Chuyên gia giải đáp: Bệnh tay chân miệng khi nào cần nhập viện?

Bệnh tay chân miệng ở trẻ em có nhiều cấp cấp độ với những mức nguy hiểm khác nhau. Do đó, rất nhiều ông bố, bà mẹ thắc mắc không biết bệnh tay chân miệng khi nào cần nhập viện để tránh gây biến chứng nguy hiểm cho trẻ? Trong bài viết bên dưới, chúng tôi sẽ giải đáp kỹ hơn thắc mắc này cho các bậc phụ huynh.

Bạn đang đọc: Chuyên gia giải đáp: Bệnh tay chân miệng khi nào cần nhập viện?

1. Đôi nét về căn bệnh tay chân miệng ở trẻ em

Bệnh tay chân miệng là căn bệnh lây nhiễm do virus cấp tính tên là Enterovirus 71 và Coxsackievirus gây ra. Bệnh này dễ dàng lây lan qua đường tiêu hóa hoặc tiếp xúc trực tiếp với phân, dịch tiết nước bọt,… của trẻ mắc tay chân miệng.

Theo số liệu thống kê, trẻ dưới 10 tuổi là đối tượng dễ mắc phải bệnh tay chân miệng nhất. Ở Việt Nam, bệnh này có thể xuất hiện ở mọi thời điểm trong năm, tuy nhiên từ tháng 3 – 5 và 9 – 12 là lúc số ca mắc tay chân miệng tăng mạnh hơn cả.

Chuyên gia giải đáp: Bệnh tay chân miệng khi nào cần nhập viện?

Rất nhiều trẻ bị bệnh tay chân miệng

2. Dấu hiệu đặc trưng của bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ

Theo các chuyên gia, dấu hiệu nhận biết của bệnh tay chân miệng ở trẻ em có thể thông qua 4 giai đoạn cụ thể như sau:

2.1. Giai đoạn ủ bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ

Giai đoạn ủ bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ thường diễn ra trong khoảng 3 – 7 ngày. Lúc này, trẻ em vẫn chưa xuất hiện những dấu hiệu cụ thể.

2.2. Giai đoạn khởi phát bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ

Giai đoạn khởi phát bệnh tay chân miệng thường diễn ra trong khoảng 1 – 2 ngày với những dấu hiệu như mệt mỏi, sốt nhẹ, biếng ăn, đau họng, tiêu chảy một vài lần trong ngày.

2.3. Giai đoạn toàn phát bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ

Giai đoạn toàn phát bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ thường kéo dài từ 3 – 10 ngày với những dấu hiệu điển hình như:

– Loét miệng: Phỏng nước hoặc vết loét đỏ với đường kính từ 2 – 3mm ở lợi, niêm mạc miệng, lưỡi, khiến trẻ đau miệng, bỏ bú, bỏ ăn,…

– Phát ban dạng phỏng nước: Lúc đầu chỉ là những nốt ban hồng có đường kính vài mm và nổi trên bề mặt da ở lòng bàn chân, lòng bàn tay, mông, miệng của trẻ, sau đó trở thành bóng nước chứa đầy chất dịch. Khi vỡ ra, chúng sẽ để lại vết thâm, khiến trẻ cảm thấy đau đớn nhưng rất hiếm khi loét hoặc bội nhiễm.

– Trẻ nhỏ có thể bị sốt nhẹ và nôn.

– Nếu trẻ sốt cao và bị nôn nhiều có thể sẽ gây ra những biến chứng liên quan đến hệ thần kinh, đường hô hấp, tim mạch.

2.4. Giai đoạn lui bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ

Giai đoạn lui bệnh tay chân miệng thường kéo dài từ 3 – 5 ngày. Sau đó, trẻ sẽ phục hồi hoàn toàn nếu không xảy ra biến chứng.

Tìm hiểu thêm: Trẻ đi ngoài nhiều lần do đâu, nên xử trí ra sao?

Chuyên gia giải đáp: Bệnh tay chân miệng khi nào cần nhập viện?

Bệnh tay chân miệng được chia thành 4 giai đoạn khác nhau

3. Giải đáp thắc mắc: Bệnh tay chân miệng khi nào cần nhập viện?

Khi trẻ bị bệnh tay chân miệng, bố mẹ cần phải theo dõi sát sao vì sức đề kháng của bé yếu lại chưa biết cách tự bảo vệ bản thân. Do đó, nếu trẻ xuất hiện dấu hiệu nào hoặc bố mẹ nghi ngờ con bị tay chân miệng, thì hãy dành nhiều thời gian để chăm sóc và chú ý đến hoạt động của trẻ.

Bố mẹ cũng cần phải ghi nhớ một điều rằng, nếu không được điều trị kịp thời, bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ có nguy cơ gây ra những biến chứng nguy hiểm, thậm chí là tử vong. Vì vậy, khi con xuất hiện những dấu hiệu nghiêm trọng sau đây, bố mẹ cần phải nhanh chóng cho con nhập viện ngay lập tức:

Chuyên gia giải đáp: Bệnh tay chân miệng khi nào cần nhập viện?

>>>>>Xem thêm: Bé 3 tuổi ho, thở khò khè – Dấu hiệu viêm phế quản ở trẻ?

Bệnh tay chân miệng khi nào cần phải nhập viện là thắc mắc của nhiều bố mẹ

3.1. Trẻ quấy khóc liên tục và kéo dài

khi bị bệnh tay chân miệng, trẻ sẽ quấy khóc vì những bóng nước, mụn nước trên cơ thể gây đau đớn và khó chịu. Nếu thấy con quấy khóc liên tục và kéo dài, bố mẹ không được chủ quan vì tình trạng này sẽ khiến trẻ mệt mỏi, mất sức, thậm chí là bị nhiễm độc thần kinh.

3.2. Trẻ bị sốt cao liên tục trong 2 ngày không hạ

Nếu trẻ bị sốt cao trên 38,5 độ C và liên tục trong suốt 2 ngày mà không khỏi, kể cả khi đã dùng các biện pháp hạ sốt thì bố mẹ phải nhanh chóng cho con vào viện để bác sĩ thăm khám, tư vấn phương pháp điều trị kịp thời. Bố mẹ tuyệt đối không được tự ý cho con sử dụng thuốc hạ sốt khi chưa có sự tư vấn của bác sĩ.

3.3. Trẻ hay giật mình và hoảng hốt

Sốt cao, quấy khóc và giật mình cho thấy khả năng trẻ bị nhiễm độc thần kinh là rất cao. Vì vậy, nếu trẻ giật mình trong lúc ngủ và lúc chơi thì bố mẹ cần nhanh chóng đưa con đến viện ngay.

Hy vọng với những thông tin trên đây, bố mẹ đã hiểu rõ bệnh tay chân miệng khi nào cần phải nhập viện để được bác sĩ điều trị kịp thời và hiệu quả. Bởi vì chỉ có như vậy trẻ mới mau chóng khỏi bệnh.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *