèn ép thần kinh hoàng gây liệt hoành…
Ngoài ra, qua hình ảnh phim chụp X quang cũng có thể gợi ý các dấu hiệu của ung thư phổi bao gồm: Ung thư phổi di căn thể kê, ung thư phổi di căn thể thả bóng, ung thư phổi nguyên phát.
bệnh gì
Tìm hiểu thêm: Chụp MRI có cần nhịn ăn không và các lưu ý khác
X quang phổi là danh mục khám cận lâm sàng rất quan trọng trong chẩn đoán ung thư
3. Chụp X quang và những điều cần lưu ý
Phương pháp chụp X quang tuy là một phương pháp không gây xâm lấn, không gây cảm giác khó chịu đối với người thực hiện, tuy nhiên người bệnh cần lưu ý một số điều sau:
– Người bệnh nữ cần phải thông báo với bác sĩ và kỹ thuật viên trước khi tiến hành chụp nếu có thai hoặc nghi ngờ có thai để tránh ảnh hưởng tới thai nhi
– Bệnh nhân cần mặc đồ nhẹ hoặc sử dụng áo choàng chuyên dụng để thực hiện chụp.
– Tháo bỏ các vật dụng ảnh hưởng tới kết quả hình ảnh phim chụp.
– Nếu người bệnh được chỉ định tiêm thuốc cản quang, bệnh nhân và người nhà sẽ nhận tư vấn từ bác sĩ và cần ký cam kết trước khi tiêm thuốc. Các mẹ đang trong quá trình cho con bú có thể cho con bú lại 24h sau khi tiêm thuốc cản quang.
– Với những kỹ thuật chụp đặc biệt người bệnh cần có sự chuẩn bị theo yêu cầu của bác sĩ.
>>>>>Xem thêm: Giúp bạn giải đáp khi nào thì chụp MRI
Người bệnh nên nắm rõ một số lưu ý để đảm bảo kết quả chính xác
Ngoài việc tìm hiểu thông tin về kỹ thuật chụp X quang, bạn cũng nên lựa chọn cho mình một địa chỉ thăm khám chất lượng và uy tín để quá trình thăm khám bệnh đảm bảo an toàn.
Hệ thống y tế Thu Cúc TCI hiện đang là một địa chỉ nhận được nhiều sự tin tưởng từ rất nhiều khách hàng. Với hơn 1 thập kỳ hoạt động trong lĩnh vực y tế, Thu Cúc TCI đã dần khẳng định được vị thế của mình bởi:
– Đội ngũ bác sĩ chuyên gia có trình độ chuyên môn cao với nhiều năm kinh nghiệm.
– Trang thiết bị y tế, hệ thống máy móc hiện đại, liên tục được trang bị đầy đủ giúp hỗ trợ quá trình thăm khám được nhẹ nhàng và nhanh chóng.
– Đội ngũ lễ tân, điều dưỡng chuyên nghiệp, nhiệt tình, chu đáo giúp quá trình thăm khám được đơn giản hơn.
Do vậy, bạn nên lưu ý để lựa chọn cơ sở thăm khám uy tín, chất lượng để có thể đảm bảo được độ chính xác của kết quả. Từ đó giúp bạn có thể theo dõi được tình trạng và chủ động bảo vệ được sức khỏe của bản thân mình!