Chụp CT được biết đến là phương pháp phổ biến trong việc chẩn đoán hình ảnh giúp bác sĩ chẩn đoán và điều trị bệnh một cách chính xác nhất. Tuy nhiên, rất nhiều mẹ bầu lại lo lắng về những ảnh hưởng của tia X với thai nhi, nhất là khi chụp CT khi không biết mình đang mang thai. Vậy trên thực tế, chụp CT có ảnh hưởng đến thai nhi hay không?
Bạn đang đọc: Chuyên gia giải đáp: Chụp CT có ảnh hưởng đến thai nhi hay không?
1. Tổng quan về chụp CT
Chụp CT có tên đầy đủ là Computed Tomography Scan hay còn được gọi là chụp cắt lớp vi tính. Đây là kỹ thuật sử dụng nhiều tia X để quét lên một khu vực trên cơ thể của con người. Hướng quét của tia X là theo lát cắt ngang rồi được xử lý qua phần mềm máy tính để dựng lên hình ảnh 2 – 3 chiều của bộ phận vừa chụp.
Hiện nay, chụp CT được ứng dụng vô cùng rộng rãi và được dùng để chẩn đoán những căn bệnh sau:
– Các căn bệnh liên quan đến sọ não như tụ dập máu não, u não, chảy máu não, phù não,…
– Chẩn đoán các bệnh lý vùng bụng, vùng đầu – mặt – cổ, vùng bụng, các bộ phận như xương, tim, mô mềm, khung chậu và mạch máu.
– Chụp CT 3D có công dụng cực cao trong việc định hướng phẫu thuật vì nó giúp định hướng chính xác khu vực bị tổn thương trong không gian 3 chiều. Phương pháp này cũng vô cùng quan trọng trong điều trị xạ trị và theo dõi sau phẫu thuật.
– Chụp CT vô cùng có ích trong phẫu thuật tạo hình cho các bệnh nhân bị dị tật bẩm sinh.
Trong quá trình chụp cắt lớp vi tính, để làm rõ dấu hiệu bất thường như khối u, bác sĩ chuyên khoa có thể dùng thuốc cản quang theo đường tiêu hóa hoặc đường tĩnh mạch để kết quả được chính xác nhất.
Chụp CT là phương pháp được ứng dụng vô cùng rộng rãi
2. Giải đáp thắc mắc: “Chụp CT có ảnh hưởng đến thai nhi không?”
Trên thực tế, trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, chúng ta vẫn phải đối mặt với các ảnh hưởng từ nguồn bức xạ xung quanh, chứ không riêng gì chụp CT. Vì vậy, việc tia X ảnh hưởng tới thai nhi là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng của nó ra sao còn phụ thuộc vào các yếu tố như liều lượng của tia X và tuổi thai.
Nếu mẹ bầu tiếp xúc trực tiếp với lượng lớn tia X với bức xạ lên tới hơn 5rad ở vùng bụng trong một khoảng thời gian ngắn thì thai nhi có nguy cơ mắc các dị tật bẩm sinh. Trường hợp nguy hiểm nhất do chụp CT là ở phần thân dưới của mẹ bầu như dạ dày, bụng, lưng, xương chậu, thận. Trong những trường hợp như vậy, thai nhi sẽ phải đối mặt với những nguy cơ như thai chậm phát triển hoặc hình thành ung thư ở giai đoạn sau này,…
Tuy nhiên, sự thật thì không phải lúc nào chụp CT cũng gây ảnh hưởng cho mẹ và thai nhi. Bởi vì tia X chỉ gây ảnh hưởng nhiều hơn khi mẹ bầu tiến hành chụp CT ở các bộ phận thân dưới, nhất là vùng bụng. Ngược lại, với những trường hợp chụp CT ở các bộ phận như cánh tay, đầu, chân thì mức độ ảnh hưởng lên mẹ bầu thai nhi là không đáng kể.
Để đánh giá được mức độ ảnh hưởng của chụp CT với thai nhi, các chuyên gia thường dựa vào mức độ phơi nhiễm và độ tuổi em bé trong bụng mẹ:
– Thai nhi từ 0 – 1 tuần tuổi: Tia X có khả năng làm chết phôi thai.
– Thai nhi từ 2 – 7 tuần tuổi: Tia X có khả năng gây ra một số dị tật hoặc khiến thai nhi chậm phát triển.
– Thai nhi từ 8 – 40 tuần tuổi: Tia X có khả năng gây ra các dị dạng, khiến thai nhi chậm phát triển, thậm chí có nguy cơ bị ung thư về sau.
Tìm hiểu thêm: Nên lựa chọn bệnh viện tầm soát ung thư nào?
Chụp CT có ảnh hưởng tới thai nhi không là thắc mắc của nhiều mẹ bầu
3. Làm thế nào để giảm thiểu rủi ro khi chụp CT khi mang thai?
Điều đầu tiên và quan trọng nhất chị em cần phải làm là thông báo ngay với bác sĩ nếu đang mang thai hoặc nghi ngờ mình đang mang thai. Bởi vì điều này vô cùng quan trọng với các quyết định điều trị bệnh của bác sĩ như kê đơn thuốc và phương thức điều trị. Đặc biệt là trong những tuần đầu của thai kỳ, cơ thể của mẹ bầu và thai nhi vô cùng nhạy cảm nên phải tránh những tác động không cần thiết từ bên ngoài.
Trong trường hợp mẹ bầu cần phải chụp CT, cần phải trao đổi kỹ với bác sĩ để hiểu rõ lý do tại sao phải sử dụng phương pháp này. Mục đích là để tránh tâm lý hoang mang, làm ảnh hưởng đến thai kỳ của chị em.
Trong trường hợp chị em chưa mang thai nhưng được chỉ định chụp CT thì phải mặc áo chì bảo hộ để bảo vệ bộ phận sinh sản của bản thân. Điều này sẽ giúp ngăn chặn ảnh hưởng đến gen và con cái của chị em trong tương lai.
>>>>>Xem thêm: Sinh mổ 4 lần có nguy hiểm không?
Mẹ bầu cần phải trao đổi kỹ với bác sĩ trong trường hợp bắt buộc phải chụp CT khi mang thai
Hy vọng bài viết của chúng tôi trên đây đã giúp mẹ bầu giải đáp được thắc mắc “Chụp CT có ảnh hưởng tới thai nhi hay không?”. Tốt nhất, các mẹ bầu nên hạn chế chụp CT tối đa để đảm bảo an toàn cho bản thân lẫn thai nhi.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.